Tình hình kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 48 - 52)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.5.Tình hình kinh tế-xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình phát triển ổn định. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong tỉnh khá sôi động với đủ các loại ngành nghề: công nghiệp, dịch vụ, sản xuất, vận tải, xây dựng. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng qua các năm. Kinh tế phát triển năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ.

Năm 2012, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn: vốn vay lãi suất cao, đầu tư công giảm, thời tiết không thuận lợi đã tác động không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân. Song với sự chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, của cán bộ, quân và dân trong tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; do vậy kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực:

Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 11,05%; sản xuất công nghiệp tăng 14,6% so với năm 2011; nông nghiệp phát triển ổn định; kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, du lịch phát triển khá; văn hóa - xã hội có tiến bộ, an sinh xã hội và đời sống nhân dân được đảm bảo; quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, công tác đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều tiến bộ.

Bảng 3.1: Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình (2009-2012)

STT Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012

Các chỉ tiêu về kinh tế

1 Tốc độ tăng trưởng GDP % 15,4 16,04 16,1 14,5

2 Tốc độ tăng GTSX công nghiệp - XD % 31,8 20,6 26,8 16,6 3 Tốc độ tăng GTSX nông, lâm, thủy sản % 2,92 3,02 2,5 2

4 Tốc độ tăng GTSX dịch vụ % 20,3 21 15,1 13,8

5 Cơ cấu kinh tế trong GDP

+ Công nghiệp - xây dựng % 47,2 47,4 47,7 48,5 + Nông, lâm, ngư nghiệp % 17,8 16,2 15,8 14,5

+ Dịch vụ % 35 36,4 36,5 37

6 Kim ngạch xuất, nhập khẩu Tr. USD

219,1 80 100 265

7 Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 2.664 3.100 3.383,6 2.850 8 Thu nhập bình quân đầu người/năm Tr.đồng 16,7 20,7 21,3 31

Các chỉ tiêu về văn hóa - xã hội

9 Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia

+ Mầm non % 49,2 50,3 60,5 58

+ Tiểu học % 11,5 13,2 25 25

+ THCS % 47 49 58 62

+ THPT % 12,1 14,8 25 22

10 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng % 19 17 15 15,8 11 Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề % 25 28 37 34 12 Tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí mới) % 15 12,3 10 9,3

Các chỉ tiêu về môi trường

13 Tỷ lệ dân số được dùng nước hợp vệ sinh

% 75 80 91

86

14 Tỷ lệ kiên cố hoá kênh mương % 85 90 93 94

(Nguồn: Cục thống kê Ninh Bình, Báo cáo số: 179/BC-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh Ninh Bình về Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu của năm 2013)

Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch. Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn toàn tỉnh năm 2012 tiếp tục đạt tốc độ tăng khá mặc dù nền kinh tế co sự suy thoái nặng nề. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 2% đạt mục tiêu đề ra. Khu vực công nghiệp xây dựng tăng 16,6% . Khu vực dịch vụ

tăng 13,8% thấp hơn mục tiêu 1,3%.

Về sản xuất công nghiệp, Ninh Bình có tiềm năng và thế mạnh phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng với số lượng nhà máy sản xuất xi măng nhiều trong đó nổi bật là các doanh nghiệp xi măng The Vissai, xi măng Hệ Dưỡng (công suất 3,6 triệu tấn/năm), xi măng Tam Điệp, xi măng Phú Sơn, xi măng Duyên Hà, xi măng Hướng Dương... Sản phẩm chủ lực của địa phương là sản xuất xi măng, đá, thép, vôi, gạch ...Tính đến năm 2010, Ninh Bình có 7 khu công nghiệp gồm: Gián Khẩu, Ninh Phúc, Tam Điệp, Phúc Sơn, Sơn Hà, Xích Thổ và Khánh Phú, 22 cụm công nghiệp với diện tích 880 ha. Các dự án thuộc khu công nghiệp lớn như: Nhà máy đạm Ninh Bình, Nhà máy xi măng The Vissai; Nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Thành Công; Nhà máy may xuất khẩu Nien Hsing; Nhà máy sản xuất gia công giày, dép xuất khẩu ADORA; Nhà máy xi măng Tam Điệp... Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 3.242 tỷ đồng, chiếm 33,6% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, nộp ngân sách Nhà nước 665 tỷ đồng, chiếm 22% thu ngân sách toàn tỉnh; kim ngạch xuất khẩu đạt 39,6 triệu USD, chiếm 49% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12.826 tỷ đồng, tăng 4.168 tỷ đồng so với thực hiện năm 2010. Năm 2012 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 14.133 tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2011 và đạt 93% kế hoạch cả năm. Về thu hút đầu tư, tỉnh hiện có những dự án công nghiệp với mức đầu tư lớn đang được triển khai xây dựng như: Nhà máy đạm Ninh Bình công suất 56 vạn tấn/năm, nhà máy sản xuất phụ tùng động cơ tàu thuỷ Vinashin, nhà máy sản xuất sôđa, nhà máy sản xuất phôi thép Ninh Bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số sản phẩm vượt kế hoạch như: may mặc đạt 29 triệu sản phẩm, đạt 107,5%; kính xây dựng 101 nghìn tấn, đạt 126%, cần gạt nước xe ô tô 14,7 triệu chiếc, đạt 163%; giày vải 102 triệu đôi đạt 120%.... Nhà máy đạm đã đi vào sản xuất ổn định, sản lượng năm 2012 đạt trên 100 nghìn tấn. Một số dự án được cấp phép đầu tư đang được triển khai tích cực. Tuy nhiên, một số sản phẩm chủ lực giảm sút so với năm 2011, nhất là sản phẩm vật liệu xây dựng như Xi măng-clanke đạt gần 9 triệu tấn, giảm 10,9%, bằng 91,5% kế hoạch; gạch nung đạt 422 triệu viên, giảm 11%, đạt 65%; thép cán đạt 84 nghìn tấn, giảm 1,3%...

Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2012 ước đạt 17.600 tỷ đồng, giảm 33% so với năm 2011 và đạt 95% kế hoạch. Trong đó vốn ngân sách Nhà nước đạt 2.684 tỷ đồng, giảm 5,4% so với năm 2011; vốn tín dụng đạt 768 tỷ đồng, giảm 79,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.464 tỷ đồng, giảm 40,5%; vốn trong dân cư đạt khoảng 4.648 tỷ đồng, tăng 13,5%... Một số dự án đạt khối lượng thực hiện lớn như: xây dựng Nhà máy Đạm; dự án nâng cấp, cải tạo đê hữu Đáy, thoát lũ sông Hoàng Long; xây dựng CSHT một số khu công nghiệp; xây dựng quốc lộ 12B

Công tác thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn: đã có trên 30% số doanh nghiệp (tương đương trên 700 DN) phải giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị đối thoại cùng các doanh nghiệp, thiết lập đường dây nóng để giải quyết những vướng mắc thủ tục hành chính; tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi cho Doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Đồng thời ban hành Quyết định số 28 về những chính sách ưu đãi, hỗ trợ thu hút đầu tư và ngày 30/11/2012 đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng thế mạnh và kêu gọi đầu tư vào tỉnh. Trong năm 2012 đã có trên 400 doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh với tổng vốn đăng ký trên 6.500 tỷ đồng; 20 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 9.500 tỷ đồng, (trong đó có 4 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 3.740 tỷ đồng).

Về tổng thu nội địa trên địa bàn tỉnh đạt 2.306,5 tỷ đồng, vượt 7,3% dự toán HĐND tỉnh giao. Thu từ thuế, phí, lệ phí và thu khác ngân sách đạt 1.871 tỷ đồng, vượt 4% dự toán HDND tỉnh giao, tăng trưởng 12% so với cùng kỳ. Thu tiền sử dụng đất đạt 435 tỷ đồng, vượt 24% dự toán HDND tỉnh giao.

Kết quả thu ngân sách năm 2012 được phản ánh chi tiết tại bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2: Kết quả thu ngân sách năm 2012 của tỉnh Ninh Bình (Theo nguồn thu, sắc thuế)

Đơn vị tính: triệu đồng

S TT

Nội dung Dự toán

pháp

Thực hiện

(%) So sánh với

lệnh 2012 DT pháp lệnh Cùng kỳ

TỔNG THU NỘI ĐỊA (I+II) 2.150.000

2.306.58

4 107,3 83 I- THU THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ & T.KHÁC 1.800.000

1.871.45

8 104 112

1 Thu từ DNNN Trung ương 210.000 178.259 84,9 124,9

2 Thu từ DNNN Địa phương 50.000 29.053 58,1 80,3

3 Thu từ DN có vốn ĐTNN 30.000 51.976 173,3 64,3

4 Thuế CTN NQD 1.128.680 1.140.209 101,0 110,0

5 Thu lệ phí trước bạ 100.000 85.640 85,6 93,2

6 Thuế SD đất NN 420 482 114,8 98,9

7 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 14.000 10.603 75,7 66,9

8 Tiền thuê mặt đất, mặt nước 28.400 30.541 107,5 426,9

9 Thuế Thu nhập cá nhân 80.000 110.710 138,4 133,9

10 Thu xổ số kiến thiết 23.000 27.654 120,2 121,6

11 Thu phí, lệ phí 42.000 96.940 230,8 213,8

12 Thuế Bảo vệ môi trường 46.000 46.952 102,1 116,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13 Thu khác Ngân sách 7.500 6.762 90,2 160,2

14 Các khoản thu tại xã 40.000 55.676 139,2 87,6

Thu tại xã tính cân đối 20.000 29.891

149,

5 105,9 Thu tại xã tính không cân đối 20.000 25.795

129,

0 73,0

II- TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT 350.000 435.126 124,3 39

Nguồn: Cục Thuế Ninh Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 48 - 52)