Thất thu thuế do chưa thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 73 - 76)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.3Thất thu thuế do chưa thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những chức năng chủ yếu của cơ quan quản lý thuế, chức năng này đặc biệt cần thiết khi cơ quan thuế đang áp dụng cơ chế tự khai tự nộp thuế. Thanh, kiểm tra thuế nhằm phát hiện kịp thời những vi phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế để nhắc nhở giáo dục, ngăn chặn và xử lý đối với

trường hợp cố ý gian lận về thuế dưới mọi hình thức.

Hiện nay cơ quan quản lý thuế thực hiện cơ chế quản lý thuế tự khai tự nộp, việc thanh tra, kiểm tra thuế theo nguyên tắc rủi ro, đội ngũ công chức thuế làm công tác thanh tra kiểm tra còn mỏng, theo chức năng nhiệm vụ được giao công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế chỉ là một trong nhiều nhiệm vụ thường xuyên. Do đó việc kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất khó, nhất là đối với các doanh nghiệp có hoạt động xây dựng cơ bản. Thông thường các doanh nghiệp xây dựng cơ bản có trụ sở một nơi, nhưng hoạt động xây dựng cơ bản lại nằm ở rất nhiều nơi, ở nhiều địa phương trên các tỉnh thành khác nhau, các công trình xây dựng lại thường kéo dài nhiều năm nên công tác kiểm tra giám sát trở nên khó khăn hơn.

Thuế trong xây dựng cơ bản là thuế gián thu được tính trong giá thành sản phẩm xây dựng, mục tiêu của các các doanh nghiệp xây dựng là lợi nhuận, do vậy để kiếm được nhiều lợi nhuận các doanh nghiệp phải giảm chi phí đầu vào. Trốn thuế GTGT, TNDN cũng là mục tiêu lợi nhuận của đơn vị. Qua thực tế khảo sát đánh giá mức độ tuân thủ thuế hàng năm mức độ tuân thủ luật GTGT, thuế TNDN của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp thương mại dịch vụ khác. Thông qua kết quả kiểm tra tại đơn vị của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ta sẽ thấy rõ điều này. Biểu 4.7 cho thấy số thuế từ hoạt động xây dựng cơ bản năm 2012 đơn vị kê khai so với số tính toán của cơ quan thuế phải kê khai theo quy định của Luật và thông tư của Bộ tài Chính còn rất hạn chế.

Bảng 4.7. Mức chênh lệch nộp thuế giữa tiền thuế đơn vị tự khai và tiền thuế thực tế phải nộp ngân sách

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Tên đơn vị

Số thuế Số thuế phải Chênh đơn vị kê khai theo lệch

tự kê khai kết quả %

kiểm tra

1 DNXD Xuân Trường 1.570 1.743 90,1 2 DNXD Thống nhất 309 495 62,4

3 CT- TNHH Phúc Lộc 17.112 18.465 92,7 4 CT TNHH Việt Phát 234 278 84,2 5 DNTN Tuấn Thành 156 198 78,8 6 CT CP XD Gia Lâm 98 134 73,1 7 CT TNHH ĐTXD Thành Đạt 78 102 76,5 8 CT TNHH Thảo An Gia Sinh 3.458 3.956 87,4 9 CT TNHH Mỹ Hạnh 16.557 18.816 88,0 10 DNTN Hệ Dưỡng 6.037 9.583 63,0 11 DNTN Hoàng Sơn 8.552 12.252 69,8 12 CT TNHH XD Tuấn Hải 13.093 19.778 66,2 13 CT TNHH Nhật Dung 5.597 8.030 69,7 14 CT CP TĐ Cường Thịnh Thi 21.791 24.132 90,3 15 CT TNHH Đại Lộc 5.166 6.300 82,0 Cộng: 99.807 124.261 80,3

Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra năm 2012 của Cục thuế tỉnh

Theo số liệu biểu trên số thuế đơn vị đã kê khai so với số kiểm tra, có đơn vị chỉ đạt 62,4%. Như vậy, thất thu về thuế phát hiện sau khi kiểm tra tại doanh nghiệp là 37,6%. Tính bình quân 15 doanh nghiệp được kiểm tra thì số thuế phát hiện tăng thêm sau khi thanh tra, kiểm tra năm 2012 là: 24.454 triệuđồng tăng gần 80,3% so với số đơn vị tự khai. Qua số liệu điều tra, thu thập ở tỉnh Ninh Bình ta thấy mức độ thất thu về thuế trong xây dựng cơ bản là rất lớn. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự cố tình của người nộp thuế không thực hiện đúng các quy định của Luật thuế.

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 73 - 76)