Tình hình thu thuế và chống thất thu thuế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 34 - 38)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ TRONG LĨNH VỰC XÂY

2.2.2.Tình hình thu thuế và chống thất thu thuế ở Việt Nam

Trong những năm qua nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định, thúc đẩy đầu tư phát triển về mọi mặt, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực xây dựng cơ bản, góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát triển không ngừng và tạo nguồn thu thuế ổn định cho Ngân sách Nhà nước. Công tác quản lý thu thuế từ hoạt động xây dựng cơ bản trong những năm qua từng bước được hoàn thiện, góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản có phạm vi hoạt động ở phạm vi rộng (ngoài tỉnh thành

phố trực thuộc Trung ương, nơi cơ sở chính đặt trụ sở), công tác quản lý thu thuế chưa được quy định cụ thể nên vẫn còn thất thu thuế. Thực tế hiện nay những công trình XDCB do các doanh nghiệp ở địa phương khác đến thi công, theo quy định thì đăng ký nộp thuế GTGT tại các Cục thuế, đối với các công trình do các doanh nghiệp trong tỉnh đến thi công thì kê khai nộp thuế tại Chi cục thuế (nơi đăng ký kê khai nộp thuế), các Chi cục thuế (nơi công trình thi công) không quản lý thu thuế đối với các công trình này, xuất phát từ quy định quản lý thu thuế mà các Chi cục Thuế (nơi công trình thi công) không tổ chức kiểm tra, do đó vẫn còn nhiều công trình XDCB không kê khai nộp thuế với cơ quan thuế quản lý và cơ quan thuế nơi xây dựng công trình.

Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thu thuế nữa, là do tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong những năm gần đây luôn thấp. Tốc độ tăng GDP năm 2012 chỉ đạt hơn 5,03% (thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây), chỉ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 4,77% năm 1999 nhưng lại thấp hơn cả tốc độ tăng 5,32% năm 2009. Rõ ràng những bất ổn kinh tế vĩ mô tích tụ trong mấy năm gần đây đã buộc Việt Nam phải chuyển trọng tâm chính sách từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát thông qua những biện pháp nêu trong Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP và nêu lại trong Nghị quyết số 01/2012/NQ-CP. Do tốc độ tăng GDP năm 2012 thấp hơn hẳn so với giai đoạn 2001-2005 nên hiệu quả đầu tư chung đột ngột tăng vọt và ICOR chỉ hạ xuống dưới 6 khi tổng mức đầu tư toàn xã hội cả năm 2012 còn khoảng 33,5%. Đáng chú ý là tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước năm 2012 vẫn duy trì ở mức trên dưới 37% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó vốn đầu tư từ NSNN vẫn chiếm khoảng 54% chứng tỏ chương trình cơ cấu lại đầu tư công chưa có chuyển biến rõ rệt. Mặc dù tổng kim ngạch XK năm 2012 tăng khoảng 18,3% đạt 114,6 tỷ USD, song lại chủ yếu do thành tích XK của khu vực có vốn FDI nên phần lớn DN Việt Nam gặp khó khăn về đầu ra cho các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ suốt cả năm 2012. Do những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm đi đôi với chi phí đầu vào cao nên năm 2012 đã có thêm khoảng 4 vạn DN giải thể, ngừng hoạt động, đưa tổng số DN giải thể ngừng hoạt động trong 2 năm 2011 và 2012 lên đến 10 vạn - chiếm một nửa số DN loại

này trong suốt 2 thập kỷ qua. Đến lượt mình, DN gặp khó khăn lại hạn chế tạo công ăn việc làm, thậm chí làm gia tăng thất nghiệp và giảm thu nhập của người lao động, tạo ra vòng xoáy cắt giảm tiêu dùng.

Nguyên nhân sâu xa khiến cho không ít DN Việt Nam lâm vào hoàn cảnh khó khăn có cả nguyên nhân khách quan từ thị trường quốc tế và chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt cũng như nguyên nhân chủ quan từ sự phát triển quá nóng và thiếu chiến lược của DN. Như vậy, cơ cấu lại DN không chỉ cần tập trung vào hơn 1.300 DNNN với vài chục tập đoàn và tổng công ty Nhà nước mặc dù khu vực kinh tế Nhà nước đang chiếm 1/3 GDP cả nước và 1/5 giá trị sản xuất công nghiệp mà cần cơ cấu lại toàn bộ các DN gắn với cơ cấu lại toàn bộ nền kinh tế và cơ cấu lại chính bản thân từng DN, không phân biệt thành phần kinh tế.

Như vậy năm 2012 là năm thứ 2 liên tiếp ngành thuế cả nước triển khai thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do lạm phát và suy thoái, tốc độ tăng trưởng chậm, sức mua của thị trường giảm, việc huy động vốn cho hoạt động SXKD gặp nhiều khó khăn nên hàng loạt các doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc giải thể. Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục kết hợp giữa kiềm chế lạm phát và nới lỏng chi tiêu công, hỗ trợ thị trường, miễn, giảm, giãn một số khoản thuế để tháo gỡ khó khăn cho các DN, do vậy đã có tác động không nhỏ đến nguồn thu NSNN của cả nước.

Theo số liệu Tổng Cục thuế, kết quả thu ngân sách nhà nước năm 2012 do ngành Thuế quản lý đạt 607.844 tỷ đồng, bằng 104,5% so với dự toán, tăng 12,3% so với thực hiện năm 2011.

Trong đó, thu dầu thô ước đạt 140.107 tỷ đồng, bằng 161% so với dự toán (vượt 53.107 tỷ đồng) và tăng 27,1% so với thực hiện năm 2011.

Tuy nhiên, thu nội địa ước đạt 467.737 tỷ đồng, chỉ bằng 94,6% so với dự toán và tăng 8,6% so với thực hiện năm 2011. Cụ thể hơn, thu nội địa không kể tiền sử dụng đất ước đạt 422.592 tỷ đồng, chỉ bằng 92,3% dự toán, tăng 11,3% so với cùng kỳ. Theo lãnh đạo Tổng Cục thuế, những khoản thu từ khu vực kinh tế đều không đạt dự toán và có mức tăng trưởng thấp so với cùng kỳ như khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh…

Trong 14 khoản thu, sắc thuế được ngành thuế quản lý, chỉ có 6 khoản thu vượt dự toán pháp lệnh, 7 khoản thu tương đương cùng kỳ.

Hình 2.1. Tình hình thu ngân sách nhà nước của ngành thuế

Nếu không kể thu từ dầu thô, tiền đất, chỉ có 37/63 địa phương hoàn thành nhiệm vụ năm 2012.

Để đạt được kết quả thu trong năm 2012, là do sự nỗ lực cố gắng của toàn ngành thuế cả nước, đã mở rộng việc kê khai thuế qua mạng Internet, đến nay đã triển khai được 50 tỉnh thành phố với gần 203 nghìn doanh nghiệp tham gia. Hiện Tổng Cục thuế đang triển khai giai đoạn 2 để tích hợp tự động Thuế - Hải quan – Kho bạc – Tài chính, bước đầu thí điểm tại Quảng Ninh.Trong tháng 3/2013, ngành thuế sẽ triển khai rộng việc áp dụng chữ ký số trong toàn hệ thống.

Năm 2013, ngành thuế đặt kế hoạch tổng thu ngân sách là 644.500 tỷ đồng, trong đó thu từ dầu thô là 99.000 tỷ đồng, thu nội địa là 545.500 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất là 39.000 tỷ đồng, thu nội địa trừ đất trong đó có số thu từ hoạt động xây dựng cơ bản là 506.500 tỷ đồng (tăng 19,9% so với ước thực hiện năm 2012).

Ngành thuế đặt mục tiêu tăng cường công tác thanh tra kiểm tra chống thất thu ngân sách, mở rộng đối tượng và phạm vi thanh tra. Theo đó, chỉ tiêu kế hoạch đối với các Cục thuế phải thanh tra 1,79% và kiểm tra đạt 13% số doanh nghiệp thuộc diện quản lý thuế. Lãnh đạo ngành thuế cho biết sẽ chú trọng đối với các

chuyên đề như chuyển giá, thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, hoàn thuế và hộ kinh doanh cá thể. Thanh tra đối với các doanh nghiệp lớn, có vốn đầu tư nước ngoài, các lĩnh vực như khai khoáng, bất động sản, du lịch, dịch vụ, đặc biệt chú trọng thanh tra kiểm tra các doanh nghiệp có hoạt động xây dựng cơ bản…

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 34 - 38)