Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 89 - 123)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh

tỉnh Ninh Bình

4.4.1. Định hướng

Chiến lược cải cách hệ thống thuế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011-2020 đã đưa ra những mục tiêu tổng quát mà ngành thuế cần phải đạt được, bao gồm:

+ Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

+ Mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước.

+ Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

+ Công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản là thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế.

+ Nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính

+ Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.

Trong đó, riêng đối với thuế trong xây dựng cơ bản trong giai đoạn 2011 – 2020, ngành thuế xác định sẽ điều chỉnh giảm mức thuế suất chung theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trên tinh thần của chiến lược cải cách thuế, Cục Thuế tỉnh Bình đã cụ thể hóa thành mục tiêu phấn đấu chung của toàn ngành thuế của tỉnh, trong đó công tác quản lý thuế TNDN, thuế GTGT đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản tập trung trọng điểm vào các vấn đề sau:

Thứ nhất, ngăn chặn và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về thuế TNDN, GTGT đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản, tạo sức lan toả và nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, của cán bộ thuế, cơ quan thuế và mâng cao tính hiệu lực, hiệu quả đối với công tác quản lý thuế .

nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh nói chung và các doanh nghiệp xây dựng cơ bản nói riêng.

Thứ ba, đảm bảo các khoản thu NSNN, đặc biệt là khoản thu từ thuế TNDN, GTGT của hoạt động xây dựng cơ bản phải được thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị thu NSNN, tạo nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của đất nước.

Thứ tư, Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin về các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp có hoạt động xây dựng cơ bản nói riêng một cách chính xác, khoa học, phù hợp với thực tế để từ đó đề ra biện pháp thanh tra, kiểm tra phù hợp nhằm thực hiện quản lý thu thuế trong xây dựng cơ bản đạt hiệu quả cao nhất.

4.4.2. Các giải pháp

4.4.2.1. Hoàn thiện chính sách

a, Phương hướng hoàn thiện chính sách thuế trong xây dựng cơ bản

* Hoàn thiện chính sách thuế trong xây dựng cơ bản theo đường lối chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước

Đảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo đất nước về mọi mặt trong đó có cả việc lập hiến và lập pháp. Hệ thống chính sách pháp luật nói chung, chính sách pháp luật thuế nói riêng phải thể hiện được quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Chính sách thuế là công cụ quản lý kinh tế của đất nước, chính sách thuế phải hướng vào thực hiện các mục tiêu tổng thể của chính sách kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng lần thứ X đề ra:

“Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, Quốc phòng, An ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; Vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”.

Tuy nhiên, với tư cách là một công cụ trọng tâm của chính sách tài chính quốc gia, liên quan đến việc huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính của xã hội, vấn đề xuyên suốt của chính sách thuế là phải thực hiện các mục tiêu có tính đặc thù, đó là:

Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Nguồn thu từ thuế phải có khả năng tài trợ các nhu cầu chi tiêu cần thiết ngày càng tăng của Chính phủ mà không phải viện đến sự vay mượn quá mức của khu vực công. Do vậy chính sách thuế trong xây dựng cơ bản phải đảm bảo vừa tăng thu cho NSNN vừa đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng của đất nước.

Nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập và cam kết quốc tế nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Điều này đòi hỏi chính sách thuế phải đảm bảo công bằng trong hoạt động xây dựng cơ bản.

Thuế phải là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước có hiệu quả và hiệu lực. Thuế đi vào trong đời sống kinh tế - xã hội do vậy đòi hỏi chính sách thuế phải trên cơ sở một chính sách thuế minh bạch, công bằng, có tính luật pháp cao.

Cần quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới chính sách thuế, đó là tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và cam kết quốc tế. Bổ sung, hoàn thiện theo hướng đơn giản, dễ thực hiện, áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển. Hiện đại hóa công tác thu thuế và tăng cường quản lý của Nhà nước.

Từ các quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước nêu trên ta thấy việc xây dựng, hoàn thiện chính sách thuế trong xây dựng cơ bản phải bám sát các quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước để hoàn thiện chính sách cho phù hợp với mỗi thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước.

* Hoàn thiện chính sách thuế trong xây dựng cơ bản hướng đến không ngừng tăng thu cho NSNN, nâng cao hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của đất nước:

Chính sách thuế nói chung, chính sách thuế trong xây dựng cơ bản nói riêng được xây dựng và hoàn thiện theo định hướng chủ chương chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quản lý tốt nguồn thu từ xây dựng cơ bản sẽ đảm bảo phát triển bền vững nguồn thu của NSNN.

Hệ thống chính sách thuế là công cụ tài chính quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế có tác động tích cực tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam. Ngược lại sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng có tác động trở lại sự hoàn thiện của các Luật thuế hiện hành.

Chính sách động viên của thuế trong xây dựng cơ bản cũng như các chính sách thuế khác cần tôn trọng kỷ luật Tài chính tổng thể. Nguồn lực Tài chính của nền kinh tế là giới hạn, do vậy mức huy động của thuế cũng phải có sự giới hạn. Với thực trạng là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu chi tiêu của ngân sách rất lớn và áp lực cân đối ngân sách là không nhỏ, nhưng không phải thế là tận thu để bao chi. Làm như vậy sẽ phá vỡ tính kỷ luật Tài chính tổng thể, gây kìm hãm, không kích thích đầu tư, tiết kiệm của khu vực doanh nghiệp và dân cư. Thuế trong xây dựng cơ bản không vì mục tiêu cân đối ngân sách trước mắt, mà quan trọng phải hướng vào mục tiêu cao hơn và xa hơn đó là thúc đẩy đầu tư, phát triển nền kinh tế theo hướng sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn vốn của NSNN.

Đối với một quốc gia, mức thu của thuế nói chung, thuế trong xây dựng cơ bản bao nhiêu là hợp lý. Thật ra cho đến nay, lý thuyết thuế tối ưu cung cấp rất ít hướng dẫn thực tế để xác định mức thuế hợp lý cho một quốc gia. Nhưng thay vào đó, bằng những phương pháp thống kê, các nhà kinh tế tiến hành phân tích các dữ liệu và so sánh mức thuế của một quốc gia cụ thể với gánh nặng thuế trung bình của một số nhóm đại diện các quốc gia phát triển và đang phát triển, đồng thời quan tâm đến một vài tham số kinh tế – xã hội giống nhau và khác nhau của những quốc gia này. Kết quả là hầu hết các dữ liệu cho thấy mức thuế của các quốc gia thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế gấp đôi các nước đang phát triển.

Với mức thu thuế thấp trong giai đoạn tạo đà cho công nghiệp hóa, nhưng lại kích thích sự phát triển của khu vực doanh nghiệp và dân cư, góp phần thúc đẩy nền kinh tế cất cánh, làm tăng thêm nguồn thu thuế cho ngân sách trong giai đoạn tiếp theo.

* Hoàn thiện chính sách thuế trong xây dựng cơ bản cần phải hợp lý nhằm tăng cường nguồn thu và vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước:

Hoàn thiện chính sách thuế trong xây dựng cơ bản cần tập trung vào việc thu hẹp những bóp méo của thuế, đi đôi với việc mở rộng diện chịu thuế. Chính sách

thuế trong xây dựng cơ bản phải bao quát hết tất cả nguồn thu, cần đưa vào diện chịu thuế để quản lý nguồn thu và nâng cao vai trò điều tiết đối với xây dựng cơ bản là các hạng mục công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên toàn quốc.

Thực hiện cải cách chính sách thuế, từng bước áp dụng hệ thống chính sách thuế thống nhất, minh bạch, trung lập, không phân biệt các thành phần kinh tế; đồng thời tháo gỡ dần chính sách bảo hộ bằng việc xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ là những bước đi quan trọng nhằm gây sức ép, buộc các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường trong nước lẫn quốc tế. Nhu cầu tích tụ vốn để phát triển và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp là rất lớn và cấp bách. Vì vậy, chính sách thuế trong xây dựng cơ bản cần được điều chỉnh cho hợp lý hơn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường tích tụ vốn và đầu tư thay đổi công nghệ, hiện đại hóa sản xuất, hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng công trình, bồi dưỡng nguồn thu, tăng thu cho NSNN.

* Hoàn thiện chính sách thuế trong xây dựng cơ bản theo hướng đơn giản, ổn định, mang tính luật pháp cao và có sự tương đồng với khu vực và thông lệ quốc tế:

Hướng hoàn thiện chính sách thuế trong xây dựng cơ bản nói riêng, chính sách thuế nói chung theo hướng đơn giản, ổn định, minh bạch là mục tiêu hướng tới của các nhà làm Luật.

Thuế cần phải được phân nhiệm rõ ràng theo hướng chuyên môn hóa theo chức năng và thống nhất hóa mục tiêu nhằm khắc phục tình trạng đa mục tiêu trong một sắc thuế. Theo đó, xu hướng hoàn thiện các kỹ thuật thu thuế một cách thích hợp và đồng bộ nhằm đảm bảo hiệu quả tối ưu của mỗi loại thuế cũng như cả hệ thống thuế. Các quy định của luật thuế cần đơn giản, rõ ràng phù hợp với trình độ của bộ máy quản lý thuế cũng như người nộp thuế, đảm bảo tính dễ hiểu, dễ chấp hành và dễ kiểm tra. Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập, hệ thống thuế Việt Nam phải có sự tương đồng với quốc tế về một số loại thuế có liên quan đến thương mại và đầu tư quốc tế.

chính sách thuế và tương đồng với khu vực về trình độ quản lý. Từng bước hiện đại hóa công nghệ quản lý thuế, qua đó xác lập hệ thống dữ liệu về thuế liên tục, chính xác, kịp thời. Tiêu chuẩn hóa công chức thuế gắn liền với chế độ thưởng, phạt nghiêm minh. Kiện toàn bộ máy quản lý thuế cho phù với yêu cầu đổi mới chính sách thuế, trong đó xác lập cơ chế phối hợp đồng bộ giữa cơ quan thuế và các cơ quan công quyền để nâng cao hiệu quả công tác hành thu. Đó là yêu cầu của hệ thống chính sách thuế trong giai đoạn hiện nay, điều đó đòi hỏi chính sách thuế trong xây dựng cơ bản cũng phải hội tụ đầy đủ các yêu cầu nêu trên.

Tăng cường sự giáo dục tuyên truyền; nâng cao ý thức của công chúng về ý thức chấp hành chính sách thuế; từng bước đưa thuế trở thành chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống xã hội. Trên cơ sở đó, tiến tới thay đổi cơ chế hành thu thuế theo hướng nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của người nộp thuế trong việc kê khai và nộp thuế cho Nhà nước, đi đôi là kiên quyết thực hiện các biện pháp xử lý về vi phạm nộp thuế để giảm bớt những xói mòn của thuế. Cơ quan hành thu có đầy đủ quyền lực để tăng cường thực thi luật thuế.

b, Quan điểm hoàn thiện chính sách thuế trong xây dựng cơ bản * Chính sách thuế phải đơn giản, minh bạch, công bằng, dễ thực hiện

Xu hướng chính sách thuế đơn giản, minh bạch, công bằng, dễ hiểu, dễ thực hiện là quan điểm của Đảng và Nhà nước đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách. Một chính sách thuế đơn giản, không quá phức tạp sẽ giúp cho người nộp thuế và người quản lý giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết, tiết kiệm được chi phí. Nhất là cơ chế quản lý thuế mới hiện nay người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế vào NSNN thì chính sách thuế đơn giản là điều cần thiết.

Để có một chính sách đơn giản, dễ hiểu, vấn đề quan trọng là không kết hợp nhiều các chính sách kinh tế - xã hội khác trong chính sách thuế. Việc kết hợp nhiều các chính sách khác thường dẫn tới mâu thuẫn ngay trong các mục tiêu đó. Mục tiêu chính của thuế trong xây dựng cơ bản là tạo nguồn thu cho NSNN một cách lâu dài, công bằng hợp lý và góp phần đảm bảo quản lý hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng của quốc gia. Các mục tiêu khác sẽ được giải quyết tốt hơn theo hướng trực tiếp hạn chế giải quyết gián tiếp thông qua các chính sách

trung gian. Ví dụ, một chính sách thuế có ít mức thuế suất sẽ tạo điều kiện cho người nộp thuế và người quản lý thực hiện dễ dàng thực hiện hơn.

Tính đơn giản của chính sách thuế còn thể hiện ở chỗ chính sách thuế phải có rất ít các trưòng hợp được miễn, giảm thuế, tức là có ít kẽ hở để giảm cơ hội tránh thuế. Tính đơn giản của chính sách thuế sẽ đảm bảo tiết kiệm được chi phí cả về thời gian và nguồn lực đối với cơ quan quản lý thu thuế và người nộp thuế. Tính đơn giản, minh bạch của một chính sách thuế còn giúp cho Nhà nước dự báo được nguồn thu hiện tại và tương lai gần một cách chính xác hơn.

Một chính sách thuế quá phức tạp với nhiều loại thuế suất, nhiều chính sách miễn, giảm làm cho sự hiểu biết về tác dụng của Luật pháp bị rối loạn và làm mất đi tính công bằng trong một Luật thuế.

* Đảm bảo tăng nguồn thu cho NSNN

Thuế là công cụ quan trọng tập trung nguồn thu cho NSNN, đáp ứng yêu cầu chi ngày càng tăng của Chính phủ. Nhất là trong điều kiện hiện nay khi vai trò của

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 89 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w