Tình hình thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 31 - 34)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ TRONG LĨNH VỰC XÂY

2.2.1.Tình hình thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên thế giới

* Thụy Điển

Là một nước đi đầu trong việc áp dụng thuế GTGT (1969). Trước khi thực hiện GTGT, Thuỵ Điển đã thực hiện cơ chế thuế doanh thu với một thuế suất 10% áp dụng chủ yếu đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế trong đó có hoạt động xây dựng cơ bản. Mục tiêu của sự chuyển đổi là tránh thất thu thuế cho quốc gia, ổn định nền kinh tế, khuyến khích hàng xuất khẩu và thực hiện hoàn thuế đối với hoạt

động xuất khẩu.

Quá trình chuyển đổi thuế ở Thuỵ Điển được tiến hành qua hai giai đoạn:

Mùa xuân năm 1968 Bộ Tài Chính giải trình trước Quốc hội và các doanh nghiệp về kế hoạch, nội dung chuyển đổi cơ chế nộp thuế.

Mùa thu năm 1968 được Quốc hội thông qua và ban hành năm 1969 với những nội dung cơ bản:

Thứ nhất: Các đối tượng nộp thuế doanh thu đều chuyển sang nộp GTGT. Thời kỳ đó có 160.000 đối tượng nộp thuế doanh thu. Các dịch vụ không phải nộp thuế, 200.000 hộ nông dân năm ngoài cơ chế GTGT.

Thứ hai: áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nộp khâu trước.

Thứ ba: Thuế suất lúc đầu áp dụng một mức thuế là 10% như thuế doanh thu nhưng do cơ chế khấu trừ nên làm giảm số thuế GTGT. Để bù đắp nguồn thu, Thuỵ Điển đã tăng phí bảo hiểm 1% trên tổng quĩ lương. Trong quá trình thực hiện Thuỵ Điển cũng đã điều chỉnh thuế suất và bổ sung thêm mức thuế vào.

Thứ tư: Đối với những đầu tư trang thiết bị, máy móc khi thực hiện GTGT cung được khấu trừ.

Thứ năm: Không qui định cho miễn giảm GTGT vì không thể dùng chính sách thuế GTGT để trợ cấp.

*Philipines

Khi Chính phủ mới ra đời (tháng 12 năm 1986) việc cải cách sửa đổi hệ thống thuế là việc làm trước tiên của nước này. Chương trình thuế năm 1986 bao gồm 29 khâu cải cách phải tiến hành và đã được soạn thảo. Một trong những cải cách về cơ cấu đưa ra trong chương trình là ban hành thuế GTGT. Được thể chế hoá băng Lệnh số 273, có hiệu lực thi hành từ 1/1/1988. Như vậy, để ban hành thuế GTGT, Philipines đã trải qua quá trình nghiên cứu và chuẩn bị.

Ngày 1/1/1988, Philipines bắt đầu thực hiện GTGT. Có thể tóm tắt ở mấy điểm sau:

Thuế GTGT được xây dựng dể hợp lý hoá hệ thống đánh thuế hàng hoá và dịch vụ chịu thuế, để đơn giản hoá việc quản lý thuế và làm cho hệ thống thuế Philipines công bằng hơn.

đó có các hoạt động xây dựng lắp đặt, trên từng hoạt động bán hay nhập khẩu những hàng hoá dịch vụ đó.

Thuế suất qui định một mức là 10% đánh trên tổng giá bán hay tổng số tiền nhận được từ bán hàng hoá hay dịch vụ, thay cho thuế doanh thu đối với người sản xuất gồm 4 thuế suất: 0%, 10%, 20%, 30%, thuế trên dịch vụ: 15 thuế suất từ 0% đến 30%. Tuy nhiên, có miễn thuế đối với một số hoạt động kinh doanh được áp dụng để khuyến khích một số hoạt động như sản xuất nông sản, giảm bớt ảnh hưởng đến giá cả một số mặt hàng như dầu lửa, và để đơn giản việc quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhẹ và các dịch vụ tài chính.

- Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu.

- Áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ và cho khấu trừ đối với xây lắp, tài sản dùng trong thương mại hoặc kinh doanh.

Kết quả thu thuế GTGT trong đó có số thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của Philipines được biểu hiện qua ba năm (bảng kèm theo) đã cho thấy tỉ lệ về số thu VAT so với số thu CP, GDP, GNP đều tăng sau 10 và 20 năm áp dụng cơ chế thuế mới. Năm Số thu từ VAT Số thu từ thuế Số thu của CP GDP GNP % số thu VAT/số thu thuế % số thu VAT/số thu CP Số thu VAT/ GDP Số thu VAT/G NP 1 2 3 4 5 1/2 1/3 1/4 1/5 1988 13 90 113 826 823 14,5 11,8 1,6 1,6 1989 20 122 154 964 961 16,7 13,3 2,1 2,1 1990 12 69 79 527 527 17,1 14,8 2,2 2,2 * Trung Quốc

Là nước có chủ trương nghiên cứu ban hành thuế GTGT từ năm 1980, sau 4 năm nghiên cứu, ngày 18/9/1984 chính thức ban hành. Trung Quốc đã tiến hành theo phương pháp thí điểm. Sau đây đề cập một số nhận xét của chuyên gia thuế Trung Quốc từ 28/6 đến 12/7/1993 do đồng chí Trần Xuân Thắng - Tổng cục trưởng Tổng cục thống thuế dẫn đầu).

Chương trình thí điểm về thuế GTGT ở Trung Quốc đã gặp nhiều vướng mắc do các nguyên nhân chủ yếu:

vướng mắc thực tế.

2.GTGT chỉ thực hiện cho một số sản phẩm ở khâu sản xuất, chưa thực hiện ở khâu lưu thông, dịch vụ, vì vậy, trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn vướng mắc, không xử lý triệt để, chính xác, chưa đạt được mục đích của GTGT là khắc phục triệt để thu thuế trùng lặp.

Bên cạnh đó, GTGT của Trung Quốc có quá nhiều thuế suất, mức chênh lệch giữa các thuế suất cao từ 43% đến 12%. Vì vậy, khi thực hiện khấu trừ thuế phức tạp, căn cứ không chính xác, gây ra vận dụng tuỳ tiện, không kiểm soát được chặt chẽ việc khấu trừ tiền thuế ở cơ quan cấp dưới.

Để khắc phục tình trạng này, đảm bảo thực hiện đơn giản, dễ kiểm soát, hiện nay Trung Quốc thực hiện khoán mức khấu trừ thuế cho các sản phẩm đầu vào, bước đầu có nhiều mức, nay thực hiện thống nhất một mức 7%.

Do thu theo phương pháp khấu trừ chung cho một mức thoát ly hoá đơn, nên phạm vi khấu trừ thuế rộng thực tế có khi thuế thu thấp vì trong số thuế được khấu trừ có phần thuế chưa được tính nộp Ngân sách.

Một trong những điều kiện tiên đề để thực hiện thành công GTGT là thực hiện cơ chế giá thị trường. Nhưng hiện nay Nhà nước Trung Quốc vẫn quản lý giá hơn 100 mặt hàng, vì vậy, quá trình thực hiện GTGT của Trung Quốc gặp khó khăn.

Thực hiện GTGT ở khâu sản xuất của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Để việc quản lý, thực hiện GTGT có hiệu quả, Trung Quốc phân ra từng đối tượng để có biện pháp thu thuế: Xí nghiệp qui mô nhỏ thu khoán, Xí nghiệp có qui mô lớn và vừa thu căn cứ vào sổ sách kế toán. Thực tế hiện nay GTGT chỉ áp dụng trong các xí nghiệp quốc doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 31 - 34)