Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 80 - 89)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.3.2.Các yếu tố chủ quan

* Do quản lý và phân cấp quản lý

Quản lý người nộp thuế là khâu đầu tiên trong công tác quản lý thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Thông qua công tác quản lý người nộp thuế, Cục Thuế sẽ nắm vững được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giúp cho việc lập dự toán thu thuế sát với thực tế, tránh được tình trạng bỏ sót nguồn thu cũng như phục vụ tốt hơn cho công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.

Để quản lý tốt đối tượng nộp thuế trong xây dựng cơ bản, trước hết cần phải phân cấp quản lý thuế một cách phù hợp giữa Cục Thuế và các Chi cục Thuế. Việc phân cấp thuế phù hợp giúp cho việc quản lý đối tượng nộp thuế một cách chặt chẽ, tránh tình trạng bỏ sót, đồng thời tránh được tình trạng quản lý chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp

Việc phân cấp quản lý thuế của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình được thực hiện dựa trên chỉ tiêu vốn điều lệ và doanh thu của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có doanh thu xây lắp lớn và ổn định thì do Cục thuế quản lý, các doanh nghiệp có doanh thu nhỏ thì phân cấp cho các Chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố quản lý. Việc phân cấp như thế sẽ tập chung được nguồn lực quản lý thuế đạt hiệu quả cao,

tuy nhiên việc quản lý các khoản thu từ thuế xây dựng cơ bản lại rất khó khăn, vì có các nhiều đơn vị có trụ sở tại địa bàn này, nhưng hoạt động xây dựng lại phát sinh trên địa bàn huyện khác, tỉnh khác, và theo quy định thì khi giải ngân quyết toán các công trình nơi xây dựng thì kho bạc nhà nước tại địa phương đó sẽ thu 2% giá trị công trình, dẫn tới việc quản lý thu thuế trong xây dựng cơ bản của cơ quan quản lý thuế các cấp sẽ gặp nhiều khó khăn, khó kiểm soát.

* Do năng lực của cán bộ thuế

Ngành thuế Ninh Bình nguồn nhân lực còn thiếu về số lượng, chất lượng còn hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ. Một bộ phận cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi chính sách thuế, kỹ năng quản lý chuyên sâu còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thuế. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ trong một số trường hợp còn chưa công tâm, khách quan giữa quyền lợi nhà nước với quyền lợi của người nộp thuế, chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của người nộp thuế trong việc thực thi pháp luật thuế.

Mô hình và cơ chế đào tạo chưa được xác định rõ ràng; công tác đào tào bồi dưỡng cán bộ công chức thuế chủ yếu vẫn còn chú trọng về số lượng, chưa thực sự quan tâm đến chất lượng; cơ sở vật chất, điều kiện cho công tác đào tạo tập trung còn hạn chế; hệ thống giáo trình, tài liệu đầo tạo kỹ năng chuyên sâu quản lý thuế còn chậm so với yêu cầu; đội ngũ giảng viên chủ yếu dựa vào giảng viên kiêm chức phải triển khai nhiều công việc chuyên môn nên việc tham gia vào công tác đào tạo còn hạn chế.

Bảng 4.9. Tổng hợp đánh giá của lãnh đạo Cục thuế về năng lực của cán bộ thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra

STT Chỉ tiêu đánh giá Tổng số

cán bộ Tốt Khá TB Yếu

1 Trình độ chuyên môn 95 36,84 21,05 42,11 0,00

2 Ý thức chấp hành PL thuế 95 52,63 31,58 15,79 0,00

3 Kinh nghiệm kỹ năng xử lý tình huống

95

31,58 26,32 36,84 5,26

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Năng lực của cán bộ thuế có ảnh hưởng rất lớn tới công tác thu thuế trong xây dựng cơ bản, bởi lẽ những cán bộ thuế có năng lực, trình độ chuyên môn cao sẽ làm việc hiệu quả hơn cán bộ có trình độ thấp, ngoài ra khả năng nhìn nhận sự việc và giải quyết công việc của họ cũng dễ dàng hơn. Họ có kinh nghiệm trong công tác thanh, kiểm tra tình hình thu thuế nên hạn chế được tình trạng thất thu thuế.

Bảng 4.10 Tổng hợp đánh giá của DN về năng lực quản lý của cán bộ ngành thuế

Tiêu chí đánh giá Chưa tốt Bình thường Tốt Tổng

1. Hợp tác tốt với DN trong việc thực

hiện nghĩa vụ thuế 0,00 40,00 60,00 100,00

2. Hướng dẫn kê khai, trợ giúp pháp lý

đầy đủ, đơn giản, dễ hiểu. 6,67 46,67 46,67 100,00 3. Không hạch sách phiền hà, tiêu cực 6,67 20,00 73,33 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Qua bảng trên ta thấy đại đa số DN đều đánh giá cao năng lực trình độ của cán bộ thuế. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp hạn chế được tình trạng thất thu thuế trong xây dựng cơ bản, bởi lẽ các DN tin tưởng vào các cán bộ thuế thì họ sẽ nghe theo sự chỉ đạo của cán bộ thuế về đường lối chính sách thuế từ đó mà người nộp thuế hiểu và tuân thủ nghĩa vụ thuế của DN mình. Mặt khác cán bộ thuế được trang bị kiến thức kỹ năng tốt sẽ có bản lĩnh vượt qua được những cán dỗ, họ làm việc công tâm và có trách nhiệm hơn, đối lập là những cán bộ trình độ thấp thường ỉ lại, làm việc kém hiểu quả tạo kẽ hở cho các đối tượng có thể trốn thuế.

* Do hệ thống tổ chức công tác thu thuế

- Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hiện đại hoá quản lý thuế

Thực hiện Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược cải cách hệ thống Thuế giai đoạn 2011- 2020” và Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT&TT đến 2010 và định hướng đến năm 2020, trong những năm vừa qua, ngành Thuế đã phát triển và nâng cấp hệ thống

ứng dụng tin học vào công tác quản lý thuế, đã đạt được một số kết quả: thực hiện tự động hầu hết các chức năng quản lý thuế như: xử lý tờ khai, chứng từ, quản lý thu nợ, thanh tra thuế....; Xây dựng được hệ thống thông tin thuế tập trung, tạo lập cơ sở dữ liệu về mã số thuế và các doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc; Phối hợp kết nối mạng thông tin thu nộp thuế giữa các cơ quan: Thuế, Hải quan, Kho bạc, Tài chính và các cơ quan khác có liên quan; Nâng cấp và mở rộng hệ thống mạng và hạ tầng kỹ thuật CNTT toàn ngành thuế theo công nghệ mới, đã thực hiện quản lý hệ thống thông suốt, đảm bảo độ sẵn sàng và an toàn cho hệ thống thông tin toàn ngành Thuế; Hệ thống ứng dụng đảm bảo khả năng khai thác, chia sẻ, cung cấp thông tin theo đúng chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền, có áp dụng chế độ bảo mật trong trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Thuế.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn không ít những khó khăn, tồn tại cơ bản cần khắc phục: Ứng dụng CNTT vẫn còn chưa đáp ứng kịp với sự thay đổi của chính sách, yêu cầu cải cách, hiện đại hoá quản lý thuế và những thay đổi trong hệ thống tổ chức bộ máy của ngành thuế; hệ thống báo cáo khai thác từ các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành còn hạn chế mức độ tích hợp và tự động hoá của hệ thống ứng dụng chưa cao, hệ thống báo cáo khai thác từ các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành còn hạn chế; Công tác quản trị dự án CNTT còn chưa chuyên nghiệp; Hệ thống chính sách về quản lý CNTT và sử dụng CNTT chưa hoàn chỉnh; Nguồn nhân lực CNTT tốt để triển khai các dự án vẫn còn thiếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về người nộp thuế

Cơ sở dữ liệu người nộp thuế do cấp Cục thuế quản lý về cơ bản đã được tập trung tại cấp Tổng cục, tuy nhiên cơ sở dữ liệu người nộp thuế do cấp chi cục thuế quản lý vẫn còn phân tán, việc khai thác, sử dụng, chia sẻ dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế còn hạn chế.

Việc kết nối, trao đổi, thu thập thông tin về người nộp thuế giữa cơ quan thuế với các bộ, cơ quan, ban, ngành, tổ chức có liên quan còn hạn chế do chưa có cơ chế phù hợp; chưa có cơ sở dực liệu tập trung, và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin giữa các ngành khác nhau, chưa có tiêu chuẩn về thiết bị, tiêu chí kỹ thuật,

hạ tầng kỹ thuật... thống nhất.

* Do công tác thanh tra, kiểm tra

Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã đem lại các tác động tích cực đến công tác quản lý thuế, cụ thể:

- Qua thanh tra, ngoài việc tăng thu vào NSNN khoản tiền thuế khai thiếu, thuế ẩn lậu còn tập trung đôn đốc các khoản tiền thuế nợ đọng bị chiếm dụng vào ngân sách; Phát hiện các dạng ẩn lậu thuế để xử lý kịp thời và kiến nghị điều chỉnh bổ sung chính sách cho phù hợp với thực tế.

- Việc tập trung thanh tra theo các chuyên đề vừa qua đạt hiệu quả cao, việc xử lý được toàn diện, thống nhất không bỏ sót nguồn thu đặc biệt là đối với hoạt động xây dựng cơ bản. Riêng đối với thanh tra chuyên đề các DN trong xây dựng cơ bản đã mang lại kết quả, truy thu, phạt hành vi vi phạm pháp luật thuế và điều chỉnh giảm khá lớn số lỗ của các DN kê khai, chấn chỉnh việc kê khai thuế của DN. Tập trung thanh tra các DN kê khai lỗ bước đầu đã có tác dụng, đánh động đến các DN thường xuyên khai lỗ, đặc biệt đối với các DN có quan hệ giao dịch liên kết.

Bảng 4.11. Tổng hợp đánh giá tình hình thanh tra, kiểm tra thuế

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) 2011/2010 2012/2011

1. Số DN được T.tra, kiểm tra DN 234 263 303 112,3 114,9

2. Số DN trốn thuế DN 15 19 27 126 142

- Số thuế thất thu: triệu đ 160.729 178.421 218.592 111 123

- Số thuế nợ: triệu đ 23.746 34.173 45.016 143 131

3. Xử lý DN

- Xử lý phạt hành chính: DN 43 52 76 120 146

- Truy tố trước Pháp luật: DN 0 0 0 0 0

Nguồn: Cục thuế Ninh Bình

Qua bảng số liệu trên ta thấy, mặc dù số DN được thanh tra, kiểm tra thuế đều tăng theo thời gian, số DN được thanh tra, kiểm tra năm 2011 tăng 12,3% so với năm 2010, năm 2012 tăng 14,9% so với năm 2011, nhưng mức độ thất thu thuế và nợ thuế không giảm mà cũng tăng dần, số DN trốn thuế cũng tăng dần theo từng năm, số DN trốn thuế năm 2011 tăng 26% so với năm 2010, năm 2012 tăng 42% so với năm 2011.

Công tác thanh tra thuế thời gian qua mặc dù đạt được một số kết quả tích cực, tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng các hiện tượng vi phạm các quy định về thuế rất lớn, công tác thanh tra, kiểm tra thuế còn rất nhiều điểm yếu kém:

- Chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng so với yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự khai tự nộp thuế. Số cán bộ thanh tra, kiểm tra năm 2010 chiếm 16%, năm 2011 chiếm 20% và năm 2012 chiếm 28,5% trong tổng số cán bộ công chức toàn ngành thuế Ninh Bình, như vậy đến năm 2012 mới đạt mức bình quân chung khoảng 25-30% theo thông lệ quốc tế.

- Chưa áp dụng toàn diện, đầy đủ thống nhất trong toàn hệ thống, phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế theo phương pháp rủi ro; việc thu thập thông tin người nộp thuế phục vụ cho phân tích đánh giá rủi ro còn chưa tập trung thống nhất. Sổ tay nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra về thuế chưa đựơc hoàn thiện.

- Phương pháp, kỹ năng thanh tra, kiểm tra còn chậm chuyển biến chưa theo kịp diễn biến và sự phát triển nhanh chóng của các công ty, doanh nghiệp. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành kịp thời khi có sảy ra sai phạm.

Những mặt yếu kém trên do nhiều nguyên nhân có thể kể đến như:

Một là, chưa có quy trình phân loại kiểm tra một cách có hệ thống, khoa học để nhằm phát hiện đối tượng có nhiều khả năng trốn thuế, lậu thuế để tiến hành thanh tra, do vậy hiệu quả của thanh tra thuế chưa thật cao.

Hai là, nhìn chung vẫn còn một bộ phận cán bộ thanh tra thuế chưa thật sự đáp ứng yêu cầu của tình hình hiện nay, bộ phận thanh tra thuế mỏng về số lượng, bên cạnh trình độ cán bộ làm công tác thanh tra thuế cũng còn nhiều hạn chế nên hiệu quả công tác thanh tra thuế chưa hiệu quả.

Ba là, việc tiến hành xử lý các trường hợp vi phạm theo quyết định của thanh tra thuế chưa đủ sức răn đe, quyền hạn của bộ phận thanh tra thuế còn ít nên cũng ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác thanh tra thuế.

* Do chế tài xử lý

hành vi vi phạm Luật hay nói cách khác là mức xử phạt còn quá nhẹ.

Tại Điểm 3, Mục II, Phần A Thông tư số 61/2007/TT-BTC của Bộ tài Chính quy định: Một hành vi vi phạm pháp luật về thuế chỉ bị xử phạt một lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về thời hạn tính phạt hành vi vi phạm pháp luật về thuế tại Điểm 1, Điều Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ so khai thuế quá thời hạn quy định từ 5 đến 10 ngày; nhưng theo thông tư 61/2007/TT- BTC của Bộ tài Chính quy định: từ 5 đến 10 ngày làm việc.

Về thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm về lĩnh vực kế toán theo quy định tại Nghị định 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ đã không quy định thẩm quyền xử phạt của ngành thuế, việc này phần nào gây khó khăn về thủ thủ tục xử lý đối với doanh nghiệp.

Biện pháp được các quốc gia sử dụng thành công nhất là chế tài xử phạt rất nặng đối với các hành vi vi phạm. Không chỉ xử phạt về mặt tài chính mà còn cả các biện pháp mang tính hình sự. Điều này đã nâng cao được hiệu quả thực thi của chính sách thuế trong hoạt động xây dựng cơ bản, đồng thời còn nâng cao được ý thức của người nộp thuế.

*Do nhận thức, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế

Trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay có nhiều đơn vị doanh nghiệp có hoạt động xây dựng cơ bản như xây dựng các nhà máy xi măng, các công trình dân dụng, đường giao thông, nạo vét sông hồ, xây dựng hệ thống đê điều ... quy mô và phạm vi rộng. Song, ý thức chấp hành của người nộp thuế chưa cao đã ảnh hưởng tới việc thực thi chính sách. Thất thu thuế là do ý thức chấp hành luật thuế của người nộp thuế. Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu phấn đấu của các nhà kinh doanh là lợi nhuận tối đa. Do vậy, họ luôn tìm cách để tăng lợi nhuận và giảm thiểu chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Với việc cho rằng nộp thuế cho Nhà nước đã làm giảm đi quyền lợi vật chất mà lẽ ra họ được hưởng. Cho nên vì lợi ích trước

mắt và riêng của mình họ luôn có tư tưởng và hành động không tuân thủ pháp luật về thuế, tìm mọi cách để không phải nộp thuế hoặc nộp thuế với mức thấp nhất so với nghĩa vụ phải nộp theo quy định trong các luật thuế. Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB không đăng ký nộp thuế; đăng ký nộp thuế nhưng không kê

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 80 - 89)