Kinh nghiệm chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản ở một số tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 38 - 43)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ TRONG LĨNH VỰC XÂY

2.2.3.Kinh nghiệm chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản ở một số tỉnh

tỉnh trong nước

* Tại tỉnh Nghệ An

Nghệ An hiện quản lý gần 20 dự án, trong đó 6 dự án lớn có số vốn trên 1.500 tỷ đồng/dự án. Hiện tượng một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản không đăng ký nộp thuế hay đăng ký nộp thuế nhưng không kê khai nộp đủ thuế, không cấp hoặc không cấp đủ hóa đơn cho chủ đầu tư trong khi công trình đã nghiệm thu diễn ra khá phổ biến.

Kết quả kiểm tra cho thấy, đã có 50% công trình do các doanh nghiệp ngoại tỉnh thi công chậm đăng ký, kê khai nộp thuế và xuất hóa đơn giao cho chủ đầu tư.

Thống kê của Kho bạc Nghệ An thì số thuế VAT các đơn vị đã xuất hóa đơn cho chủ đầu tư thấp hơn nhiều so với số thuế các đơn vị phải nộp.

Đơn cử, theo số liệu kê khai về thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế giá trị gia tăng tại cơ quan thuế của Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na tính đến đầu tháng 6/2010 đã được Cục Thuế Nghệ An hoàn thuế là gần 12 tỷ đồng.

Cục Thuế Nghệ An đã trực tiếp làm việc và có công văn đề nghị phối hợp với chủ đầu tư nhưng đến nay các đơn vị thi công các hạng mục công trình thủy điện Hủa Na vẫn chưa kê khai thuế giá trị gia tăng hoặc đã kê khai tạm tính theo tỷ lệ 2% mức doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán hàng.

Trường hợp của Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na cũng là tình trạng chung cho các nhà thầu ngoại tỉnh trên địa bàn Nghệ An. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là lợi dụng văn bản cho phép doanh nghiệp được kê khai, đăng ký nộp thuế tại địa bàn đơn vị đóng trụ sở, giữa các ngành liên quan thiếu cơ chế trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ trong quản lý, sử dụng, thanh toán vốn đầu tư xây dựng nên các nhà thầu chậm kê khai nộp thuế, trốn tránh nghĩa vụ liên quan.

đã khó, kiểm soát các công trình doanh nghiệp tỉnh ngoài vào Nghệ An thi công còn khó khăn hơn nhiều bởi hầu hết các đơn vị này đều không có chi nhánh tại Nghệ An và trên công trường khó nắm được người có đầy đủ tư cách pháp nhân làm đại diện.

Doanh nghiệp, cơ sở cung ứng vật tư tư nhân tìm mọi cách khất lần, thậm chí không có hóa đơn giá trị gia tăng, cơ quan chuyên môn buông lỏng kiểm soát trước khi thanh toán vốn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trốn thuế.

Như vậy, chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản các nhà thầu ngoại tỉnh, biện pháp quan trọng nhất vẫn là thanh toán vốn theo tiến độ, khối lượng thực hiện, công trình, hạng mục công trình hoàn thành.

Hiện ngành thuế đã phát đi hơn 30 công văn đôn đốc các nhà thầu kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng hoạt động xây dựng cơ bản ngoại tỉnh và công văn phối hợp với các chủ dự án thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế.

Đến thời điểm được quy định, nếu đơn vị nào không chấp hành, Cục Thuế Nghệ An sẽ trực tiếp làm việc với chủ đầu tư trừ qua khối lượng thanh toán kỳ tiếp theo và xử lý theo luật định là phạt nộp chậm, phạt không kê khai thuế./.

* Tại Thanh Hoá

Những năm gần đây, nhờ tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, cải thiện môi trường đầu tư nên huy động vốn đầu tư phát triển ở Thanh Hóa tăng nhanh. Tổng thu NSNN trong các năm đều tăng cao. Dù vậy, thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản (XDCB) chưa tương xứng với nguồn vốn đầu tư phát triển. Ngoài khó thu thuế XDCB ở các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, nhất là thu xây dựng nhà ở tư nhân, kết quả thu thuế đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách Nhà nước cũng không đáng kể. Dường như quản lý nhà nước trên lĩnh vực này còn những khe hở để nhà thầu trốn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan.

Thanh tra tài chính ở các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Bá Thước, Nông Cống, Triệu Sơn (Thanh Hóa) cho thấy: Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB không đăng ký nộp thuế; đăng ký nộp thuế nhưng không kê khai nộp đủ thuế; không cấp hoặc không cấp đủ hóa đơn cho chủ đầu tư trong khi công trình đã

nghiệm thu. Kết quả kiểm tra, rà soát của tổ công tác liên ngành tỉnh Thanh Hóa gần đây phát hiện 171 công trình do các đơn vị trong tỉnh thi công, 64 công trình do các doanh nghiệp ngoại tỉnh thi công chậm đăng ký, kê khai nộp thuế và xuất hóa đơn giao cho chủ đầu tư. Qua tổng hợp, thống kê báo cáo của Kho bạc tỉnh Thanh Hóa thì số thuế VAT các đơn vị đã xuất hóa đơn cho chủ đầu tư thấp hơn rất nhiều so số thuế các đơn vị phải nộp. Đến thượng tuần tháng 12-2012 kho bạc tỉnh đã thanh toán khối lượng hoàn thành và thanh toán hoàn ứng 4.297.611 triệu đồng nhưng các đơn vị xuất hóa đơn VAT được 159.318 triệu đồng, đạt 41% so với giá trị tuyệt đối 390.691 triệu đồng thuế VAT phải nộp. Tỷ lệ xuất hóa đơn so thuế VAT phải nộp đối với các công trình thuộc ngân sách xã, huyện, tỉnh quản lý chỉ đạt từ 31% đến 38%, nhóm công trình xây dựng từ nguồn ngân sách T.Ư đạt 59%.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nêu trên, là lợi dụng văn bản cho phép doanh nghiệp được kê khai, đăng ký nộp thuế tại địa bàn đơn vị đóng trụ sở, giữa các ngành liên quan thiếu cơ chế trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ trong quản lý, sử dụng, thanh toán vốn đầu tư xây dựng nên các nhà thầu chậm kê khai nộp thuế, trốn tránh nghĩa vụ liên quan. Việc quản lý các đơn vị có trụ sở ở tỉnh đã khó, kiểm soát các công trình doanh nghiệp tỉnh ngoài vào tỉnh Thanh Hóa thi công còn khó hơn nhiều bởi hầu hết các đơn vị này đều không có chi nhánh tại tỉnh Thanh Hóa và trên công trường khó nắm được người có đầy đủ tư cách pháp nhân làm đại diện. Doanh nghiệp, cơ sở cung ứng vật tư tư nhân tìm mọi cách khất lần, thậm chí không có hóa đơn GTGT, cơ quan chuyên môn buông lỏng kiểm soát trước khi thanh toán vốn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trốn thuế. Thêm vào đó, đôi khi vì lý do tế nhị, lợi ích song phương mà chủ đầu tư thiếu kiểm tra, đôn đốc, phớt lờ việc thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan của nhà thầu, tâm lý "khoán trắng" nhiệm vụ quản lý thuế cho ngành thuế cũng làm gia tăng thất thu thuế trong lĩnh vực XDCB. Xét về chủ quan, ngành thuế chưa làm tròn trách nhiệm trong quản lý, khai thác triệt để nguồn thu từ XDCB. Trách nhiệm của cán bộ, cơ quan thuế phải thường xuyên cập nhật, nắm nguồn thu phát sinh, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi nhà thầu thực hiện nghĩa vụ giao nộp thuế cho nhà nước. Mấy năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa phân bổ vốn đầu tư XDCB từ đầu năm, thực hiện

phân cấp trong đầu tư XDCB, áp dụng phương thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu, ngành thuế hoàn toàn có khả năng nắm được nguồn vốn đầu tư, số nhà thầu đang thi công các công trình, dự án, cập nhật tiến độ thực hiện để khai thác nguồn thu thuế trong lĩnh vực XDCB. Nghịch lý là cán bộ, cơ quan quản lý thuế phải chạy theo nhà thầu để vận động, đôn đốc, áp đặt mức thu; chủ đầu tư, cán bộ tài chính phải chạy theo nhà thầu để quyết toán công trình đã đưa vào sử dụng.

Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa yêu cầu nhà thầu xuất trình đầy đủ hóa đơn mới nghiệm thu, quyết toán khối lượng thực hiện là biện pháp trong tầm tay, góp phần hạn chế tình trạng chậm, trốn nộp thuế trong lĩnh vực XDCB. Trong quản lý xây dựng, ngoài duy trì chế độ giao ban nắm tiến độ thi công, khối lượng thực hiện, hằng tháng, hằng quý các bộ phận liên quan yêu cầu nhà thầu hoàn thiện đầy đủ hồ sơ thanh toán theo khối lượng thực hiện, kiên quyết xuất toán phần khối lượng không có hóa đơn GTGT. Từ đó, không chỉ bảo đảm tiến độ thi công, khi bàn giao, nghiệm thu đưa các hạng mục công trình vào sử dụng chủ đầu tư đồng thời cũng hoàn thành hồ sơ quyết toán công trình. Với cách làm này, có nhà thầu đang thi công bỏ dở công trình cũng phải xuất trình đủ hóa đơn, hoàn tất thủ tục mới được thanh, quyết toán hết khối lượng thực hiện.

Cùng quan điểm này, Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa đưa ra biện pháp: Ngay khi kiểm tra hồ sơ thanh toán phải yêu cầu nhà thầu xuất trình đầy đủ hóa đơn. Trường hợp thiếu hóa đơn, kê khai nộp thuế không tương ứng với doanh thu phải kiến nghị cơ quan liên quan truy thu phần hao hụt. Cái khó là các cơ quan phân bổ, quản lý, sử dụng, cấp phát vốn hoạt động tương đối độc lập, chưa xây dựng được cơ chế trao đổi thông tin nên tình trạng thất thu thuế trong XDCB còn lớn. Do vậy phải tăng cường thanh tra, kiểm tra XDCB, góp phần chống thất thu thuế trên lĩnh vực này. Tiến hành kiểm toán, thẩm định độc lập cũng là giải pháp nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí, ràng buộc nhà thầu phải hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan. Thêm vào đó phải ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư, yêu cầu các đơn vị thi công thực hiện nghĩa vụ giao nộp thuế cho nhà nước đi đôi với việc phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của cơ quan quản lý thuế, cán bộ thuế trong tổ chức, thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đối với các chi cục thuế huyện thị, cơ quan quản lý thuế tăng cường kiểm tra việc kê khai, giám sát thực hiện nghĩa vụ thuế, quản lý sử dụng hóa đơn ở các doanh nghiệp xây dựng đang thi công các công trình trên địa bàn. Mặt khác, các đơn vị giao chỉ tiêu thi đua, áp dụng phương thức khoán địa bàn, khoán thu buộc các cán bộ thuế phải sâu sát cơ sở nhằm quản lý, khai thác triệt để nguồn thu phát sinh. Điển hình như kết quả cơ quan thuế huyện Như Xuân đã thu được hơn 415 triệu đồng tiền thuế của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đang thi công 77 công trình trên địa bàn huyện.

Việc chống thất thu thuế trong lĩnh vực XDCB phải có sự phối hợp đồng bộ của các ngành liên quan. Điểm mấu chốt là ngành thuế phải nắm được số lượng công trình, những đơn vị nào thi công, khối lượng, giá trị thực hiện để làm căn cứ tính thuế. Với chức năng tham mưu, quy hoạch các dự án đầu tư phát triển, định kỳ Sở Kế hoạch&Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cung cấp thông tin tên các dự án đầu tư được phê duyệt, tổng mức đầu tư, các đơn vị trúng thầu, địa chỉ, địa điểm, thời gian thực hiện và kết thúc hợp đồng để Cục Thuế theo dõi việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các nhà thầu. Đối với những doanh nghiệp chưa tự giác, thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan, cơ quan quản lý nhà nước thông báo công khai để các chủ đầu tư biết, xem xét lại năng lực tài chính của nhà thầu, kiên quyết loại ra khỏi danh sách dự thầu các công trình xây dựng đối với những doanh nghiệp cố tình dây dưa, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, hệ thống Kho bạc nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp, hỗ trợ thu thuế xây dựng trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, Kho bạc nhà nước đã đôn đốc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án yêu cầu đơn vị thi công viết hóa đơn giao cho chủ đầu tư lập hồ sơ thanh toán giá trị hoàn thành, đồng thời hằng quý cung cấp thông tin thanh toán vốn đầu tư XDCB chi tiết đến từng danh mục dự án cho cơ quan thuế theo dõi, đối chiếu, tránh bỏ sót nguồn thu. Tuy nhiên ngành thuế phát lệnh thu, kho bạc mới có thể từ chối giải ngân phần khối lượng thiếu hóa đơn thanh toán hoặc truy thu tiền thuế.

Theo Cục Thuế Thanh Hóa, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường thanh tra, kiểm soát, phối hợp đồng bộ đầy tinh thần trách nhiệm giữa các ngành

trong tỉnh đã và đang tạo điều kiện cho tập thể cán bộ ngành thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Dẫu vậy, chống thất thu thuế trong lĩnh vực XDCB, biện pháp quan trọng nhất vẫn là khi thanh toán vốn theo tiến độ, khối lượng thực hiện, công trình, hạng mục công trình hoàn thành, ngoài các thủ tục theo quy định phải yêu cầu các tổ chức, cá nhân thi công công trình XDCB, khi có khối lượng nghiệm thu phải lập phiếu giá thanh toán và xuất hóa đơn GTGT thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao cho chủ đầu tư. Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm giữ lại số tiền thuế khi thanh toán theo đề nghị của cơ quan thuế, để nộp vào ngân sách Nhà nước, không thanh toán vốn cho các nhà thầu khi không có hóa đơn. Những tổ chức, cá nhân thanh toán sai quy định phải làm rõ trách nhiệm, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Kho bạc nhà nước và các chủ đầu tư (các ban quản lý dự án) đóng trên địa bàn tỉnh có sử dụng nguồn vốn XDCB thuộc ngân sách nhà nước tăng cường phối hợp với cơ quan thuế, quản lý thu 2% thuế GTGT theo quy định khi thực hiện cấp phát, thanh toán vốn theo khối lượng XDCB hoàn thành cho các đơn vị XDCB vãng lai ngoại tỉnh để nộp vào ngân sách Nhà nước. Đồng thời thông báo tiến độ giải ngân vốn XDCB cho cơ quan thuế để theo dõi, kiểm tra giám sát việc kê khai, nộp thuế của các nhà thầu. Với cách làm này, ngay từ năm 2009 nguồn thu từ XDCB ở tỉnh Thanh Hóa đạt 150% so với cùng kỳ, góp phần nâng thu ngân sách tỉnh lên 2.520 tỷ đồng, bằng 112% dự toán tỉnh giao.

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 38 - 43)