Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 54 - 56)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.3.Phương pháp phân tích

* Diễn giải, đối chiếu chính sách

Phương pháp này được sử dụng để rà soát các quy định, chính sách về thuế, phát hiện các điều hợp lý và bất hợp lý của chính sách trong thực tế, đồng thời phát hiện các khoảng trống của chính sách để hoàn thiện và bổ sung chính sách

* Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả về mức độ như số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất để miêu tả tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp cũng như năng lực của cơ quan quản lý thuế.

* Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá xu hướng biến động của mức nộp thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của các doanh nghiệp, đóng góp của thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản vào ngân sách của tỉnh.

* Phương pháp phân tổ thống kê

- Phân tổ các DN có mức thất thu thuế khác nhau để phát hiện các nguyên nhân thất thu thuế

- Phân tổ các doanh nghiệp theo quy mô, theo mức tuân thủ pháp luật, v.v....; - Phân tổ cán bộ quản lý theo trình độ, lứa tuổi, giới tính, v.v... để đánh giá năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

* Phương pháp khảo sát nhanh có sự tham gia (Participatory Rappid Assessment: PRA)

Thuế là nguồn thu ngân sách chủ yếu. Đánh giá công tác thu thuế được khảo sát cả cơ quan quản lý thuế và đối tượng nộp thuế. Trong đề tài sử dụng phương pháp PRA nhằm thu thập tài liệu phản ánh về tình hình thu thuế , thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình một cách khách quan. Đây là cơ sở khoa học cho việc phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng thất thu thuế nói chung và thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nói riêng. Trên cơ sở khảo sát nhanh có sự tham gia của các cơ quan quản lý thuế và các đối tượng nộp thuế để đưa ra giải pháp thích hợp nhằm chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản cho địa phương.

* Cây vấn đề và SWOT, xếp hạng ưu tiên năm trong phương pháp PRA - Phương pháp cây vấn đề

Tổng kết các kết quả nghiên cứu được trình bày trên một quan điểm nào đó để hoàn thành các mục tiêu đã xác định được gọi là phương pháp cây vấn đề. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá một cách có hiệu quả về kết quả nghiên cứu từ nguồn tài liệu thu thập qua khảo sát thực tế, điều tra, phỏng vấn trực tiếp, tập hợp thông tin, và tổng kết lý thuyết.

Đề tài vận dụng phương pháp cây vấn đề để phân tích nguyên nhân thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Phân tích ảnh hưởng, tác động của thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản đến mức thu ngân sách của tỉnh Ninh Bình.

- Phương pháp SWOT

thách thức trong quản lý thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, đánh giá tính khả thi của các giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Phương pháp xếp hạng ưu tiên

Để phát hiện và đưa ra các giải pháp quan trọng, cấp trong lĩnh vực xây dựng cơ bản cho Ninh Bình, phương pháp xếp hạng ưu tiên được sử dụng trong đề tài. Tổng hợp kết quả điều tra, phỏng vấn trên cơ sở xếp hạng ưu tiên theo các tiêu thức lựa chọn nghiên cứu, cho điểm để đánh giá công tác thu thuế của cơ quan quản lý thuế; trách nhiệm đóng góp của các đối tượng nộp thuế; thực trạng thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản đang xảy ra trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 54 - 56)