6. Cấu trúc luận án
1.2. Nghiên cứu biểu tượng trong tiểu thuyết Murakami
Từ nhiều năm nay, Murakami đã trở thành một “hiện tượng” trên văn đàn thế giới. Thế nhưng, trong phạm vi tài liệu chúng tôi thu thập được, vấn đề biểu tượng trong sáng tác của Murakami chưa nhận được sự quan tâm thích đáng và chưa có một cơng trình chun sâu nào được xuất bản.
1.2.1. Ở nước ngoài
Hầu hết các bài viết về biểu tượng trong tiểu thuyết Murakami ở nước ngoài chủ yếu mới dừng lại ở việc định danh một số biểu tượng của Murakami chứ chưa đi sâu phân tích. Một số bài viết trên cơ sở khảo sát tác phẩm Murakami từ các phương diện khác nhau đã chạm đến hoặc phân tích một vài biểu tượng cụ thể nhưng nhìn chung tính hệ thống về nghiên cứu biểu tượng của tiểu thuyết Murakami vẫn đang là vấn đề bỏ ngỏ.
Bài viết She’s just not there: A study of psychological symbols in Murakami’s work (Cơ ấy khơng
ở đó: Một nghiên cứu về các biểu tượng tâm lý trong tác phẩm Murakami) của Johanna Nygren là bài
viết tìm hiểu về biểu tượng giấc mơ trong Biên niên kí chim vặn dây cót dưới cái nhìn của lý thuyết phân tâm học. Tác giả nhận thấy giấc mơ giữ vai trò quan trọng trên hành trình tìm lại chính mình của nhân vật chính. Trong q trình tìm hiểu, Johanna Nygren chỉ ra mối liên hệ giữa biểu tượng giấc mơ với hai biểu tượng giếng và căn phòng. Tác giả khẳng định sự xuất hiện của hai biểu tượng trên chính là đường dẫn nối kết giữa thế giới thực và ảo, giữa không gian tỉnh và mơ của nhân vật. Giếng là biểu tượng của tâm trí rối bời mà nhân vật đang phải trải qua và căn phòng là biểu tượng cho người phụ nữ. Mặc dù khơng đi sâu phân tích kĩ từng biểu tượng nhưng bài viết có những gợi mở thú vị cho người đọc trong việc tiếp nhận tiểu thuyết của Murakami [115].
Deirdre Flynn trong luận án Literature’s Postmodern Condition: Representing the Postmodern in
the Translated Novel (Điều kiện hậu hiện đại của văn học: Tái hiện hậu hiện đại trong tiểu thuyết dịch, 2014), tìm hiểu tầm ảnh hưởng của văn học hậu hiện đại đến sáng tác của Murakami. Tác giả đã
lựa chọn một số tác phẩm tiêu biểu của Murakami để phân tích làm rõ quan điểm của mình đặt ra trong luận án. Và trong một số chương, Deirdre Flynn có định danh, phân tích ngắn gọn về vài biểu tượng mà Murakami đã sử dụng. Cụ thể, ở chương 2: The Condition of the Contemporary, mục 2.1. A Wild Sheep Chase, trang 116, Deirdre Flynn có nhắc đến biểu tượng “cừu” trong tiểu thuyết Cuộc săn cừu
hoang với ý nghĩa “đối với Murakami, cừu là loại biểu tượng của sự phát triển khơng kiểm sốt mà
nhà nước Nhật Bản theo đuổi trong tiến trình hiện đại hóa” [99,116]; mục 2.5.1Q84, trang 168, khi tìm hiểu tầm quan trọng của sự kết nối đối với cuộc sống nhân vật chính 1Q84, hành trình tìm kiếm tự ngã bắt buộc họ phải liên kết với người khác thông qua thấu hiểu và chia sẻ, tác giả phân tích tâm trạng nhân vật Aomame khi đối diện với ranh giới giữa sự sống và cái chết đã liên hệ với biểu tượng “nước ối”, nước theo ý nghĩa của sự tái sinh, sự mặc khải: “Biểu tượng của nước và sự im lặng mặc khải của Aomame mang lại cho tâm trí những gì trống rỗng của Biên niên kí chim vặn dây cót và nước của những dịng suối, ao hồ của Xứ sở diệu kì tàn bạo và chốn tận cùng thế giới” [99,168]. Ở chương 4:
Positioning the Postmodern Female, Deirdre Flynn khảo sát vai trò của người phụ nữ trong tiểu thuyết
của Murakami. Tác giả nhắc đến biểu tượng cổ mẫu phức hợp: mẹ/gái điếm và cho rằng: “những người phụ nữ của Murakami tiến triển thành một điều gì đó phức tạp hơn và cuối cùng cùng chia sẻ không gian hậu hiện đại”.
M. Buttner trong luận án A Sartrean Perspective on Inertia and Alienation in “The Silent Cry”
by Kenzaburo Oe and “The Wind-up Bird Chronicle” by Murakami (Một quan điểm của Chủ nghĩa hiện sinh về sự thụ động và tha hóa trong “Tiếng gào câm lặng” của Kenzaburo Oe và “Biên niên kí chim vặn dây cót” của Murakami, 2012) nhắc đến hình ảnh giếng với ý nghĩa tượng trưng của tâm trí,
của thế giới vô thức mà nhân vật cần phải đào sâu để đi đến mục đích cứu mình và đem hạnh phúc trở lại. Hành động của các nhân vật khi tìm xuống giếng sâu chính là hành trình tìm đến với bản ngã, đến cốt lõi sâu thẳm trong mỗi cá nhân [90,45].
Năm 2009, trong chương IV: Murakami’s History: Unspeakable Thought Spoken của luận án From Postmodern to Post Bildungsroman from the Ashes: An Alternative Reading of Murakami Haruki and Postwar Japanese Culture (Từ hậu hiện đại đến hậu tiểu thuyết giáo huấn từ đống tro tàn: Một cách đọc khác về Murakami Haruki và văn hóa Nhật Bản thời hậu chiến), Chiaki Takagi mặc dù
không trực tiếp nghiên cứu về biểu tượng của Murakami song đơi lúc, trong q trình phân tích nội dung của các tiểu thuyết, tác giả đã gọi tên một số biểu tượng như: con đường (ngõ hẹp), giếng, cừu,
bóng/bóng tối [137].
Roos Bunnik khi vận dụng lý thuyết về ngôn ngữ của Barthes để luận bàn dụng ý của Murakami khi xây dựng một số văn cảnh mà các nhân vật hầu như triệt tiêu ngôn ngữ. Roos Bunnik gọi đó là những “kí hiệu rỗng” (empty signs) và cho rằng nhân vật trong tiểu thuyết Rừng Na Uy luôn mang một
tâm trạng trống rỗng, hoang mang giữa lòng thủ đô Tokyo rộng lớn. Mặc dù Tokyo là một trong những thành phố lớn nhất thế giới, nhưng sự phát triển của nó đang xoay xung quanh một trung tâm trống rỗng tưởng tượng. Tokyo là biểu tượng của sự trống rỗng trong hành trình giao thoa, phát triển khơng có nền móng vững chắc dưới sự ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa phương Tây [121].
Heather H. Yeung trong More than the Sum of its Parts Popular Music, Gender and Myth in
Haruki (Hơn cả tổng số phần của nó: Âm nhạc, Giới tính và Huyền thoại trong Haruki) là một trong những bài viết nghiên cứu chi tiết nhất về vai trị của biểu tượng âm nhạc trong hành trình kiếm tìm bản ngã của nhân vật. Tác giả khảo sát sự xuất hiện của yếu tố âm nhạc trong mỗi tác phẩm (từ truyện ngắn đến tiểu thuyết) và nhận thấy hầu như mỗi kí ức, mỗi giai đoạn quan trọng trong cuộc đời nhân vật đều gắn kiền với một ca khúc mang ý nghĩa nào đó. Và chỉ cần sự khơi mở của tiết tấu, nhân vật sẽ lần theo để tìm về với chính mình. Nói cách khác, “đối với Murakami, âm nhạc là phương tiện tốt nhất để thâm nhập vào sâu thẳm của vô thức, vào cốt lõi của bản thân”. Âm nhạc là phơng nền văn hóa, “kí
ức văn hóa” của mỗi người, “nếu bạn mất kết nối với vơ thức và kí ức của mình, có vẻ như Murakami đang bình luận, bạn từ bỏ bản thân và tất cả các khía cạnh mà nó tạo ra, và bạn đánh mất bản sắc văn hóa – vai trị giới tính, cùng với nhu cầu của bạn dành cho âm nhạc” [152,38].
Matthew Strecher trong loạt bài phân tích về các tiểu thuyết của Murakami đã đề cập đến một số biểu tượng được nhà văn sử dụng trong tác phẩm. Cụ thể trong bài viết về tiểu thuyết Biên niên kí chim vặn dây cót, tác giả cho rằng “giếng” “là một motif chính trong tiểu thuyết của Murakaimi như
một ống dẫn giữa hai thế giới ý thức và vơ thức”; cịn hình ảnh “chim vặn dây cót” là “biểu tượng của sức mạnh hệ thống, thao túng và kiểm soát người dân”. Trong bài viết hướng dẫn cách đọc Kafka bên
bờ biển, Matthew Strecher nhận thấy motif “bóng” mang ý nghĩa biểu tượng “của cổng thông tin, là
ống dẫn giữa thế giới vật lý và siêu hình, giữa linh hồn và xác thịt”. Tác giả cịn tìm thấy mối quan hệ giữa hai biểu tượng Johnny Walker và đại tá Sanders là “những nguyên mẫu của nội tâm, là đối lập giữa hủy diệt – sự sống” [133,34].
Murakami’s “The Wind-up Bird Chronicle”, A reader's guide (“Biên niên kí chim vặn dây cót” của Murakami, hướng dẫn người đọc) là chuyên luận được Matthew Strecher viết với mong muốn chia
sẻ cách tiếp cận một trong những tiểu thuyết hấp dẫn của Murakami - Biên niên kí chim vặn dây cót. Người viết đã dụng cơng khi đi sâu nghiên cứu, phân tích nhiều vấn đề liên quan đến quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật của Murakami. Chúng tơi nhận thấy có một số vấn đề đáng chú ý mà tác giả đặt ra có liên quan đến biểu tượng trong tiểu thuyết Biên niên kí chim vặn dây cót như: Darkness
and light (Bóng tối và ánh sáng) (tr.6); The well and The mark (Giếng và vết bầm) (tr.21), Cinnamon and The labyrinth (Quế và mê cung) (tr.30); The well: conduit between World (Giếng: đường dẫn giữa các thế giới) (tr.49). Matthew Strecher cho rằng sự xuất hiện dày đặc của những chi tiết kể trên là
những motif quen thuộc mà nhà văn sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm chuyển tải quan niệm về cuộc sống Nhật Bản hiện đại. Tác giả khẳng định, “Tiểu thuyết mô tả một cổ mẫu biểu tượng giữa thiện và ác, sự phân giải trong đó có khả năng đem lại sự sống cho vùng đất hoang” [133,41]. Đây có thể xem là gợi mở quan trọng giúp chúng tơi có thêm định hướng trong q trình “đánh thức” những biểu tượng cịn “ngủ mê” trong tiểu thuyết Murakami.
Trong số các tiểu luận về tiểu thuyết Murakami có liên quan đến biểu tượng, chúng tơi nhận thấy có bài viết Murakami’s Deconstructive Reading of the Myth of Johnnie and Colonel Sanders in Kafka
on the Shore (Đọc giải cấu trúc huyền thoại về Johnnie và Colonel Sanders trong Kafka bên bờ biển của Murakami, 2012) của Djakaria phân tích kĩ hai biểu tượng mới trong Kafka bên bờ biển. Mượn hai
biểu tượng thương hiệu nổi tiếng trên thế giới là Johnnie Walker và Colonel Sanders, Murakami “đưa họ vào một hành trình, mang lại cho họ một ý nghĩa mới cho sự tồn tại, cuối cùng là nỗ lực để giải cấu trúc huyền thoại cho hai biểu tượng của cuốn tiểu thuyết” [95,93]. Djakaria cho rằng với ý nghĩa ban đầu của biểu tượng, cả hai đều có những đặc điểm mà các biểu tượng được tạo ra cho một số mục đích nhất định, ví như “thương hiệu có thể nhận ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới đã sống sót sau những cơn co giật kinh tế. Murakami mang lại những đặc điểm mới cho biểu tượng hồn tồn trái ngược với ý nghĩa tích cực”. Nếu trong thực tế, biểu tượng Johnnie Walker mang ý nghĩa của “sự thành công, và thành cơng sẽ dẫn đến hạnh phúc” thì trong Kafka bên bờ biển, ơng đã biến Johnnie Walker trở thành một nhân vật phản diện, một biểu tượng tiêu cực trong mối quan hệ với sự thất bại. Đại tá Sanders là biểu tượng nổi tiếng của chuỗi thức ăn nhanh gà rán Kentucky trên tồn thế giới. Đó là “biểu tượng của chủ nghĩa tư bản cung cấp hàng hóa và sản phẩm tốt nhất cho phúc lợi con người. Trong cuốn tiểu thuyết, Murakami giải cấu trúc chủ nghĩa tư bản trở thành thứ tồi tệ nhất: đại tá Sanders là kẻ dắt mối,
quản lý gái mại dâm, “hành động bị xã hội lên án là tàn ác và vơ đạo đức, do đó hình ảnh đại tá Sanders chuyển từ ý nghĩa tích cực thành tiêu cực” [95,100]. Bài viết đã có những luận giải thuyết phục nhằm góp phần khẳng định điều mà Murakami ln phủ nhận, đó là nghệ thuật sử dụng biểu tượng nhằm tạo ra những tầng nghĩa mới, dày đặc trong tác phẩm của nhà văn.
1.2.2. Ở Việt Nam
Tìm hiểu tiểu thuyết Murakami từ biểu tượng vẫn còn là khoảng trống khá lớn trong nghiên cứu ở Việt Nam. Vấn đề biểu tượng trong sáng tác của Murakami được nhắc đến trong nhiều bài viết nhưng đi phân tích chuyên sâu về biểu tượng một cách hệ thống thì vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đáng chú ý.
Nguyễn Anh Dân có nhiều bài nghiên cứu về tiểu thuyết Murakami, trong đó có vấn đề biểu tượng. Trong Yếu tố huyền ảo trong sáng tác Haruki Murakami, tác giả chú ý đến cảm quan huyền ảo, đồng thời quan tâm đến thế giới biểu tượng mà Murakami xây dựng trong tác phẩm: “Thế giới biểu tượng trong sáng tác Murakami đa dạng và phức tạp, nó trải dài trên các bình diện khơng gian, thời gian, nhân vật đến cấu trúc, kết cấu” [16,45]. Tác giả khảo sát âm nhạc, một đặc trưng trong tiểu thuyết Murakami, góp phần tạo ra nhịp điệu và những dụng ý nghệ thuật cụ thể: “Âm nhạc xuất hiện như một diễn giả trong tác phẩm của Murakami nhưng quan trọng hơn cả chúng can dự một cách sâu sắc đời sống của nhân vật, điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng có cơ duyên với cái huyền ảo. Thế giới của âm nhạc là một thế giới khó đốn định, thăng trầm bất ngờ cũng giống như bản chất của thế giới huyền ảo: nhân vật dễ đắm chìm vào mà khó thốt ra” [16,56].
Trong Hệ thống biểu tượng trong “Biên niên kí chim vặn dây cót”, Nguyễn Anh Dân đã giải mã một số biểu tượng trong tiểu thuyết Biên niên kí chim vặn dây cót. Đây là bài viết có những phân tích khá sâu, góp phần cung cấp một số gợi mở trong việc nghiên cứu biểu tượng trong tiểu thuyết Murakami. Tác giả cho rằng không chỉ đồ vật, con vật, hiện tượng mang tính biểu tượng mà “mỗi nhân vật là một biểu tượng – trước hết là biểu tượng cho chính mình. Trong thế giới nhân vật ấy, có những con người biểu tượng cho quyền lực, cho nhục dục như Wataya Noboru, có những con người biểu tượng cho nỗi nhục quá khứ như Mamiya” [17].
Bài viết Sự xóa nhịa ranh giới trong hiện thực và siêu thực trong tiểu thuyết Murakami (2012) là một tiểu luận khá cơng phu, có những luận giải thuyết phục khi tìm hiểu cách nhà văn xây dựng những thế giới song song, đan cài giữa thực - ảo. Điểm đáng chú ý ở bài viết là tác giả đã tập trung phân tích các biểu tượng: “cái bóng”, “cái giếng” và “âm nhạc” nhằm làm rõ cách sử dụng biểu tượng để tạo nên những thế giới thực ảo lẫn lộn trong tiểu thuyết của Murakami [79].
Biểu tượng cổ mẫu và thực tại phức diện qua tiểu thuyết Murakami Haruki của Nguyễn Bích
Nhã Trúc là bài nghiên cứu khá công phu, cung cấp những luận giải khá rành mạch về nghệ thuật sử dụng biểu tượng trong tiểu thuyết Murakami. Tác giả tìm hiểu ba biểu tượng cổ mẫu tiêu biểu trong sáng tác của Murakami là: cái bóng, phức cảm Oedipus và linh hồn. Nhã Trúc kết luận: “Với những biểu tượng văn hóa cổ mẫu trong tác phẩm, Murakami đã khơi dậy những vô thức tập thể của nhân loại, phản ánh chân thực sự đa chiều, phức diện trong đời sống tinh thần của con người hiện đại” [81].
Nghiên cứu tiểu thuyết Murakami dưới góc nhìn kí hiệu học cũng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Bài viết Mã văn hóa Nhật qua biểu tượng trong “Biên niên kí chim vặn dây
cót” của Murakami của Lương Hải Vân tìm hiểu mã văn hóa xứ Phù Tang qua việc khảo sát các biểu
tượng: nước, chim vặn dây cót và giấc mơ cùng mặc cảm về cái chết như các biểu tượng tâm thức Nhật Bản đặc trưng. Qua việc khảo sát những biểu tượng này, tác giả muốn làm rõ sự kế thừa tâm thức dân tộc của nhà văn Murakami trong tác phẩm của mình [61,457].
Gần đây, trong chuyên luận Nhà văn Nhật Bản thế kỉ XX (2018), Đào Thị Thu Hằng đã chú ý đến các biểu tượng trong tiểu thuyết Murakami. Tác giả tập trung đến hai biểu tượng chính là “cái giếng” và “mèo” rồi đi đến kết luận: “Thế giới biểu tượng trong truyện ngắn Murakami, dù là vật hay con vật thì vẫn ln gắn liền với hình ảnh con người hậu hiện đại với nhiều đổ vỡ nghiêm trọng trong đời sống tinh thần. Nó là biểu trưng cho những mất mát, những vấn đề ai cũng có thể một lần trong đời phải đối mặt. Hãy tự tìm cách xoay xở để vượt lên chính mình, đó chính là thơng điệp mà tác giả gửi gắm qua các biểu tượng này” [29,249].
Điểm qua các cơng trình trên, chúng tôi nhận thấy tuy các nhà nghiên cứu Việt Nam chưa tập