Biểu tượng “nhà” hay nỗi ám ảnh và kí ức đau buồn

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami (Symbols in Haruki Murakami’s novels) (Trang 72)

6. Cấu trúc luận án

3.2. Biểu tượng “nhà” hay nỗi ám ảnh và kí ức đau buồn

3.2.1. “Nhà”: nỗi ám ảnh và kí ức đau buồn

Nhà được “coi như trung tâm của thế giới, là hình ảnh của vũ trụ” [11,677]. Điều này thể hiện ở hình ảnh của những ngôi nhà truyền thống của Trung Hoa, Ả rập, chiếc nhà lều của người Mông Cổ. Trong quan niệm của người Ailen về nhà ở, “dường như ngôi nhà tượng trưng cho thái độ và vị trí của lồi người đối với sức mạnh tối cao của Thế giới Khác” [11,678].

Trong tiểu thuyết Murakami, nhà là biểu tượng quen thuộc bởi kế thừa dòng chảy của hệ thống biểu tượng sẵn có, tồn tại từ xa xưa trong lịch sử văn hóa của nhân loại. Nhà cịn là biểu tượng sáng tạo với những tầng nghĩa đặc sắc, giúp chuyển tải quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người, cũng như cá tính sáng tạo của nhà văn. Đọc Murakami, người đọc thường bắt gặp nhiều không gian khác nhau: từ không gian sinh hoạt đời thường đến không gian ảo chỉ tồn tại trong tâm tưởng. Và đó cũng là mơi trường để một số biểu tượng về không gian tồn tại: biểu tượng ngôi nhà, đền thờ, thư viện, hoang mạc, rừng... trong thế giới thực hay biểu tượng khách sạn, hang, giếng... xuất hiện trong giấc mơ, trên hành trình nhân vật tìm kiếm bản ngã. Trong khn khổ luận án này, chúng tôi chỉ tập trung làm rõ biểu tượng nhà và những biến thể của nó trong tiểu thuyết Murakami.

Elena M Shulgina và Yang Fang trong Khái niệm “Gia đình” trong quan điểm ngơn ngữ học

Nga và Trung Quốc về thế giới (The concept “Family” in the Russian and Chinese Linguistic Views of the World) đã xác định nội hàm của khái niệm nhà như sau: “Nhà là biểu tượng của một gia đình lí

tưởng, nơi giữ truyền thống gia đình, nơi mơ ước và theo đuổi hạnh phúc và cuộc sống bình yên trở thành hiện thực” [125,166]. Y Okeyinka trong Ý nghĩa của ngôi nhà trong văn hóa Yoruba (The meaning of home in Yoruba Culture) khẳng định: “Ngơi nhà có nghĩa là cái nơi, nơi thoải mái, nơi trú

ẩn, nơi ở và an tồn” [118]. Ngơi nhà chính là mái ấm, thiên đường hạnh phúc – điểm dừng chân và cũng là đích đến cho mỗi hành trình tìm kiếm hạnh phúc của con người. Tuy nhiên, Murakami dường như đã tạo ra những phản đề khi sáng tạo biểu tượng nhà trong các sáng tác của mình. Nhà trong tiểu thuyết Murakami không phải là mái ấm, là nơi giữ lửa hạnh phúc mà đó là ngục tù kìm hãm bản ngã cá nhân, khiến con người chịu đựng trong sự cam chịu hoặc tìm mọi cách để chạy trốn khỏi khơng gian bức bối đó.

Cậu bé Kafka (Kafka bên bờ biển) có một tuổi thơ bất hạnh: Mẹ và chị gái bỏ đi khi cậu còn quá nhỏ, để cậu ở lại một mình cơ đơn trong ngơi nhà có người cha độc đốn, ác nghiệt. Cậu bé lớn lên trong âm thầm, lặng lẽ và luôn bị ám ảnh bởi lời nguyền khủng khiếp từ chính cha ruột cậu: “Mày sẽ

giết cha mày và ngủ với mẹ và chị gái của mày”. Ngơi nhà vắng mẹ trong kí ức của Kafka là “Ngơi

nhà trống khơng, vắng ngắt, một cái đồn biên phịng heo hút bị bỏ mặc” [50,454]. Đó cịn là kí ức về khoảng trống tối đen, sâu hun hút trong trái tim non nớt của cậu ngày mẹ bỏ đi, bỏ cậu lại với nỗi đau mất mẹ. Hình ảnh “thằng bé bốn tuổi ngồi trước hiên nhà” lặng lẽ nhìn mặt trời lặn ở đằng Tây, lặng lẽ nhìn sâu vào vùng bóng tối đang bao phủ lên căn nhà hoang vắng, để lại dư âm ám ảnh trong lịng người đọc. Ngơi nhà khơng phải là mái ấm, là chốn bình n mà là mơi trường dung chứa cái ác, cái xấu đã giết chết tuổi thơ của Kafka, khi cậu bé phải lớn lên với những tổn thương, mặc cảm và sợ hãi: “Tôi nghĩ về ngôi nhà chúng tôi ở Nakano, giờ đây chắc đóng kín, khơng người ở. Với tơi thế cũng chẳng sao. Tôi bất cần. Tơi sẽ chẳng bao giờ trở lại đó nữa [...], nhiều thứ đã chết đi trong ngơi nhà đó. Nói cho đúng hơn, đã bị giết trong ngơi nhà đó” [50,453]. “Tơi sẽ trơ trọi một mình trong ngơi nhà

mênh mơng, hoang vắng ấy. Không ai chờ đợi tôi về nhà. Nhưng tơi khơng có nơi nào khác để về” [50,530]. Kafka đã chạy trốn khỏi căn nhà đó như một sự giải thốt vào dịp sinh nhật thứ mười lăm của mình, để rồi dấn thân vào hành trình nội tâm tìm kiếm bản ngã và trở thành “trang thiếu niên mười lăm tuổi kiên cường nhất thế giới”.

Cũng như Kafka, Kumiko trong Biên niên kí chim vặn dây cót chưa bao giờ cảm nhận được tình yêu của gia đình. Ngay từ lúc ba tuổi, Kumiko đã được bố mẹ “gửi nàng từ Tokyo về tỉnh Niigata xa xôi cho bà nội ni nấng” như là “kết quả một sự hịa thuận” nhằm xoa dịu mối bất hòa kéo dài giữa mẹ Kumiko và bà nội. Trong suốt ba năm sống cùng bà nội, với Kimiko, đó là “những năm tháng u buồn hay phi tự nhiên”, và cô luôn tự hỏi “tại sao ba mẹ chẳng hiểu rằng chuyện đó có thể tác động như thế nào đến một đứa bé” [48,84]. Hơn nữa, sự kiện bố mẹ đón Kumiko về Tokyo năm cơ sáu tuổi khiến bà nội vô cùng giận dữ. Những lời mắng chửi cay độc vô lý dành cho cô bé ngày càng tăng khiến Kumiko rơi sâu vào “sự bấn loạn và cơ đơn” [48,85]. Đó chính là kiểu bạo hành – lời nói trong tâm lý học: “Sự bạo hành bằng lời nói khơng giấu giếm này có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tự trọng của trẻ như một dấu ấn trên người, để lại vết thương tâm lý nặng nề” [94]. Mặc cảm bị bỏ rơi, không được yêu thương khiến cơ bé “quyết định khép mình trước ngoại giới”. Kumiko trở thành một đứa trẻ lầm lì, khó tính ngay trong chính ngơi nhà mình. Ngơi nhà mà đối với Kumiko “đó khơng phải nhà của nàng. Nó chỉ là một mơi trường sống mới mà thôi”. “Không ai là người cơ bé có thể tin cậy... Ngay cả trong vịng tay cha mẹ, cơ cũng khơng bao giờ hồn tồn thoải mái. Cơ khơng biết mùi cơ thể họ; cái mùi lạ lẫm đó khiến cơ bứt rứt khó chịu. Thậm chí đơi khi cơ cịn căm ghét nó” [48,85]. Kumiko đã trải qua những năm tháng thơ ấu và trưởng thành trong sự áp đặt và phân biệt đối xử của bố mẹ. Cả đời cơ “chưa bao giờ có được cái mình muốn cả”. Hơn thế nữa, chứng kiến tình yêu “cuồng si” mà cha mẹ cô dành cho “thằng con duy nhất” khiến cho mặc cảm bị bỏ rơi trong Kumiko càng thêm sâu sắc. “Bố mẹ đã hết cịn hi vọng có thể gần gũi được cơ bé, anh trai gần như không biết tới sự tồn tại của cô” [48,85]. Người chị gái, “trụ cột tinh thần cho cả gia đình” chết vì bị trúng độc năm mười hai tuổi đã khiến Kumiko mất phương hướng hoàn toàn. Kumiko đã lớn lên “trong ngơi nhà đó q quặt, nặng nề” và xa lạ. Điều khủng khiếp nhất là sau này Kumiko phát hiện ra sự thật: chính anh trai cơ là người đã “làm ơ uế hai chị em” khiến chị gái Kumiko phải tự sát và “khiến Kumiko phải hiến thân cho hết người này đến người khác” [48,703]. Nỗi sợ bóng tối, ám ảnh về bóng ma tinh thần của anh trai luôn theo sát Kumiko trong từng giấc mơ, khiến Kumiko luôn khao khát thốt khỏi ngơi nhà của bố mẹ và đặt cô vào quyết định phải giết chết anh trai để tìm lại chính mình.

Phần lớn nhân vật của Murakami đều trải qua những năm tháng ấu thơ nhiều mất mát và bi kịch. Họ là những đứa trẻ lạc lồi ngay trong chính ngơi nhà của mình – khơng được u thương, khát vọng lớn nhất là chạy trốn hoặc chối bỏ mối quan hệ với gia đình. Nhân vật Aomame (1Q84) lớn lên trong

một gia đình có bố mẹ là “những tín đồ cuồng nhiệt”, đã dâng hiến quá nửa cuộc đời mình cho sự nghiệp truyền giáo của hội Chứng nhân Jehovah. Aomame “căm ghét cha mẹ, căm ghét đến tận xương tủy thế giới của họ” [56,278]. Ngơi nhà cơ sống chính là một nhà tù thu nhỏ, nơi giam hãm mọi niềm vui, tước đoạt cả tình u thương cần thiết để ni dưỡng tâm hồn và nhân cách của một đứa trẻ như Aomame. Năm cô bé ba tuổi, Aomame đã bị bố mẹ ép phải học thuộc lịng những lời nguyện mà cơ chưa đủ nhận thức để hiểu. Nhưng “chỉ cần đọc sai một chữ là lập tức ăn thước kẻ vào mu bàn tay” [56,179]. Vừa biết đi, Aomame đã phải theo mẹ đi khắp nơi truyền giáo, “thường bị xua đuổi một cách thơ bạo ngay từ ngồi cửa” [56,118]. Cô bé lớn lên trong sự ghẻ lạnh, cô lập của bạn bè trong trường và sự xa lánh của những người xung quanh. Kí ức về những ngày Chủ Nhật trong Aomame là chuỗi

ngày đi lang thang, gõ cửa từ nhà người này sang nhà người khác, trong suốt tám năm ròng. Chúng ám ảnh đến nỗi theo cả Aomame vào giấc ngủ, biến thành những cơn ác mộng mỗi đêm. Lối sống khắc kỉ của bố mẹ khiến cho Aomame chưa bao giờ có một bữa ăn ngon, “nàng hầu như chỉ mặc áo quần cũ người khác thải ra”, “chẳng hề có một người bạn, chẳng có thời gian để đi chơi, chưa bao giờ được cho tiền tiêu vặt” [56,277]. Cơ bé đang tuổi dậy thì lớn lên trong một ngơi nhà “tù đọng, mệt mỏi và nhàm chán”. Năm mười một tuổi, Aomame rời bỏ giáo hội – “đồng nghĩa với việc bị cô lập trong chính gia đình mình” [56,119]. Gia đình Aomame khơng bao giờ chấp nhận một đứa con gái bỏ đạo, và với Aomame, từ bỏ tín ngưỡng cũng là từ bỏ người thân của mình. Việc bị cơ lập khỏi “ngơi nhà”, bị ghẻ lạnh bởi chính bố mẹ và anh trai, đối với Aomame đó là sự trừng phạt khủng khiếp. Nó để lại những tổn thương sâu sắc và dư chấn dai dẳng cho sự trưởng thành của Aomame về sau.

Nhân vật Nakata (Kafka bên bờ biển) cũng lớn lên với tuổi thơ bất hạnh trong nhà mình. Sau sự kiện đồi Cơm, Nakata từ một đứa trẻ thông minh, học giỏi trở thành một đứa trẻ bị thiểu năng trí tuệ, bị bố mẹ bỏ rơi phải đến sống với ông bà ở một vùng nông thôn xa vắng. Cậu bé chưa hề cảm nhận được tình yêu của bố mẹ vì “bị bạo hành”, sự sợ hãi thường trực trong ánh mắt cậu bé dường như là “một phản ứng bản năng với việc bị bạo ngược lâu dài” [50,119]. Mái nhà ấm cúng, là chốn bình n của tâm hồn, nơi ni dưỡng tình yêu và mơ ước chưa bao giờ xuất hiện trong kí ức của Nakata. Cơ gái Midori trong Rừng Na Uy cũng lớn lên dưới một mái nhà thiếu vắng tình u thương, cơ như cây cỏ dại vượt lên nắng gió cuộc đời, tự lập ngay từ nhỏ bởi sự thờ ơ của chính cha mẹ mình. “Ngơi nhà tối và ảm đạm”, chật chội và buồn thảm là nơi mà Midori đã trải qua thời thơ ấu. Không gian nhà thiếu sinh khí và tù đọng, “mọi thứ đều mờ mịt và u ám như bị bọc trong một làn khói thải phun ra từ ống thải xe hơi vậy”. Nhà khơng cịn là nơi giữ lửa hạnh phúc mà chính là mơi trường để nhân vật lay lắt trong sự tồn tại.

Câu chuyện của Kafka, Naoko, Nakata, Midori... là một chuỗi những mảnh đời sinh ra từ bi kịch, là thực trạng đau lòng về sự rạn nứt trong mối quan hệ gia đình của xã hội Nhật Bản hiện đại. Khắc họa những tuổi thơ bất hạnh, mất mát của nhân vật, Murakami mở ra những góc khuất của sự đổ vỡ từ bên trong của mơ hình gia đình Nhật Bản vào những năm 70 của thế kỉ XX. Chính những tổn thương ấy trở thành kí ức đau buồn, ám ảnh suốt cuộc đời nhân vật. Với họ, nhà là biểu tượng của khát vọng

hạnh phúc, là giấc mơ về chốn bình yên, là thiên đường trên mặt đất mà suốt một đời họ tìm kiếm. Vì

thế, song song với hành trình kiếm tìm bản ngã trong tiểu thuyết Murakami cịn là hành trình tìm kiếm hạnh phúc của con người.

Giấc mơ về mái ấm của nhân vật thầy giáo trong Người tình Sputnik là ngơi nhà ở “một thị trấn nơi xa. Nơi đó có ngơi nhà gia đình thực sự của thầy sinh sống. Chỉ là một ngơi nhà nhỏ bình dị nhưng ấm áp và mến khách. Mọi người đều có thể hiểu nhau, có thể nói bất kì điều gì mình thích. Chiều chiều có thể nghe tiếng mẹ chuẩn bị bữa tối trong bếp, ngửi thấy mùi thơm ngon lành của thức ăn. Đấy mới

đúng là nơi thầy thuộc về. Thầy ln hình dung ra nơi đó trong tâm trí, và thầy là một phần trong bức tranh đó” [51,259]. Bức tranh tâm trí về một mái nhà hạnh phúc mãi mãi là khát vọng không tưởng của nhân vật. Khát vọng ấy ln thường trực như để xóa nhịa kí ức về những năm tháng “một mình chống lại sự cơ độc khủng khiếp” ngay trong chính ngơi nhà của mình. Nếu nhân vật “tơi” (Người tình Sputnik) mơ giấc mơ về “ngơi nhà nhỏ bình dị” thì Tengo (1Q84) lại mơ về một bữa ăn bình thường

dưới một mái nhà bình thường. Nhưng những hình ảnh khắc sâu trong trí tưởng tượng của Tengo (1Q84) lại “chỉ là thứ cuộc sống được cơng thức hóa, khơng có chiều sâu và sắc thái. Hai vợ chồng, có thể có hai đứa con. Mẹ đeo tạp dề. Cái nồi bốc hơi nghi ngút, cuộc nói chuyện bên bàn ăn...” [56,237].

Tengo khơng thể hình dung được một gia đình bình thường sẽ nói gì trong bữa ăn tối. Bởi lẽ “anh khơng có kí ức về cuộc nói chuyện bên bàn ăn với cha mình”. Những trăn trở, hoài nghi về thân phận đã khiến anh bước vào hành trình kiếm tìm chính mình; tìm kiếm một mái nhà do tự tay anh hồn thiện. Khát vọng tìm kiếm hạnh phúc đã giúp Tengo tìm được Aomame để xây nên một thiên đường trên mặt đất – ngơi nhà có bố mẹ và tình u dành cho những đứa con. Khát vọng ấy cịn trở đi trở lại trong kí ức của tên sát thủ Ushikawa (1Q84) ngay cả khi hắn chuẩn bị bước vào cõi chết. Hắn luôn nhớ khắc khoải về “căn nhà ở Chuorinkan và bàn ăn ở đó [...]. Ngày xửa, ngày xưa, cách ga Chuorinkan trên tuyến Odakyu mười lăm phút đi bộ có một căn nhà nhỏ mới xây, bên trong có một bàn ăn ấm áp, ngon lành. Hai đứa bé gái đang chơi piano, khoảnh sân nhỏ mọc đầy cỏ xanh” [56,325]. Ngôi nhà nhỏ và hai đứa con gái cịn bé dại ấy chính là biểu tượng cho khát vọng về mái ấm hạnh phúc mà Ushikawa đánh mất. Giờ đây khát vọng đó tan biến vào hư vơ, cùng với kí ức và thân xác của hắn... Giấc mơ ấy cịn xuất hiện trong ánh nhìn của nhân vật tôi, trước khi bước vào Cuộc săn cừu hoang, khi “nhìn lại căn hộ khơng sinh khí của mình”. Trong một thống, anh “nghĩ về bốn năm của quãng đời vợ chồng ở đó, nghĩ về những đứa con mà tơi và vợ tơi khơng bao giờ có” [49,225]. Khát vọng về chốn bình n khơng tưởng ấy khiến anh cảm thấy cay đắng về ý nghĩa của sự tồn tại...

Giấc mơ ấy còn tiếp tục trở đi trở lại trong Biên niên kí chim vặn dây cót, khi viên bác sĩ thú y ngồi lặng lẽ trong ngôi nhà vắng, giữa tâm bão số phận đang chuẩn bị đổ ập xuống đời ông. Ngôi nhà thiếu đi hơi ấm của sự kết nối, bởi lẽ vợ con ông đã lên chuyến tàu cuối cùng từ Mãn Châu về Nhật Bản, nhằm chạy trốn những điều khủng khiếp của chiến tranh đang chờ sẵn họ phía trước. Viên bác sĩ thú y cảm nhận được “Một sự im lặng trống rỗng ngự trị căn nhà. Đây khơng cịn là ngơi nhà mà anh từng yêu thương, nơi chốn mà anh từng là một phần của nó” [48,592]. Ơng “thèm được nghe giọng nói liếng thoắng của hai mẹ con khi họ chuẩn bị bữa điểm tâm”, thèm được thấy sự hiện diện của họ dù chỉ

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami (Symbols in Haruki Murakami’s novels) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w