“Chim”: Biểu tượng của tình u, tính dục

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami (Symbols in Haruki Murakami’s novels) (Trang 92 - 95)

6. Cấu trúc luận án

4.3. Biểu tượng “chim”

4.3.1. “Chim”: Biểu tượng của tình u, tính dục

của con người. Từ thực tiễn sản xuất, sinh hoạt của con người thời nguyên thủy đã được “phản ánh vào lĩnh vực tinh thần theo một thế giới quan đậm màu sắc linh luận”. Và tôtem giáo đã nảy sinh từ đấy. Trong tư duy của người cổ xưa, chim (và các loài động vật khác) là loài vật thiêng liêng, quan trọng trong cuộc sống của con người. Chim trở thành biểu tượng quen thuộc, xuất hiện trong các cơng trình kiến trúc điêu khắc, hội họa,

“Chim là một hình tượng rất thường gặp trong nghệ thuật Châu Phi, nhất là trên mặt nạ. Chim tượng trưng cho sức mạnh và sự sống; nó thường là biểu tượng của sức sinh sản” [11,172-173]. Trong văn hóa Việt, tổ tiên người Việt thuộc họ “Hồng Bàng” và là “giống Rồng Tiên” (Thành ngữ “con Hồng cháu Lạc, con Rồng cháu Tiên). Hồng Bàng nghĩa là loài chim nước lớn (chữ hồng ghép với chữ giang là sông nước, và chữ điểu là chim, bàng là lớn). Tiên Rồng là một cặp đôi vật tổ theo lối triết lí âm dương, trong đó Tiên được trừu tượng hóa bằng giống chim, cho nên mới có truyền thuyết mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng.

Ngồi ra, tùy thuộc vào từng vùng văn hóa, từng quốc gia, biểu tượng chim còn mang nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau. Theo các tài liệu cổ xưa nhất trong kinh sách đạo Vệ Đà cho thấy, chim được coi là biểu trưng của tình bằng hữu giữa thần linh với con người (...). Trong thế giới người Celtes, chim nói chung là sử giả hoặc trợ thủ của các vị thần và của Thế giới khác. Chim cũng được dùng làm biểu tượng cho sự bất tử của linh hồn trong kinh Coran và trong thơ ca Hồi giáo. Trong tiếng Hi Lạp, từ “chim” có nghĩa là điềm trời hay thông điệp của trời. Chim cũng có nghĩa như thế ở Đạo giáo, ở đây các bậc thần tiên hóa thành chim để trút bỏ sức nặng của cõi trần và làm nổi bật tính tinh nhẹ. Chim đối lập với rắn như biểu tượng của thiên gian đối lập với biểu tượng của thế gian.

Động vật nói chung và lồi chim nói riêng được các nhà văn sử dụng để “tượng trưng, phóng đại, và chiếu sáng các khía cạnh của kinh nghiệm và tưởng tượng của chính họ” [145]. Trong tiểu thuyết của mình, Murakami khéo léo sử dụng biểu tượng chim như một trong những biểu tượng động vật phong phú. Đó là sự kế thừa có chọn lọc hệ thống biểu tượng của vơ thức tập thể, đồng thời là sự sáng tạo, mang phong cách riêng.

Trong Con người và những biểu tượng của nó, Jung khẳng định: “Sự có nhiều đến thừa thãi những biểu tượng động vật trong các tôn giáo và nghệ thuật mọi thời đại không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của biểu tượng. Nó cũng cho thấy đối với con người là quan trọng đến nhường nào sự thống hợp trong cuộc sống của mình cái nội dung tâm lý của biểu tượng, tức là cái bản năng...” [11,317]. Chim trong tiểu thuyết Murakami là biểu tượng của “libido, năng lượng dục tình”, “cái linh hồn bản năng trong con người” [11,317].

Trong tiểu thuyết Nhảy, nhảy, nhảy, nhân vật chính đã trải qua hành trình kì lạ. Anh bị thơi thúc bởi tiếng khóc của cơ gái – người anh từng yêu, từ trong bóng tối ở khách sạn Cá heo. Qua hành trình đó, việc gặp gỡ một cô bé 13 tuổi đang gặp rắc rối nhưng có tài tiên tri và gia đình phức tạp của cơ, đã kết nối nhân vật tìm đến điểm cuối cùng của sự thật. Bố mẹ đều là những người giàu có, nhưng họ đã li hơn từ khi cơ bé cịn nhỏ. Mặc dù sống với mẹ - một nhiếp ảnh gia nổi tiếng, nhưng cô bé lúc nào cũng thấy cơ đơn. Nhân vật tơi tình cờ trở thành một “bảo mẫu” bất đắc dĩ khi cô bé rất tin tưởng và dành sự quan tâm đặc biệt cho anh. Được sự gửi gắm của bố cô bé, anh đã đưa cơ bé đi chơi ở Hawaii. Tối hơm đó, anh đã lên giường với một cơ gái – một món q tình dục mà Hiraku Makimura – bố cơ bé trả ơn cho sự tử tế của anh, dành cho con gái duy nhất của mình. Khi cơ bé biết sự thật, Yuki đã giận anh suốt ba ngày liền. Đứng trước những câu hỏi xoáy thẳng vào một vấn đề tế nhị, nhân vật tơi đã lựa chọn cách giải thích với một cơ bé đang bước vào tuổi dậy thì thật gần gũi, dễ hiểu:

“Đàn ơng có khát khao sinh lý là muốn ngủ cùng phụ nữ,” tơi giải thích. “Đó là một điều tự nhiên. Là sự duy trì nịi giống...”

“Cháu khơng quan tâm đến duy trì nịi giống. Cháu khơng biết về khoa học hay sinh sản. Cháu muốn biết về nhu cầu tình dục. Nó như thế nào?”

“Được thơi, giả sử cháu là một con chim,” tơi nói, “và bay là một việc làm cháu thực sự thích thú và vui vẻ. Nhưng hoàn cảnh, trừ vài trường hợp hiếm hoi, ngăn không cho cháu bay. Chú không biết, nhưng cứ cho đó là khi thời tiết xấu, hướng gió, mùa trong năm, những thứ tương tự như thế. Nhưng càng không được bay, cháu lại càng muốn bay và số năng lượng tích tụ trong người khiến cháu khơng thể chịu được. Cháu sẽ thấy bị dồn nén hay một cảm giác gì đó tương tự như vậy. Cháu thấy khó chịu, và có thể cịn cáu giận nữa. Cháu hiểu chứ?”

“Cháu hiểu,” con bé nói. “Cháu hay có cảm giác đó lắm.” “Phải. Đó chính là ham muốn tình dục” [55,383].

Nếu như trong Nhảy, nhảy, nhảy, Murakami đã dùng hình ảnh cánh chim bay để so sánh với hành vi tính dục, thì trong Người tình Sputnik, ơng để cho nhân vật mình “trở thành một con chim nhỏ hồn hảo” bởi cái nắm tay ấm áp của cô bé Shimamoto-san lúc mười hai tuổi: “Tơi bay trên trời, đón gió lẫn vào từng sợi lơng. Từ trên trời, tơi ngắm nhìn những cảnh tượng xa xơi. Ngay cả khi chúng q xa để có thể nhìn chính xác có gì ở đó, từ nay tơi đã biết là chúng tồn tại. Rồi một ngày tơi sẽ có thể đi đến đó. Sự thật này khiến tôi thấy ngạt thở, ngực rung lên” [51,25]. Nhân vật lâng lâng trong hạnh phúc bởi “sự đụng chạm mềm mại làm trái tim tôi ấm lên suốt nhiều ngày sau đó” [51,25]. Cái cảm giác vơ cùng khác biệt ấy chính là cảm xúc tình dục mơ hồ đầu tiên của những đứa trẻ chuẩn bị bước vào tuổi dậy thì.

Với Murakami, tình dục “khơng chứa quan niệm thanh tục, tìm đến với tình dục là để đốn ngộ, để đạt đến trạng thái tự ngã tinh thần” [46]. Không hề né tránh mà chân thực, cởi mở, Murakami xem đó là “cánh cửa quan trọng để bước vào thế giới tâm linh của con người”. Nhưng tình dục phải gắn với tình u, trong sự hịa hợp giữa thể xác và tinh thần đến từ hai phía. Nhân vật Murakami ln xem tình u là cứu cánh, nhưng hầu hết họ đều không thể đạt đến tình u đích thực. Trong Biên niên kí chim

vặn dây cót, hình ảnh chim bồ câu xuất hiện vào buổi sáng Chủ nhật êm đềm – bước ngoặt cho mối

quan hệ giữa Toru Okada và Kumiko sau hai tháng hẹn hò. Họ đã sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc hạnh phúc, nhưng quan trọng hơn, Kumiko đã mở cánh cửa thế giới nội tâm đầy biến động bên trong để Toru hiểu thêm về cô: “7 giờ rưỡi sáng Chủ nhật: khi mọi âm thanh đều êm dịu và nhẹ bỗng. Tôi nghe tiếng bồ câu vỗ cánh bay ngang qua mái căn hộ của tôi...” [48,87]. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh chim bồ câu lại xuất hiện trong một khơng - thời gian bình n như vậy. Bởi lẽ chim bồ câu chính là “biểu tượng của tình u... ”; “với sự định giá một cách khác khái niệm trong trắng, khơng đối lập nó mà hịa nhập nó với tình yêu xác thịt, bồ câu, con chim của nữ thần Aphrodite, biểu thị cho ái ân trọn vẹn mà người yêu thương tặng cho đối tượng của mình” [11,98]. Với “Ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu thể hiện rõ hơn ở đôi chim bồ câu” [11,98], sự xuất hiện của chúng đều mang tính cặp đơi. Đây là lồi rất chung thủy, đến độ tuổi trưởng thành thì sẽ sống theo cặp và ln quấn quýt, gắn bó với nhau... Murakami đã rất khéo léo khi đan cài biểu tượng này trong những giờ khắc hạnh phúc nhất của hai nhân vật. Bồ câu trong văn cảnh đó biểu thị cho sự thăng hoa của bản năng và đặc biệt là sự thăng hoa của ái tình. Và đó cũng là điểm khởi đầu đặc biệt để vài tháng sau, Toru và Kumiko bước vào thiên đường hạnh phúc của riêng họ...

hình ảnh “một con chim bồ câu đơn độc” [48,20] xuất hiện liên tục trong những lần Toru đi tìm con mèo Noboru – mở đầu cho hành trình Toru tìm kiếm Kumiko và giải mã sự bí ẩn của chính mình. Nếu như việc con mèo mất tích biểu tượng cho sự kết nối giữa hai vợ chồng bị phá vỡ, thì hình ảnh con bồ câu đơn độc chính là dự báo về quan hệ hôn nhân không bền vững. Trong bức thư gửi cho anh sau khi bỏ đi, Kumiko đã thú nhận về sự rạn vỡ này: “trong vịng tay anh, em khơng cịn cảm nhận được gì cả. Hẳn anh cũng nhận thấy thế. Suốt gần hai tháng, em cố nặn ra đủ cớ này cớ nọ để tránh quan hệ tình dục với anh (...). Giữa anh và em ln ln có một cái gì rất gần gũi và tinh tế. Ngay từ đầu đã như vậy. Nhưng giờ đây nó đã mất đi vĩnh viễn. Cái sự ăn rơ tuyệt vời đó, cái điều huyền bí đó, đã bị hủy diệt. Bởi chính em đã hủy diệt nó” [48,322]. Như thế, “chim” là biểu tượng cho các sắc thái tình yêu cũng như những cung bậc vui buồn của nó. Murakami đã sử dụng rất tài năng tính đa nghĩa của biểu tượng này để khắc họa những chuyển động tinh tế trong đời sống tâm hồn con người.

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami (Symbols in Haruki Murakami’s novels) (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w