“Chim”: Biểu tượng cho sức mạnh của thần linh

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami (Symbols in Haruki Murakami’s novels) (Trang 95 - 97)

6. Cấu trúc luận án

4.3. Biểu tượng “chim”

4.3.2. “Chim”: Biểu tượng cho sức mạnh của thần linh

Sự đồng điệu về mặt tinh thần và thể xác chính là điều kiện cần và đủ cho một tình yêu thăng hoa. Nhưng khi thể xác và tinh thần “không thể gặp nhau trong một cuộc hơn phối vẹn tồn”, đó sẽ là khởi đầu cho một bi kịch: “Thơng qua sự bất lực tình dục của nhân vật, Murakami đã chạm đến đáy nỗi cô đơn tận cùng của con người” [72]. Nói cách khác, “Hạnh phúc thì chỉ có một loại nhưng bất hạnh thì đến dưới mọi dạng, mọi cỡ” [50,179]. Sự mất mát, bất hạnh, bi kịch... là mẫu số chung mà Murakami khoác lên cho thế giới nhân vật của ơng. Sự bất hạnh này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như từ sự đổ vỡ các giá trị, hoàn cảnh xã hội... và ở một số tác phẩm, nhà văn cịn lí giải từ sự phi lí của số phận: “vấn đề cơ bản khơng phải là những gì con người đã được tạo ra, mà là những gì con người tạo ra từ những gì mình bị tạo ra” [68]. Để làm rõ sự chi phối của số mệnh, Murakami đã sử dụng biểu tượng chim như một minh họa cho sự lí giải của mình. Chim trong tiểu thuyết Murakami còn “được coi là đồng nghĩa với số mệnh” [11,173], biểu tượng cho số mệnh. Chim là vật báo hiệu cho sự diệt vong, cái chết, sự kết tội, số phận bất hạnh, là nguồn gốc của số mệnh chết chóc. Chim theo nghĩa này là biểu tượng cho sức mạnh của thần linh, kiểm soát định mệnh con người.

Đọc Biên niên kí chim vặn dây cót, người đọc sẽ cảm thấy tò mò từ nhan đề của tiểu thuyết cho đến sự xuất hiện của hình ảnh con chim vặn dây cót xuyên suốt từ đầu cho đến cuối tác phẩm. Con chim xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết như một sinh vật ma qi, khơng ai có thể nhìn thấy, trừ những người bị nguyền rủa hoặc mang trong mình số mệnh bi thảm. Tiếng kêu của nó xuất hiện trong những khoảnh khắc căng thẳng, hoặc trùng hợp với những lời tiên tri ẩn dụ về cái chết. Sức mạnh bí ẩn của chim vặn dây cót được nhân vật Quế dùng “như một cụm từ khóa”, để đặt tên cho mười sáu truyện do anh ta viết ra “để cố tìm kiếm ý nghĩa tồn tại của mình”, “để điền vào những ơ trống trong q khứ mà anh ta không thể với tay tới được” [48,610]. Nó “có một sức mạnh lớn lao”, “Tiếng kêu của nó chỉ một vài người nghe được, mà hễ nghe là cầm chắc cái chết khơng tránh khỏi. Ý chí con người chẳng là cái qi gì vào lúc đó...” [48,611]. Con người khơng có quyền quyết định số phận chính mình: “Số mệnh sẽ địi phần của nó, và chừng nào chưa nhận được phần mình, nó sẽ khơng đi đâu cả” [48,592]. Con người giống như những con rối cử động dưới sự điều khiển của con chim vặn dây cót, trở thành thú tiêu khiển của nó: “Con người ta chẳng gì hơn là những con búp bê trên mặt bàn, lò xo quấn chặt sau lưng, búp bê chỉ có thể chuyển động theo những cách khơng phải do nó chọn, đi về những hướng khơng phải do nó chọn. Hầu như tất cả những ai nằm trong tầm tiếng kêu của con chim vặn dây cót đều gặp tai ương, đều bị hủy diệt. Hầu hết là chết, do rơi khỏi mép bàn” [48,611].

cờ nghe được tiếng chim vặn dây cót bí ẩn. Đó là hai vợ chồng Toru Okada - Kumiko mỗi ngày đều “nghe tiếng kêu như bằng kim khí của một con chim, nghe như nó đang vặn dây cót đồng hồ vậy” [48,13]. Con chim khơng có hình thù, khơng có tên nhưng “Ngày nào cũng vậy, nó đến đậu trên rặng cây nhà hàng xóm để lên dây cót cho cái thế giới nhỏ bé tĩnh lặng của chúng tôi” [48,13]. Từ khi con mèo biến mất, dòng chảy bị tắc mạch, con chim xuất hiện như một điềm báo. Những căng thẳng là dấu hiệu của sự đổ vỡ, và đỉnh điểm là Kumiko bỏ nhà đi một cách bí ẩn. Cả hai đều rơi vào bi kịch, họ hoang mang, lạc lối trong mê cung ngục thất của chính mình.

Đó là nhân vật Quế với kí ức khủng khiếp khi anh ta nghe được tiếng chim vặn dây cót vang lên đầy riết róng giữa một đêm định mệnh năm anh ta tròn sáu tuổi. Con chim vặn dây cót đã mấy lần liên tiếp vặn dây cót trên cây thơng tắm trong ánh trăng, trong khu vườn nhà cậu bé Quế. Cậu bé không nghe thấy âm thanh nào khác ngồi tiếng kêu kì lạ của con chim kia. Ánh trăng vằng vặc “rọi sáng khu vườn như ánh sáng ban ngày” đã giúp cậu bé phát hiện ra sự xuất hiện của hai người đàn ông “quỳ gối như hai bóng đen kịt dưới gốc cây”. Một người đàn ông bé nhỏ giống bố cậu bé “ở mọi điểm: dáng người giống, cử chỉ cũng giống” [48,417]. Người đàn ơng bé nhỏ đó leo nhanh thoăn thoắt lên cây thơng “nhẵn thín, trơn tuột, đã vậy lên đến trên cao thì chẳng có gì để bám” và biến mất vào bóng đêm. Cịn người đàn ơng cao lớn đang đào một cái hố sâu để chôn “một vật bọc vải nom đen đen. Cái vật ấy mềm, nhũn”, đó chính là một trái tim người. Trong khoảnh khắc đó, “đột nhiên con chim vặn dây cót lại cất tiếng kêu. Khơng chỉ kêu một tiếng mà cả một tràng dài liên tục Quick... quick” [48,417], “lần

này vặn dây cót lớn hơn bao giờ hết” [48,418]. Khi nghe tiếng kêu đó, cậu bé cảm thấy bằng trực giác một cái gì rất nghiêm trọng sắp xảy ra. Cậu bé chìm sâu vào giấc ngủ và mơ một giấc mơ sống động như thật. Cậu bé đi ra ngoài vườn, nhặt xẻng và bắt đầu đào cái lỗ mà người đàn ông cao lớn vừa lấp lại. Trong mơ, cậu bé hồn tồn khơng thấy sợ, chú mở túi ra, “trái tim người cịn tươi rói, cịn sống ngun và cử động”. Tiếng chim vặn dây cót khơng cịn cảnh báo nhưng cậu bé nhận ra mình đã bị đẩy bật khỏi thế giới quen thuộc. Sáng hôm sau thức dậy, trở lại thế giới thực, cậu bé nhận ra “chính mình đã bị trút vào một cái vỏ chứa khác. Cái cơ thể mới này có gì đó khơng khớp với cái tôi nguyên thủy của chú” [48,491].

Quế vĩnh viễn ngừng nói ngay trước sinh nhật lần thứ sáu. Cậu bé vẫn phát triển bình thường nhưng khơng bao giờ nói nữa. Từ đây cậu bé phải đối diện với bi kịch của số phận: bố bị giết với khuôn mặt và nội tạng bị đâm nát, riêng trái tim biến mất; bà ngoại – người mà cậu yêu thương ra đi, để lại hai mẹ con cậu bé trong sự cô đơn, mất phương hướng. Tiếng chim vặn dây cót cịn kết nối với mẹ của Quế, bởi lẽ bà đã từng nhắc đến con chim vặn dây cót này, trong các câu chuyện bà kể với con trai và với nhân vật Toru. Điều đó chứng tỏ, bản thân bà cũng đã từng nghe tiếng chim vặn dây cót lên dây cót cho chính cuộc đời mình. Ngay từ nhỏ, cơ bé Nhục đầu khấu đã trải qua những năm tháng cơ cực, phải xa cha, theo mẹ trốn chạy khỏi Mãn Châu quốc. Kí ức về tuổi thơ hạnh phúc ở sở thú Tân Kinh và cả kí ức kinh hồng của chiến tranh ln xuất hiện trong những câu chuyện kể mỗi tối, trở thành động lực để bà tiếp tục sống và nuôi dưỡng sự kết nối của Quế với quá khứ, giúp anh ta tìm được chính mình. Tiếng chim vặn dây cót cịn vang lên “khẩn thiết” bên tai anh lính trẻ của đội quân Quan Đông, khi anh chứng kiến cảnh những con thú bị giết ở sở thú Tân Kinh và khi anh tham gia vào một cuộc hành hình khủng khiếp: “Trên một cây cao, con chim lạ có tiếng kêu khẩn thiết vẫn tiếp tục vặn dây cót” [48,470].

Chính âm thanh kì lạ này “là nguồn gốc của số mệnh chết chóc” ập đến với tất cả những người có mặt vào buổi chiều tháng Tám định mệnh đó: tay trung úy bị treo cổ vì trách nhiệm của y trong

cuộc hành hình, viên hạ sĩ chết vì dịch hạch, viên bác sĩ bị một trận lũ cuốn trôi khi đang làm việc dưới tầng sâu hầm mỏ, cịn anh lính trẻ cũng chết vì một cú đánh tốc sọ ở trại tập trung Siberia. Tất cả đều khơng thể thốt khỏi những cái chết đã được báo trước khi nghe tiếng chim vặn dây cót bí ẩn. Theo dõi xun suốt tác phẩm, hình ảnh chim vặn dây cót khơng chỉ xuất hiện trong những khoảnh khắc định mệnh của một vài nhân vật mà nó cịn trở thành biệt hiệu của hai nhân vật trung tâm của tiểu thuyết. Nhân vật Toru trở thành ơng chim vặn dây cót và Kimiko trở thành bà chim vặn dây cót. Khơng phải ngẫu nhiên mà trong suốt hành trình tìm kiếm Kumiko và giải mã chính mình, tiếng chim vặn dây cót xuất hiện nhiều nhất, gắn chặt với suy nghĩ và hành động của nhân vật Toru. Thậm chí ở quyển ba: Kẻ bắt chim thuộc tiểu thuyết Biên niên kí chim vặn dây cót, nhan đề ở hồi 1 – Chim vặn dây cót trong mùa đơng, người đọc khơng hề thấy hình ảnh chim vặn dây cót xuất hiện, mà chỉ có nhân vật Toru với

quyết định quan trọng của đời anh: “Dẫu có chuyện gì đi nữa, ta phải có cái giếng đó”, để đưa Kumiko trở về. Dưới góc độ này, Toru mang vai trị của chim vặn dây cót, anh phải tự lên dây cót cho cuộc đời mình nếu khơng muốn “thế giới nhỏ bé” của hai vợ chồng anh càng “đắm sâu vào hỗn loạn”. Nói cách khác con chim vơ hình với tiếng kêu khắc khoải đã đánh thức bản ngã của nhân vật.

Khơng chỉ có con chim vặn dây cót, hình ảnh chim ác là còn là một chi tiết thú vị khi xuất hiện lặp đi lặp lại trong tác phẩm. Giai điệu Chim ác là ăn cắp của Rossini tràn ngập trong thế giới thực và ảo, đồng hành cùng Toru từ lúc mở đầu cho đến kết thúc hành trình. Giai điệu này vang lên trên môi của Toru một cách vô thức khi anh ta đi tìm mèo, trong lúc ngồi ở đáy giếng và xuyên qua bức tường thạch để bước vào mê cung của khách sạn có căn phịng 208. Ở đó anh men theo mê lộ của những hành lang quanh co, theo tiếng huýt sáo bản overture trong vở Chim ác là ăn cắp của gã bồi phòng. Âm thanh dẫu quen thuộc nhưng không thể không làm người đọc liên tưởng đến tính chất nguy hiểm của hành động. Bởi lẽ, “Trong văn học dân gian phương Tây, ý nghĩa tượng trưng của chim ác là thường là buồn bã, tối tăm và những biểu hiện của giống chim này thường là điềm xấu” [11,3].

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami (Symbols in Haruki Murakami’s novels) (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w