“Nước” hữu hình – biểu tượng của sự thanh tẩy và tái sinh

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami (Symbols in Haruki Murakami’s novels) (Trang 55 - 59)

6. Cấu trúc luận án

2.3. Biểu tượng “nước” và những biến thể

2.3.1. “Nước” hữu hình – biểu tượng của sự thanh tẩy và tái sinh

Không phải ngẫu nhiên mà mọi nền văn minh cổ đại đều được khai sinh bên những dịng sơng. Hơn một ngàn năm trước công nguyên, Kinh Veda (cội gốc của giới Bà La Môn và là suối nguồn của nền văn minh Ấn Độ) từng vang lên lời ngợi ca “dòng nước mang lại sự sống, sức mạnh và sự thanh tẩy” [11,706]. Cựu ước và tiếp đó là Tân ước của người Do Thái cũng không ngừng ngợi ca vẻ đẹp của nước. Những cuộc gặp gỡ quan trọng trong Kinh thánh thường diễn ra bên giếng nước. Nước lưu giữ những điều linh thiêng, những hoan lạc kỳ thú. Ý nghĩa tượng trưng của nước thường xoay quanh ba chủ đề chính: “nước - nguồn sống, nước - phương tiện thanh tẩy, và nước - trung tâm tái sinh” [11,709]. Đây là ba chủ đề thường xuyên được đề cập trong các truyền thuyết, huyền thoại cổ, từ đó hình thành những lớp kết cấu ý nghĩa bền vững.

Người Châu Á xem nước là biểu tượng của sự sống, sự sinh sơi nảy nở. Và vì nước mang trong nó “sự hiền minh, khơng chứa đựng sự tranh chấp, nước tự do và không hề bị ràng buộc, tự để mình

chảy trơi theo chiều dốc của mặt đất” [11,710] Cùng với tính năng thanh tẩy, nước cịn mang trong nó sức mạnh tái sinh, sức mạnh của sự bất tử. Sức mạnh ấy ẩn chứa dưới lớp vơ thức và là sức mạnh khơng định hình của tâm hồn. Với Murakami, biểu tượng nước thường được ơng biến hóa thành những chuyển thể như mưa, sơng, suối, biển... và chúng thực sự trở thành những nhân vật sống động trên trang viết.

Thế giới của “mưa” trong tiểu thuyết Murakami trước hết là biểu tượng của bất trắc, của âu lo và sự xô lệch, là dấu hiệu bất thường cho một tai họa chết chóc, là “nguồn chết”. Đó là hiện tượng sấm to chớp giật và những trận mưa dữ dội xuất hiện trong lúc sát thủ Aomame (1Q84) giết chết Lãnh tụ, cơn mưa dông khủng khiếp mang theo “gió xốy lộn, táp mưa vào kính” [56,280], “sấm dồn dập liên hồi” diễn ra vào ngày mà bà Saeki cùng Kafka lần giở lại q khứ. Hành trình ơng lão Nakata (Kafka bên bờ biển) đi tìm phiến đá cửa vào luôn gắn liền với sấm sét và những cơn mưa dữ dội. Khi Hoshino và

ơng già Nakata tìm mọi cách để lật mở phiến đá, không dưới ba lần sấm chớp, “mây đen bịt bùng” và “mưa quất lồng lộn” đến nghẹt thở. Khi Hoshino dùng hết sức mình để nâng phiến đá, trời đất bên ngồi căn phịng nơi họ ngồi tưởng như chìm trong bóng tối và âm thanh cuồng nộ của thiên nhiên: “...những hạt mưa lớn dần để trở thành một trận hồng thủy thật sự” [50,348]. “Đúng lúc đó, mấy lằn chớp loằng ngoằng rạch trời và một loạt sấm làm rung chuyển đến tận lòng sâu trái đất. Như thể có ai đó vừa mở nắp địa ngục vậy... gió lại nổi, quất mưa vào cửa sổ” [50,354]. Tìm được lối cửa vào, Nakata đã tìm lại được nửa cái bóng của chính mình nhưng để trở lại một “Nakata bình thường như ơng lão thường ước muốn”, ơng lão phải trả giá bằng mạng sống.

Nếu mưa với Nakata trở thành biểu tượng của chết chóc, của những điềm báo khủng khiếp thì với Kafka Tamura, mưa như là “cơng cụ thanh tẩy”, có hiệu lực xóa bỏ mọi lỗi lầm, mọi vết nhơ trước khi cậu bé bước vào hành trình đến với “cửa vào”. Suốt ba ngày ở lại ngôi nhà gỗ trong rừng sâu, Kafka đã tắm mưa rất nhiều lần và lần nào cậu cũng cảm thấy “cảm giác thật tuyệt vời”, “thấy phấn khích, như thể đột nhiên được giải phóng”. Cậu bé sống trong niềm vui được thanh tẩy trọn vẹn cả linh hồn và thể xác... Hơn thế nữa, ngày bỏ trốn khỏi Tokyo, đập vào mặt kính chiếc xe nhìn ra con đường xa lộ, đưa Kafka bước vào tâm bão là những cơn mưa dữ dội như một điềm báo cho những bất an, hiểm nguy đang đón đợi; ngày trở lại, đón nhận cậu là những cơn mưa.

Mưa trong tiểu thuyết của Murakami còn là biểu tượng của kí ức, là điểm kết nối giữa sự chảy trôi của quá khứ và hiện tại, là không gian tâm trạng. Dường như cái lạnh giá và ảm đạm của màn mưa giăng mắc trên từng trang viết đang len lỏi và thấm sâu vào từng ngóc ngách bên trong miền thẳm sâu của tâm hồn nhân vật. Mưa là biểu tượng của nỗi buồn, cảm giác lạnh lẽo và sự cô độc của con người. Không phải ngẫu nhiên mà mưa xuất hiện dày đặc và bao kín cuộc sống của Toru Watanabe (Rừng Na

Uy). Đó là “những trận mưa tháng mười một lạnh lẽo thấm đẫm mặt đất” [53,23] ở sân bay Hamburg

cùng với giai điệu ca khúc Rừng Na Uy đưa anh trở về với kí ức của mười tám năm về trước. Những dịng thác lũ của kí ức gắn liền với mưa, với bầu trời mây xám xịt và với Naoko. Mưa xuất hiện trên những lộ trình khơng có đích đến khắp Tokyo vào ngày Chủ Nhật, hành trình mà Naoko và Toru thực hiện như một nghi lễ tôn giáo để chữa lành đôi linh hồn bị tổn thương sau cái chết của Kizuki. Mưa rơi vào hôm sinh nhật lần thứ hai mươi của Naoko, xoa dịu vết thương lịng, để rồi trong mưa họ tìm đến với thân thể nhau như một sự thấu hiểu và chia sẻ: “Trời mưa hôm sinh nhật nàng”, “Trời đủ ấm, cái đêm mưa tháng tư ấy, để chúng tơi có thể bám chặt lấy sự trần trụi của nhau mà không thấy lạnh lẽo” [53,91]. Mưa rơi hầu hết các ngày Chủ Nhật, khi Toru viết cho Naoko những bức thư ngập trong nỗi nhớ. Mưa đem khơng khí lạnh lẽo, ẩm ướt bao quanh thế giới đầy sầu muộn của Naoko. “Mưa rơi thật,

và mãi không ngừng” trong những ngày Toru đến thăm Naoko tại nhà nghỉ Ami trong rừng sâu cách xa thế giới hiện đại. Mưa còn tạo nên thế giới riêng tư, là chất xúc tác gắn kết hai con người bất tồn, xóa đi nỗi cơ đơn trong tâm hồn Midori và Toru. Mưa là chứng nhân của tình yêu khi gắn liền với những giây phút ngọt ngào, thăng hoa của xúc cảm. Dưới cơn mưa, “thân thể chúng tôi quấn lấy nhau, và mơi chúng tơi tìm đến nhau” [53,475], “Mưa rơi khơng ngớt, khơng một tiếng động, ướt sũng hết tóc cơ và tóc tơi, chảy như nước mắt xuống má hai đứa” [53,477].

Trong Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời, mưa tạo ra một khơng gian mờ ảo kết nối giữa kí ức thuở thiếu thời với thực tại trớ trêu của người đàn ông trưởng thành Hajime. Sự xuất hiện đột ngột và bí ẩn của Shimamoto-san – mối tình đầu tiên đã tạo ra một cơn địa chấn trong tâm hồn vốn dĩ nhiều cô đơn và trống rỗng. Shimamoto-san được tạo dựng như một làn sương mỏng manh với nhiều bí ẩn trước mắt anh. Mưa gắn liền với những lần xuất hiện đột ngột gián cách về mặt thời gian của Shimamoto-san. Nàng đến và đi đều bất chợt, thường là vào những ngày mưa. Cịn Hajime thì ln ngồi trong quán bar của mình vào mỗi buổi tối để đợi nàng trong vô vọng. Lần thứ nhất là lần gặp lại sau hơn hai mươi năm, trong giai điệu ngọt ngào của bản Star-Crossed Lovers, giữa tiếng mưa rơi, họ quay trở lại với kí ức mà Hajime ln “ngập tràn tiếc nuối” [52,129]; lần thứ hai “vào cuối đầu tháng hai, nàng trở lại, vẫn vào một tối trời mưa. Trời mưa phùn lạnh buốt” [52,136] với nụ cười khiến “tôi quên biến ngay ba tháng chờ đợi” [52,137]. Lần thứ ba, sau hơn một năm dài chìm trong nỗi nhớ, Shimamoto lại xuất hiện giữa “cơn mưa nhỏ rất mịn” khiến nhân vật phải thốt lên: “Thật lạ, lần nào nàng cũng xuất hiện vào những tối trời mưa” [52,225]. Mưa trở thành tiếng lịng, gián tiếp giãi bày tâm trạng cơ đơn đến tận cùng của Toru (Biên niên kí chim vặn dây cót): “Mưa rơi suốt bốn ngày rịng. Cả thế gian biến thành đen kịt, ướt sũng” [48,396]. Tiếng mưa rơi nghe như “tiếng nỗi cơ đơn đâm rễ” trong lịng Toru Okada mỗi lúc một sâu kể từ ngày vợ anh biến mất.

Là nước trong dạng thức chuyển động không ngừng, “biển” tượng trưng cho sự bấp bênh đầy hoài nghi. Biển ln phát huy thuộc tính thần thánh của nó là cho đi và lấy lại sự sống. Biển hủy diệt và tái sinh. Đứa trẻ bị ném xuống biển là một trong những huyền thoại khơng thể khơng nhắc đến khi nói ý nghĩa biểu trưng của nước. Truyện kể rằng, Morann - con trai của ông vua tiếm quyền Cairpre lúc sinh ra là một quái vật câm, người ta ném cậu bé xuống biển. Nhưng dòng nước đã phá vỡ cái mặt nạ che phủ mặt cậu. Morann được một người đầy tớ đem về và sau này trở thành người kế vị hợp pháp của cha cậu, đồng thời cũng là một quan tòa vĩ đại.

Dưới ngòi bút đầy biến ảo của Murakami, biển có khi là biểu tượng cho thế giới của kí ức mà Miss Saeki ln cố gắng gìn giữ. Bức tranh về biển treo trong căn phòng thư viện tưởng niệm Komura chính là điểm nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa Saeki với người yêu đã chết và giữa Saeki với Kafka Tamura. Saeki đã mở phiến đá cửa vào để được sống trọn vẹn với kí ức tươi đẹp đã mất. Thế nhưng trước khi trở thành ảo ảnh, Saeki vẫn mong muốn Kafka “giữ bức tranh đó mãi mãi” như giữ lại tình yêu của mẹ mà cậu bé ln khát khao tìm kiếm. Biển cịn là biểu tượng khơng gian con người hướng về khi muốn tìm đến với bình n. Biển đã góp phần xoa dịu nỗi đau đớn của Toru Watanabe sau cái chết đột ngột của Naoko, là điểm dừng chân cuối cùng của Toru sau một tháng lang thang không phương hướng: “Đi dọc bờ biển”, “nghe sóng biển ban đêm và lắng nghe tiếng gió thổi ngày này qua ngày khác, tôi chỉ chăm chú đến những ý nghĩ ấy của mình” [53,494]. Biển cịn là khơng gian quen thuộc mà lão Nakata có thể ngửi được mùi, khao khát được đến và đắm chìm trong những suy tưởng về thế giới dưới đáy biển: “dưới đó tối mù mịt, và có một số sinh vật gớm ghiếc ơng chưa từng thấy” [50,395]. Biển ở đấy lại trở thành biểu tượng của cõi chết, của tầng thấp mở vào cánh cửa địa ngục...

Cùng với “biển”, biểu tượng “sông”, “suối” cũng được nhà văn đặc biệt quan tâm, và ở một mức độ nào đó sơng đã trở thành một biểu tượng độc đáo trong tiểu thuyết Murakami. “Chảy xuống từ trên núi cao, quanh co qua những thung lũng, biến mất trong những hồ và biển, dịng sơng tượng trưng cho đời người với chuỗi liên tiếp những mong ước, những tình cảm, những ý định và thiên hình vạn trạng những bước ngoặt của chúng” [11,829]. Từ khởi nguyên, sông đã bước vào huyền thoại để rồi làm nên những câu chuyện huyền bí và thơ mộng. Đó là dịng sơng của những ân huệ trong truyền thuyết Do Thái; là dịng sơng tẩy uế chảy ra từ mái tóc thần Shiva trong tín ngưỡng Hindu; là dịng sông Ngân Hà mỗi độ thu phân chàng Ngưu, nàng Chức gặp nhau; là dịng sơng phân tách giữa mê - ngộ của bậc Thiền giả… Có thể nói, mỗi dân tộc, mỗi vùng văn hóa khác nhau lại có những huyền tích riêng về dịng chảy vắt ngang mảnh đất quê hương xứ sở. Người Hy Lạp cổ đại coi sông là đối tượng thờ cúng. Trước sông, họ ln giữ thái độ tơn kính và sợ hãi.

Với Murakami, con sơng, dịng suối cũng chính là biểu tượng của nguồn sống, sự sống, sự tái sinh. Trong Biên niên kí chim vặn dây cót, Murakami đã khắc họa kì ảo chuyến hành trình đi đến đảo của Keno Malta. Ở đó cơ đã tìm thấy thứ nước thiêng mà cơ ta cố cơng tìm kiếm để chứng nghiệm sự tác động kì diệu của nó lên thân thể của con người. “Đó là một thứ nước đặc biệt, thậm chí phải nói là huyền bí, chỉ một nơi duy nhất trên đảo mới có mà thơi… Người ta gọi nó là nước thần” [48,50]. Keno Malta ngày nào cũng leo lên dòng suối để uống thứ nước đặc biệt ấy trong suốt ba năm, nhờ thứ nước thần này mà cơ ta “tìm được sự bình an trong tâm hồn”, “thân ta thanh khiết” và “nhờ uống nước ấy, chị đạt được sự hài hòa hơn giữa năng lực tâm linh với thể xác vật chất”. Nước thần ở đây tác động mạnh đến khả năng ngoại cảm của Keno, giúp cơ tìm lại được bản ngã của chính mình sau một khoảng thời gian dài loay hoay trong sự cô độc. Keno đã thực sự được tái sinh.

Hình ảnh con suối cịn được Murakami khắc họa sống động qua cuộc đối thoại của Oshima với Kafka khi đưa cậu bé đến ở lại căn lều trong khu rừng. Oshima giới thiệu cho Kafka về một con suối lành nơi cậu bé có thể lấy nước cho những ngày sống một mình trong căn lều gỗ. Đó là nước từ con suối chảy từ đầu nguồn, tinh khiết, trong vắt. Nước ở con suối này chính là biểu tượng của sự sống, của nguồn sống. Khi Kafka mạo hiểm “dấn thân”, hướng thẳng vào tim của rừng, tìm đến với cửa vào, cậu bé một lần nữa nhìn thấy con suối. Vẫn là “con suối nhỏ, làn nước đẹp, trong vắt, tiếng róc rách thật dễ chịu” nhưng nó được khắc họa giữa một khung cảnh “thị trấn” kì lạ, “khơng thấy ai ngồi đường”, có vài đường phố với những ngơi nhà... khơng có gì đặc sắc. Khơng nhà nào có vườn và đường phố chẳng có lấy một bóng cây”; “mọi người ở đây khơng ai có tên cả”. Ở nơi đây dường như mọi người sống và từ bỏ từng thứ một, từ bỏ tên tuổi, từ bỏ nhu cầu ăn uống, dần dần từ bỏ cái tơi. Thế nhưng, chỉ là có vẻ như họ từ bỏ, trên thực chất, họ hòa tan và thu nhận mọi thứ xung quanh. Điều này diễn ra hết sức tự nhiên, họ cứ đến ở trong thị trấn rồi trở thành bè bạn nhau, không cần suy nghĩ, rất tự nhiên, như hơi thở. Khi đến thị trấn, đồng hồ của Kafka đã ngừng hoạt động vì ở đây, thời gian cũng ngưng đọng, không hề trôi, không hề tồn tại khái niệm thời gian. Vì khơng có thời gian, ký ức cũng khơng tồn tại, vì thời gian nhịa lẫn vào nhau, ký ức cũng nhòa lẫn vào nhau. “Thị trấn” qua góc nhìn của Kafka phải chăng chính là biểu tượng của chốn thiên đường, là cõi Niết Bàn, của chốn hư vơ hồn hảo hay chính là thế giới của lí tưởng... và con suối với thứ nước trong vắt, tinh khiết kia chính là biểu tượng của sự tái sinh, của sự giải thoát?

Nước là nguồn sống, nguồn tái sinh nhưng nước cịn là “nguồn chết, có chức năng tạo dựng và tiêu hủy” [11,711]. Con suối một lần nữa xuất hiện qua kí ức của người phụ nữ khơng tên - đồng nghiệp của Toru nhưng là kí ức hãi hùng về cái chết. Kí ức hãi hùng từ năm hai tuổi vẫn theo cô đến

tận bây giờ như một ám ảnh. “Em nằm ngửa, bị dòng suối cuốn đi băng băng. Hai bên bờ suối sừng sững phía trên em hai bức tường đá cao chót vót... Em bị dịng nước cuốn phăng đi... Nhưng đột nhiên em bừng hiểu: rằng đằng kia là bóng tối. Chẳng mấy chốc nó sẽ xộc tới hút em xuống” [48,125]. Đó là con suối chảy qua quán trọ trong rừng, nơi mà cha của Haida (Tazaki Tsukuru khơng màu và những năm tháng hành hương) tìm đến cái chết, và cũng chính “con suối trong khe núi thấp thống” ấy lại

xuất hiện đầy ám ảnh trong “đôi mắt trong veo, rất đẹp nhưng khơng thấy gì bên trong” [57,121] của Haida như một dự cảm về bi kịch sẽ đến. Nước gắn liền với nguồn chết còn xuất hiện trong hành trình cuối của Toru. Kết thúc hành trình đi tìm bản thể, giải cứu Kumiko và giết chết Wataya để cứu thêm nhiều người khác, Toru đã “khơi thơng được dịng chảy” và giờ đây anh phải đối diện với cái chết dưới đáy giếng. Như vậy, nước từ vai trò là nguồn mạch sự sống đã trở thành “chất liệu của tuyệt vọng”, là

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami (Symbols in Haruki Murakami’s novels) (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w