6. Cấu trúc luận án
4.3. Biểu tượng “chim”
4.3.3. “Chim”: Biểu tượng của “tinh thần phiêu lưu” qua thế giới thực ảo
“Việc chim bay được khiến chúng được dùng làm biểu trưng cho mối quan hệ giữa trời và đất” [11,172]. Chim trong sáng tác của Murakami là “sứ giả của ý thức và vô thức, con người suy nghĩ và động vật bản năng.” [11,172]. Chim kết nối hai thế giới thực và ảo song song trong Xứ sở diệu kì tàn
bạo và chốn tận cùng thế giới. Nếu “Xứ sở diệu kì tàn bạo” là khung cảnh dưới lịng đất, bên dưới một
“Tokyo sáng tạo” (Chilton) và một “Tokyo mơ hồ tương lai” (Rubin), nói cách khác, một Tokyo thật kỳ
diệu thì Chốn tận cùng thế giới là một thành phố có tường bao quanh, đại diện cho ý thức bên trong
của nhân vật tốn sư, nơi có các bức tường cao và “chỉ có chim mới có thể đi vượt nổi tường thành” [54,173]. Rubin trong Haruki Murakami và âm nhạc ngơn từ lí giải điều này là do “chỉ vì những con chim có thể tự do di chuyển giữa các thế giới ý thức và vô thức” [123].
Chim trong tiểu thuyết Murakami còn mang biểu tượng “cho sự ra đời của con người tinh thần”, “là hình ảnh của linh hồn thốt khỏi thể xác, hoặc của chức năng trí tuệ thuần túy” [11,172]. Trong
Biên niên kí chim vặn dây cót, nhân vật Toru ln lặp đi lặp lại hành vi xuống giếng – thực chất là anh
ta đang thực hiện chuyến đi vào nội tâm của chính mình, là những cuộc “phiêu lưu tinh thần” để đi đến tận cùng của bản ngã. Bởi lẽ đó là “nơi chốn của sự đồng nhất hóa, tức q trình nội hóa tâm lí, trong q trình ấy con người trở thành chính mình và đạt được sự trưởng thành”; “là trung tâm tinh thần con người” [11,384]. Trong bóng tối dưới đáy giếng, một cuộc đấu tranh giữa thể xác và tinh thần diễn ra, để rồi “dù tôi cố gắng bao nhiêu đi nữa, thân thể tôi bắt đầu mất trọng lượng và mật độ, như cát từ từ bị nước rửa trôi vậy. Dường như bên trong tôi đang diễn ra một cuộc kéo co dữ dội và câm lặng mà trong
đó ý thức tơi đang thắng thế, đang dần dần lơi thể xác tơi vào lãnh địa của nó” [48,269], “ý thức tơi bắt đầu chuội khỏi nhục thể tơi” [48,299]. Hình ảnh này hồn tồn trùng khít với “sự ra đời của một con người tinh thần với việc sinh nở một thân thể tinh thần phá vỡ cái vỏ trần thế, như con chim phá vỡ vỏ trứng để chào đời” [11,173]. Song song cùng với cuộc đấu tranh dữ dội giữa thể xác và tinh thần, hình ảnh chim vặn dây cót – chính là con người tinh thần Toru xuất hiện: “Tơi thấy mình là con chim vặn dây cót đang bay qua bầu trời mùa xuân, đậu trên một cành cây to đâu đó... Dù là một con chim vặn dây cót vơ thanh, khơng có khả năng vặn dây cót của thế gian, tôi vẫn quyết định bay trên bầu trời mùa hè. Khi đã lên cao rồi, ta chỉ việc vỗ cánh cho đúng góc độ để điều chỉnh hướng và độ cao...” [48,299]; “Tơi lướt trên gió như chim trên bầu trời nhìn xuống mặt đất bên dưới” [48,641].
Chim vặn dây cót Toru bay lượn trên cao chính là biểu tượng “của linh hồn thốt khỏi thể xác, hoặc của chức năng trí tuệ thuần túy” [11,172]. Trong dáng vẻ của chim vặn dây cót, Toru - con người tinh thần bắt đầu hành trình xuyên qua tường – dấn thân vào địa hạt của bóng tối vơ thức. Ở đó Toru đã chiêm nghiệm những vấn đề mà các nhân vật quanh anh đã trải nghiệm về lẽ sống chết, chiến tranh, mất mát... và cả những góc khuất nội tâm mà Kumiko - vợ anh đã trải qua để tiến dần đến “bản lai diện mục” của chính mình. Nếu như Toru thực hiện hành trình nội tâm hóa bằng cách xuống giếng thì cậu bé Kafka trong Kafka bên bờ biển lại thực hiện chuyến hành trình hướng vào tim rừng. Hành trình ấy (như đã phân tích ở mục 2.2.2. Rừng) chính là hành trình hướng thẳng vào tâm trí của nhân vật nhằm đối mặt với nỗi sợ hãi, cũng như “vãn hồi cái bản ngã” đang dần tiêu tan trong họ. Kafka chủ động “hướng thẳng vào tim của khu rừng” [50,433] có nghĩa là chủ động đi sâu vào bản thể, vào vùng tối tiềm thức, vùng “bão xoáy” mà cậu bé chưa bao giờ đặt chân tới để đi tìm câu trả lời cho thân phận mình: “Tơi đang làm cuộc hành trình bên trong tơi... những gì tơi nhìn thấy là nội tâm mình” [50,453]. Song song với hành trình vào rừng chính là hành trình mà nhân vật khơng ngừng truy vấn và sắp xếp lại những kí ức làm nên bản ngã của chính mình.
Hành trình để trở thành người mà Kafka đang thực hiện ln là hành trình cơ đơn và nguy hiểm. Murakami đã lựa chọn đặt tên nhân vật là Kafka xuất phát từ tình yêu mà nhà văn dành cho nhà văn Kafka. Hình ảnh cậu bé Kafka trong tiểu thuyết có nhiều điểm tương đồng với nhà văn Kafka hồi bé: “khơng chỉ bất hịa với cha mà cuộc sống thời thơ ấu của Kafka hầu hết đều trôi trong sự cô độc” [8,36]. Hơn nữa, “Theo Max Brod, cái tên Kafka có nguồn gốc từ tiếng Czech, viết đúng sẽ là Kavka
có nghĩa là quạ gáy xám” [8,39]. Trong tác phẩm, hình ảnh con quạ ln xuất hiện kịp thời, đúng lúc để nhắc nhở, định hướng cho Kafka là “biểu tượng của sự sáng suốt” và cũng chính là bản ngã cơ đơn của cậu bé. Khơng phải ngẫu nhiên khi hình ảnh con chim – biểu tượng linh hồn – con người tinh thần của Kafka xuất hiện trên hành trình ấy, dưới dáng vẻ của cái thằng tên Quạ: “Tơi xoay ra tự tách mình khỏi bản thân. Hồn tơi trút bỏ y phục cứng nhắc của bản ngã và biến thành con quạ đen vắt vẻo trên một cành cao của cây thông trong vườn” [50,453]. Murakami đã xây dựng nhân vật Quạ là “cái siêu tôi của Kafka”. Cuộc đối thoại xuyên suốt tác phẩm giữa Kafka và Quạ thực chất là cuộc tranh luận giữa ý thức và vô thức trong con người cậu bé.
Jay Rubin cho rằng động vật là “biểu tượng phong phú” trong tiểu thuyết Murakami, “động vật mê hoặc Murakami vì những gì chúng chia sẻ với cuộc sống vô thức của tâm hồn con người: sống mà khơng có tư duy hợp lý, liên lạc với các lực lượng huyền bí nhưng khơng thể giao tiếp. Động vật là biểu tượng giàu có mà khơng có bất kỳ chủ đề gợi ý cụ thể nào gắn liền với chúng” [123]. Biểu tượng chim của Murakami là một biểu tượng thú vị, giúp người đọc có thêm những trải nghiệm mới mẻ khi khám phá chiều sâu của tác phẩm. Qua biểu tượng, người đọc có thể tiếp nhận sâu sắc về những cung
bậc ý nghĩa, cảm xúc mà Murakami mong muốn chuyển tải trong sáng tác của mình.