“Gương”: Biểu tượng của “sự thật”

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami (Symbols in Haruki Murakami’s novels) (Trang 62 - 64)

6. Cấu trúc luận án

3.1. Biểu tượng “gương”

3.1.1. “Gương”: Biểu tượng của “sự thật”

Nhân vật nam hay nữ trong tiểu thuyết Murakami đều thích soi gương. Khơng phải ngẫu nhiên mà các cụm từ diễn tả hành vi soi gương của nhân vật xuất hiện lặp đi lặp lại trong các tác phẩm của ông: “săm soi trong gương”, “đứng trước gương xem xét kĩ”, “nhìn chăm chú”, “nhìn đăm đăm vào chính mình trong gương”, “soi mình thật kĩ trong gương” [56,60]. Gương xuất hiện hầu hết trong các sự kiện chính xảy ra với cuộc đời họ, mỗi khi nhân vật phải đứng trước sự đấu tranh nội tâm hay tham gia vào một hành trình dấn thân để tự thay đổi.

năng phản chiếu tia sáng, phản chiếu các dạng vật thể như chúng vốn có, khơng chỉ giúp nhân vật nhìn thấy sự phản chiếu khn mặt, vẻ ngồi của bản thân mà sâu xa hơn, gương giúp nhân vật nhận ra thực tại mỏi mịn, vơ vị, là “sự tự phản chiếu mình vào ý thức và lương tâm” [11,370] để nhân vật nhận thức sâu sắc hơn về bản ngã.

Trong Biên niên kí chim vặn dây cót, nhân vật Toru Okada đã bước qua tuổi 30 trong sự mất phương hướng. Anh bỏ cơng việc hiện tại và thất nghiệp vì khơng muốn chơn chân một chỗ làm mãi công việc đã làm bấy lâu. Đối với Toru, những ngày tháng thất nghiệp lại là “kì hè lớn nhất đời tơi”. Thế nhưng “kì hè lớn nhất đời tôi” ấy không thể kéo dài, bởi chỉ trong vịng hai tháng ngắn ngủi nhưng có biết bao sự biến xảy ra, khiến nó nhanh chóng trở thành hành trình dấn thân, để nhân vật đi tìm bản ngã của chính mình. Từ sự biến mất của con mèo đã dẫn đến những cuộc cãi vã, bất đồng quan điểm gay gắt khiến Okada giật mình nhận ra bấy lâu nay anh “quá bận bịu nghĩ về bản thân mình”, sống chật chội trong một “cái tôi cũ” mà không hề nhận ra mình “đang đứng trước ngưỡng cửa của một cái gì đó lớn lao”, “một khởi đầu của một cái gì đó thật sự nghiêm trọng và bi thảm” [48,39].

Thay vì trực diện nhìn nhau, cách Kumiko vừa lau tóc vừa trao đổi với Toru qua tấm gương trong phòng tắm, gợi lên dự cảm mơ hồ về khoảng cách giữa hai vợ chồng. Sau cuộc tranh luận đầy căng thẳng, trong lúc đánh răng, Toru “săm soi khn mặt mình trong gương” [48,148] và nhận ra trong suốt hai tháng, kể từ ngày thất nghiệp, anh ta “hiếm khi bước ra thế giới bên ngồi”, “hầu như khơng gặp bất kì ai”. Anh nhận ra thế giới riêng mà anh đang sống “thật chật hẹp, một thế giới đứng yên, bất động” nhưng sớm muộn gì cũng sẽ “đắm sâu vào hỗn loạn”. Những câu hỏi về cuộc sống, hôn nhân... liên tục được nhân vật đặt ra như một hình thức tự vấn khi anh nhìn sâu vào chính mình: “Liệu con người ta có hồn tồn hiểu nhau khơng?”, “Mục đích của đời tơi cho đến giờ là gì? Nhưng có đúng là tơi đã hủy hoại đời Kumiko không?” [48,245]. Từ cảm giác hài lịng với cuộc sống và “khơng nghĩ đến tương lai”, Toru bất chợt nhận ra “tơi khơng có ý niệm gì, tơi tự nhủ. Tơi đã ba mươi tuổi, tôi đang đứng n, thế mà tơi vẫn khơng có ý niệm gì” [48,149]; “Tơi là con số khơng”.

Cũng như Toru Okada trong Biên niên kí chim vặn dây cót, nhân vật boku trong Nhảy, nhảy,

nhảy đã trải qua một loạt những biến cố: ly hơn, người tình bỏ rơi khơng một lời từ biệt, một người bạn

thân qua đời, con mèo chết, đang thất nghiệp và tự nhốt mình suốt sáu tháng. “Tơi không đọc lấy một cuốn sách. Tôi không giở một tờ báo. Tôi không xem tivi, không nghe đài. Không gặp một ai, không chuyện trị với một người nào... Khơng phải là tôi ngoan cố không muốn tiếp nhận thơng tin, chỉ là tơi khơng có ham muốn bất cứ điều gì” [55,15]. Khi anh ta bắt gặp chính mình trong gương, anh khơng tìm thấy thêm điều gì mới mẻ ở bản thân, ngoài trạng thái chán nản và mất phương hướng: “Tôi rửa mặt, cạo râu và đánh răng. Điềm tĩnh, lặng lẽ, không hát ngân nga. Rồi lần đầu tiên sau nhiều năm, tơi soi mình thật kĩ trong gương. Khơng phát hiện ra điều gì đáng kể. Tơi khơng thấy có chút gì là anh tuấn cả. Vẫn cái khn mặt đó, ln như vậy” [55,60].

Nhân vật “tơi” trong Cuộc săn cừu hoang, trước khi dấn thân vào hành trình săn con cừu hoang, anh ta đang trải qua những tháng ngày cay đắng khi vợ ngoại tình, họ mới chia tay nhau một tháng, và anh quyết định bỏ cơng việc mà mình đang có. Chính tấm gương ở bức tường ngay trước quầy bánh đã “cho phép tôi diện kiến tồn bộ dung nhan của chính mình. Tơi ngồi đó ngắm nhìn khn mặt của chính mình, nửa chiếc bánh ăn dở vẫn cịn trên tay” [49,210]. Anh “căm ghét chính mình”, cay đắng nhận ra anh “là một kẻ hồn tồn tầm thường”, khơng thể đem lại hạnh phúc cho bất cứ ai. Anh nghĩ đến lời nhận xét của vợ cũ lúc chia tay, “rằng lẽ ra chúng tơi nên có con”. Nhưng anh cũng đau đớn khi

thấm thía sự vơ vị của bản thân: “Chắc chắn ở tuổi tơi có con khơng phải là điều phi lí; nhưng cái thằng tơi làm bố ư? Trời ạ. Có đứa nhóc nào lại muốn có một người bố như tơi?” [49,210].

Người đọc dễ dàng nhận ra đặc điểm chung của hầu hết các nhân vật chính trong tiểu thuyết Murakami đều tầm 30 tuổi, thay vì ổn định trong cơng việc và gia đình thì hầu như họ đều rơi vào trạng thái mất phương hướng và lạc lối. Tất cả là điểm khởi đầu cho sự thay đổi để dấn thân vào những chuyến hành trình kiếm tìm bản ngã sau khi họ có cơ hội “soi mình thật kĩ trong gương”. Chiếc gương giúp nhân vật nhận diện được chính mình, nhất là sau khi đối diện, trải qua những biến cố kì lạ xảy ra trong đời. Chiếc gương soi mang ý nghĩa biểu tượng cho hành trình tự xem xét bản thân của nhân vật chính, giúp nhân vật tái định hướng cái nhìn vào nội tâm, cũng là một cách tìm về bản lai diện mục.

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami (Symbols in Haruki Murakami’s novels) (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w