“Đất”: Biểu tượng của chết chóc và lụi tàn

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami (Symbols in Haruki Murakami’s novels) (Trang 46 - 51)

6. Cấu trúc luận án

2.2. Biểu tượng “đất” và “rừng”

2.2.1. “Đất”: Biểu tượng của chết chóc và lụi tàn

Đất trong kí ức ngàn xưa của nhiều dân tộc mang ý nghĩa là bản nguyên vũ trụ (Prakriti), là một trong bốn yếu tố vật chất khởi thủy (materia prima): Đất, Nước, Lửa, Khí tạo nên sự sống lồi người. Đất tượng trưng cho người mẹ (Tellus Mater – Đất Mẹ), cho đi và lấy lại sự sống. Ở Murakami, “đất” là một biểu tượng quen thuộc xuất hiện với tư cách là “những kí ức, dấu chỉ văn hóa xa xưa của nhân loại”, gọi về tiếng nói và khát khao sâu thẳm từ vô thức tập thể. Những lớp nghĩa trong biểu tượng tựa bề dày trầm tích với khả năng mở rộng tới vơ cùng nghĩa biểu đạt.

“Đất” của Murakami ít mang dấu hiệu của sự sống, sự sinh sôi mà gắn liền với sự chết, sự lụi

tàn, hủy diệt. Đó là vùng đất chết, hoang mạc xa xơi giữa vùng Nội Mơng, “hoang vu, hồn tồn trơ

trụi, nhìn ngút mắt cũng khơng thấy bất kì cái gì”, “rẻo đất hoang vu nơi khơng có thứ hạt nào có thể nảy mầm”, nơi mà Mamiya và đồng đội phải liều mạng để chiến đấu và hi sinh mạng sống, là “khoảnh đất bằng phẳng, đen đúa, trông lạnh lẽo, chằng chịt vết xe ủi đất, dăm ba cụm cỏ dại lơ thơ” trong Biên niên kí chim vặn dây cót. Đó là “vùng đất chỉ tồn nền đá trải ra đến ngút mắt. Không một giọt nước,

không một cọng cỏ. Không màu sắc, không có ánh sáng theo đúng nghĩa, mặt trời khơng, trăng sao không” [57,43] trong Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương; là “cánh đồng cỏ hoang vắng và bị bỏ bê, cỏ héo úa, tất cả cừu đều bỏ đi mất” trong Cuộc săn cừu hoang; “khu đất cô quạnh, gần như chết rồi. Cả con kênh lớn ngày xưa ăm ắp nước, vài đoạn cạn kiệt nhìn thấy đáy” trong

Xứ sở diệu kì tàn bạo và chốn tận cùng thế giới. Không gian sống của con người trong tiểu thuyết

Murakami luôn gắn liền với sự biệt lập, chật hẹp và thiếu sự sống. Những vùng đất thiếu sinh khí, khơ cằn, bị kìm hãm dịng chảy xuất hiện như một chi tiết nghệ thuật đầy ám ảnh gắn liền với hành trình kiếm tìm của nhân vật chính. Những vùng đất chết không chỉ là biểu tượng của cuộc sống tù đọng, quẩn quanh của con người hiện đại, mà đó cịn là vùng đất chết trong nội tâm, của đời sống tinh thần bế tắc, không gắn kết và thiếu sẻ chia.

Để hồi sinh được vùng đất chết, nhân vật Murakami phải chủ động tham gia vào những cuộc hành trình tìm kiếm giải pháp, hoặc thậm chí tìm kiếm những vùng đất mới. Đồng thời, qua hành trình kiếm tìm đó, họ tìm kiếm bản ngã của chính mình. Đó là hành trình tìm đến miền đất hứa mà mỗi nhân

vật mong muốn dấn thân. Ở đó, nhân vật Murakami thực hiện chuyến đi, “thường là lí trí nhưng đơi lúc cảm tính, trong suốt cuộc hành trình, anh/cơ ta nhận thức về chính mình hoặc tìm thấy ý nghĩa cuộc sống của mình như sự công nhận của xã hội” [20].

Biểu tượng đất của Murakami là sự kế thừa có chọn lọc của cổ mẫu Đất thánh, miền đất hứa, những miền Đất luôn vẫy gọi con người lên đường tham dự vào những hành trình, những chuyến phiêu lưu để khám phá và chinh phục. Biểu tượng này gợi nhắc đến hành trình của người dân Do Thái, “kể từ lúc Moshe đưa dân Israel thốt khỏi ách nơ lệ của người Ai Cập và nhận lời huấn thị từ Thiên Chúa trên núi Sinai, họ đã lưu lạc nhiều năm trong sa mạc. Có khi tưởng chừng họ tới được bờ rìa của miền

người thống thấy chân lí và mãi mãi kiếm tìm, trong lịch sử hơn 2700 năm, trải qua bao cuộc lưu đày, người Do Thái vẫn không nguôi giấc mơ trở về miền Đất của Chúa, và mãi tới ngày hôm nay, dân tộc ấy vẫn đang trên hành trình kiếm tìm miền Đất hứa (promised land)” [20]. Biểu tượng đất gắn liền với hành trình chinh phục và kiếm tìm đã được Murakami tái hiện “vừa quen lại vừa lạ”, bởi lẽ nó gắn liền với những cảm thức hoang mang, đổ vỡ của con người thời hậu hiện đại.

Từ giác ngộ vô thức cá nhân, những ẩn ức dồn nén vỡ òa thành niềm mong mỏi được ra đi, tìm kiếm vùng đất mới. Trong bài báo “Trong những giấc mơ khởi đầu trách nhiệm”: Phỏng vấn

Murakami của tạp chí Review Georgia, Murakami từng chia sẻ về giấc mơ nước Mỹ của ông và những

người trẻ cùng thế hệ: “Vào những năm 1960, khi tơi cịn là thiếu niên, khơng dễ gì để ra nước ngoài. Bây giờ thật dễ khi đến Mỹ. Quá rẻ. Nhưng vào những năm 1960, ra nước ngoài chỉ là một giấc mơ. Tơi nhìn thấy nước Mỹ qua các chương trình ti vi và tơi đọc những cuốn sách Mỹ. Văn hóa Mỹ ở khắp quanh chúng tơi. Nhưng chúng tơi không thể đến Mỹ, hay bất cứ nước nào khác. Vì vậy đó là điều đáng thất vọng. Nhưng tơi rất thích sự thất vọng đó. Tơi từng nghĩ về nó như một ảo tưởng” [97]. Những năm cuối thập niên 1980 và đầu những năm thập niên 1990, Murakami đã dành phần lớn thời gian để ra nước ngoài, đầu tiên là ở Châu Âu và sau đó là ở Mỹ để tiếp tục sáng tác trong tĩnh lặng: “... tôi chỉ muốn ra đi. Tôi muốn sáng tác trong yên tĩnh” [97]. Vô thức cá nhân cộng hưởng cùng vô thức tập thể in đậm trên sáng tác của Murakami, nhân vật của ông là những con người luôn ở trong hành trình hoặc là chạy trốn hoặc là kiếm tìm. Đó là hành trình chạy trốn khỏi miền đất ngục tù và hủy diệt, chạy trốn khỏi vịng kiềm tỏa của gia đình, chạy trốn khỏi định mệnh bi kịch hay tìm kiếm một miền đất mới,... Nhân vật Murakami chấp nhận cuộc hành trình có nghĩa là chấp nhận sự thử thách trên suốt đường đi hoặc kiếm tìm điều gì đó. Sự chuyển biến nội tâm, một sự trải nghiệm tư tưởng mà không đơn thuần là sự di chuyển cục bộ luôn gắn với nhân vật tham gia hành trình. Theo Jung, “Chúng chứng tỏ một tâm trạng không thỏa mãn, thúc đẩy con người mưu tìm và phát hiện những chân trời mới” [5,386].

Biên niên kí chim vặn dây cót là hành trình chạy trốn của Mamiya khỏi miền đất ngục tù, của tội

ác và hủy diệt - trại tập trung Siberia trong cuộc chiến Mãn Châu quốc và trận Nomonhan năm 1939. Nơi ấy khơng chỉ có những cái chết khủng khiếp mà cịn là những lừa lọc, giả dối, cực hình tàn bạo... Con người hồn tồn khơng có chút gì là cảm thơng hay tình thương, dường như vì đã sống bao nhiêu năm ở chốn tận cùng trái đất này, họ đã bị cái lạnh tàn nghiệt vùng Siberia biến thành những sinh vật dưới mức người. Mamiya cảm thấy cuộc sống như “địa ngục trần gian” khi ngày ngày phải chứng kiến khơng biết bao nhiêu người chết vì những ngun nhân khác nhau: “đói ăn, làm quá sức, sập hầm, chết đuối khi hầm ngập nước, điều kiện vệ sinh tồi tệ khiến bệnh dịch tràn lan; cái lạnh mùa đông khủng khiếp đến không thể tin được, những cai tù hung hãn, chỉ một kháng cự nhỏ nhất là đàn áp tàn bạo. Có cả những người Nhật bị hành hình tập thể bởi chính người Nhật, đồng bào mình. Trong hồn cảnh đó, người ta chỉ có thể thù ghét, nghi kị nhau, sợ hãi và tuyệt vọng” [48,629]. Những hầm lị bỏ khơng trên mảnh đất khơ cằn, “đóng băng quanh năm, cứng ngắt, xẻng khơng làm mẻ được” trở thành những khu mộ tập thể khổng lồ thanh lí xác chết. Mamiya đã trải qua những ngày tháng khủng khiếp ở chốn “địa ngục trần gian” đó, vượt qua nỗi sợ hãi để chiến đấu với kẻ thù, để được quay trở lại quê hương. Thế nhưng, di chứng của cuộc chiến đã tước đoạt của Mamiya tất cả, biến ơng trở thành “cái bóng biết đi, cứ thế biến vào bóng tối”.

Nếu Mamiya khao khát chạy trốn khỏi miền đất ngục tù thì cậu bé Kafka trong Kafka bên bờ

trên vai, Kafka lên chuyến xe đêm tới thư viện Komura để từ đó trải qua những hành trình kì lạ nhất trên đời. Thư viện Komura và khu rừng ở Takamatsu trở thành miền đất hứa mà cậu bé trong quá trình chạy trốn số phận đã tìm được. Ở đó, cậu bé được chở che, bảo bọc, là thế giới bí ẩn cung cấp chìa khóa để giải mã mọi bí mật của đời cậu. “Rừng” cũng là vùng đất Thánh mà hai người lính hồng gia lựa chọn để chạy trốn khỏi cuộc chiến với họ là phi nghĩa: “Nước Nhật nhỏ xíu, anh trốn đằng nào? Họ sẽ truy đuổi anh ráo riết... thế nên bọn ta ở lì lại đây. Đây là nơi duy nhất bọn ta có thể ẩn náu” [50,458]. Hành trình chạy trốn của Naoko khỏi gia đình, chạy trốn quá khứ là hành trình tìm đến “thiên đường cõi tạm” – nhà nghỉ Ami, nơi Naoko hi vọng có thể chữa lành những tổn thương sâu sắc mà cô đang trải qua. Nếu khu nhà nghỉ trong rừng sâu, với Naoko, là thiên đường cõi tạm thì với Watanabe, vùng đất đó chỉ là nơi ươm mầm sự chết. Vùng đất lạnh lẽo, băng giá chỉ có mưa tuyết và bầu khơng khí ảm đạm là biểu tượng cho địa ngục, vùng đất chết, hé lộ dự cảm về số phận thê thảm của Naoko về sau.

Trong nhiều tiểu thuyết của Murakami, Tokyo trở thành miền đất hứa, biểu tượng của thiên đường cuộc sống, văn minh và hiện đại với những người di cư và cả những người chưa bao giờ đặt chân lên mảnh đất này. Khao khát chạy trốn khỏi bi kịch gia đình hay bóng ma của q khứ, mong muốn đổi đời, nhân vật của Murakami lựa chọn Tokyo như một sự cứu rỗi. Hầu hết các cuộc hành trình của nhân vật Murakami đều hướng về Tokyo, họ háo hức lên đường để tới thiên đường mơ ước. Tokyo hiện lên trước mắt nhân vật như miền đất hứa, mở ra thế giới với bao hi vọng, bao dự định cho những khởi đầu mới. Trong Rừng Na Uy, Watanabe, Naoko rời bỏ quê hương với mong muốn “bắt đầu một cuộc sống mới ở một nơi mà tôi không biết một ma nào hết” [53,63], khao khát “phải đi khỏi Kobe bằng bất cứ giá nào” [53,63] sau những mất mát do cái chết của người bạn thân Kizuki mang lại. Trong Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời, Hajime rời bỏ thành phố tỉnh lẻ để cố gắng thi đỗ vào một trường đại học ở Tokyo, nơi anh hi vọng sẽ “mở ra cho tôi những cánh cửa dẫn đến một thành phố mới nơi tơi tìm cách tạo dựng cho mình một cuộc đời mới” [52,68]. Hajime tin rằng, “trở thành một con người khác, tơi nghĩ mình có thể sửa chữa những sai lầm của quá khứ” [52,68]. Chênh chao với sự lựa chọn giữa “cái nơi chốn thân thiết, thống nhất, hài hòa” ở Nagoya và thành phố Tokyo hoa lệ, Tazaki Tsukuru trong Tazaki Tsukuru và những năm tháng hành hương đã can đảm nghe theo tiếng gọi ước mơ của mình để thi vào Đại học Tokyo, học lớp chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng cơng trình nhà ga. Nhân vật boku trong Cuộc săn cừu hoang cũng rời bỏ quê hương, một thị trấn xa xôi để lập nghiệp tại Tokyo năm mười tám tuổi. Sumire, nhân vật tơi trong Người tình Sputnik đều đến Tokyo từ những thị trấn nhỏ bé của tỉnh Chigasaki để học tập và viết tiếp đời mình.

Đến được miền đất hứa, tưởng như mọi khát vọng đều được thỏa mãn, thế nhưng nhân vật Murakami cay đắng nhận ra Tokyo không phải là thiên đường. Bởi lẽ hầu hết họ đều đổ vỡ niềm tin, lạc lõng, mãi mãi “xa lạ giữa vùng đất lạ”. Họ “khơng thể kết bạn được”, “chỉ có một mình trong phần lớn thời gian”. Tokyo rộng lớn, hào nhống với “quy mơ quá lớn và nội dung cũng đa dạng gấp bội. Có quá nhiều lựa chọn để làm một việc gì đó, con người có những cách nói chuyện lạ lùng và thời gian trôi đi quá nhanh” [58,30]. Họ không thể giữ được sự cân bằng giữa bản thân với thế giới xung quanh. Nhân vật loay hoay đi tìm lời giải cho cuộc đời mình. Giữa lịng thành phố Tokyo rộng lớn, họ trở thành những kẻ mang thân phận lạc loài sau những trải nghiệm, đổ vỡ, hoang mang. Qua q trình di chuyển khơng gian của nhân vật, Murakami tạo nên cái nhìn so sánh về cuộc sống và con người ở những vùng đất khác nhau, ở đó có sự đối lập giữa thế giới văn minh và cuộc sống ở những thị trấn xa xôi, chân trời tự do và không gian chật hẹp... đồng thời đặt ra cái nhìn đa chiều về sự lựa chọn các

miền đất: là Tokyo hiện đại, hào nhoáng hay “cái nơi chốn thân thiết, thống nhất, hài hòa” ấy? Phải chăng miền đất hứa khơng tồn tại đâu xa mà ở chính sự an yên trong tâm hồn mỗi con người?

Song song cùng hành trình tìm kiếm miền đất hứa, nhân vật của Murakami cịn tham gia vào một hành trình khác hứa hẹn nhiều niềm yêu và hạnh phúc: Tình yêu. Miền đất hứa sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu ở đó con người khơng tìm thấy tình yêu và hạnh phúc. “Nếu miền đất hứa được xem như thiên đường trần thế thì tình u chính là thiên đường tình ái mà con người ln ngưỡng vọng” [20].

Tình yêu cũng là một hành trình tìm kiếm và được khởi đi từ tiếng gọi đam mê và đắm say. Tình

yêu là đề tài phổ biến xuất hiện trong hầu hết tiểu thuyết Murakami, bởi chỉ có tình u mới là cứu cánh duy nhất để con người thốt khỏi cơ đơn, hịa nhập bản thể với tha nhân cách biệt: “Tình yêu là một quyền năng chủ động trong con người; một quyền năng chọc thủng những bức tường ngăn cách người với người, hợp nhất mình với kẻ khác; tình u khiến mình vượt qua ý vị cơ lập và li cách nhưng nó cho phép mình là mình, giữ lại sự tồn vẹn của mình. Trong tình u, có điều nghịch lí là hai sinh thể trở thành một nhưng vẫn cứ là hai” [78]. Tình u có sức mạnh phi thường đem con người tới thiên đường mơ ước, nơi hai con người gắn kết cả tâm hồn và thể xác.

Tình yêu đã đưa Toru Okada gặp được Kumiko (Biên niên kí chim vặn dây cót), hai trái tim cơ đơn và đầy thương tổn tìm đến nhau, xoa dịu những bỏng rát cịn hằn in trong tâm hồn. Tình yêu trở thành cứu cánh để họ tìm thấy nhau như hai nửa cuộc đời, nâng đỡ tâm hồn và làm điểm tựa cho nhau trong suốt hành trình cịn lại. Từ một cái nắm tay cách đây hai mươi năm khởi đầu cho tình yêu định mệnh, Fukaeki và Aomame (1Q84) đã vượt qua khoảng cách nghìn trùng của thời gian và khơng gian, vượt qua cả những gian khó, hiểm nguy mà có lúc cứ ngỡ phải trả giá bằng cả tính mạng để được bên nhau. Tình u phá tan mảnh đất băng giá của nội tâm để sưởi ấm những tâm hồn lạnh giá.

Là một hành trình đam mê và quyến rũ, con đường tìm kiếm thiên đường tình ái khơng phải lúc nào cũng bằng phẳng mà con người luôn phải trải qua những thử thách, cám dỗ và nhiều kẻ đã “gục ngã trên đại lộ tình u”. Murakami ln để nhân vật dấn thân, tìm kiếm, tưởng như tìm được, rồi lại lạc lối bởi những tác động của hoàn cảnh xã hội và sai lầm của bản thân. Ranh giới mong manh giữa hạnh phúc và khổ đau, hi vọng và thất vọng càng tô đậm sự cách biệt giữa bản ngã và tha nhân, tô đậm nỗi hoang mang, đổ vỡ của con người hiện đại.

Những cuộc rượt đuổi tình yêu hay tam giác tình yêu là một motif phổ biến trong tiểu thuyết Murakami khi khơng có nhân vật nào của ông thực sự chạm đến hạnh phúc. Watanabe (Rừng Na Uy)

yêu Naoko nhưng Naoko lại yêu Kizuki, Midori yêu Watanabe nhưng anh lại yêu Naoko. Nhân vật tơi (Người tình Sputnik) u Sumire nhưng Sumire lại u Miu bằng tình u đồng tính. Miu cố gắng đáp

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami (Symbols in Haruki Murakami’s novels) (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w