- ½ số tiền bồi thường mà người lao động được nhận.
2. Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về quản lý giao dịch Mobilemoney
Mobile money là một hình thức thanh tốn khơng sử dụng tiền mặt rất phổ biến ở các quốc gia đang phát triển. Kenya, Philippines và Indonesia là ba quốc gia có dịch
vụ Mobile Money phát triển khá sớm trên thế giới và cũng có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Vì vậy, tác giả chọn ba quốc gia này để nghiên cứu từ đó đưa ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc triển khai dịch vụ Mobile Money vào thực tế.
2.1. Pháp luật Kenya
Kenya là quốc gia có thu nhập thấp và tỷ lệ người sử dụng internet cũng còn rất thấp (17,8%)58, vì vậy, việc tiếp cận đối với các dịch vụ tài chính như ngân hàng điện tử, ví điện tử là một điều rất “xa xỉ” ở quốc gia này. Có một thực tế xảy ra ở Kenya
đó là, người dân mong muốn có một dịch vụ viễn thơng tiện lợi mà có thể chuyển/ nhận tiền từ thành thị về quê của họ. Xuất phát từ nhu cầu đó, dịch vụ Mobile money
mà đại diện là M- Pesa ra đời và đã đáp ứng được nhu cầu của người dân ở Kenya, đồng thời giúp họ tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí giao dịch đáng kể so với các
dịch vụ truyền thống của ngân hàng. Đây là một ứng dụng được cài đặt trong thẻ SIM của khách hàng và hoạt động trên tất cả các hãng điện thoại.
Pháp luật Kenya về việc quản lý các giao dịch Mobile money được quy định rất chi tiết qua Đạo luật thanh toán quốc gia năm 2014, Đạo luật về Tội phạm và phòng chống rửa tiền của Kenya năm 2012 và một số văn bản pháp luật có liên quan. Thứ
nhất, nhằm mục đích giải quyết vấn đề định danh khách hàng, đồng thời, ngăn chặn
58 World bank (2018) https://www.worldbank.org/vi/news/press-release/2018/06/05/global-economy-to-expand-by-3-1-percent-in-2018-slower-growth-seen-ahead truy cập ngày 22/8/2021. expand-by-3-1-percent-in-2018-slower-growth-seen-ahead truy cập ngày 22/8/2021.
89
tội phạm liên quan đến mạng di động, Bộ Truyền thông Kenya (CAK) đã yêu cầu các nhà mạng di động phải đăng ký cho tất cả các khách hàng sử dụng dịch vụ của M- Pesa. Khách hàng chỉ cần cung cấp giấy tờ tùy thân như thẻ công dân hoặc hộ chiếu cá nhân được Chính phủ Kenya cấp. Thứ hai, liên quan đến việc định mức giao dịch,
khách hàng của dịch vụ Mobile Money không được thực hiện vượt quá 70.000 KSh/giao dịch và tổng giao dịch trong một tháng không được vượt quá 1.000.000 KSh59. Điển hình như M-Pesa đã giới hạn định mức giao dịch đối với dịch vụ Mobile Money như sau: số tiền tối đa mà khách hàng có thể thực hiện trên một giao dịch là
70.000 KSh và không được giao dịch quá 140.000 KSh mỗi ngày. Thứ ba, quy định
về giao dịch đáng ngờ và kiểm soát giao dịch đáng ngờ. Giao dịch đáng ngờ được hiểu là các giao dịch không hợp pháp, giao dịch khơng có mục đích kinh tế rõ ràng60. Các nhà khai thác dịch vụ phải liên tục theo dõi các giao dịch phức tạp, bất thường
và đáng ngờ này, nếu nhận thấy bất kỳ giao dịch nào đang theo dõi có dấu hiệu liên quan đến tội phạm rửa tiền thì báo cáo ngay đến Trung tâm báo cáo tài chính
(Financial Reporting Centre) trong vòng 07 ngày kể từ khi sự việc xảy ra61.
Tóm lại, có thể nói dịch vụ Mobile money ở Kenya ra đời là để đáp ứng nhu cầu của những người khơng có và khơng đủ điều kiện để mở tài khoản ngân hàng. Có thể thấy rằng, qua nhiều lần bổ sung, khung pháp lý của dịch vụ này cũng dần bị thắt chặt thay vì nới lỏng như lúc đầu. Tuy nhiên, dịch vụ Mobile money vẫn đóng vai trị quan
trọng nhất định đối với người dân Kenya, bằng chứng là số lượng tài khoản đăng ký sử dụng dịch vụ tăng đều qua các năm.
2.2. Pháp luật Philippines
Philippines là quốc gia có tỷ lệ người không sở hữu tài khoản ngân hàng cao cùng với tỷ lệ sử dụng điện thoại di động cao là hai điều kiện cần thiết để dịch vụ
Mobile money có cơ hội phát triển tại quốc gia này. Năm 2001, Philippines bị liệt kê
vào danh sách quốc gia có rủi ro cao về tài trợ khủng bố cần theo dõi, vì thế, khung pháp lý cho dịch vụ Mobile money tại Philippines chặt chẽ hơn các quốc gia khác.