- ½ số tiền bồi thường mà người lao động được nhận.
53 Tổng Cục thuế (2019), Tài liệu hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2019, triển khai các giải pháp thực hiện
82
trong vài năm đầu, cơ quan chức năng không thể kiểm sốt được từng cá nhân có bao
nhiêu nhà ở, đất ở. Đây chính là kẽ hở để khơng ít người có nhiều nhà ở, đất ở khi
chuyển nhượng sẵn sàng kê khai là tài sản duy nhất để không phải nộp thuế. Để khắc phục được điều này, cơ quan thuế cần kiến nghị thực hiện các thủ tục để cấp mã số thuế cho các cá nhân khi tiến hành chuyển nhượng bất động sản, đồng thời cấp mã số
thuế cho cá nhân khi nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Bằng hoạt động này, khi một cá nhân tiến hành chuyển nhượng bất động sản, cơ quan thuế hồn tồn có thể tra cứu theo mã số thuếđể biết rằng cá nhân này có quyền sở hữu bao nhiêu mảnh đất và tính thuế một cách chính xác nhất thay vì việc chỉ căn cứ vào tính tự giác trong tờ khai của người nộp thuế như hiện nay.
Hạ giá chuyển nhượng: Điều 14, Luật TTNCN quy định cụ thể về cách xác định giá chuyển nhượng bất động sản theo đó: “Giá chuyển nhượng bất động sản là giá theo hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hầu hết các cá nhân khi tiến hành giao dịch về bất động sản đều thống nhất ghi giá chuyển
nhượng trong hợp đồng thấp hơn nhiều lần so với thực tế mua bán. Để hạn chế tình
trạng thất thu ngân sách Nhà nước, khoản 3, Điều 14, Luật TTNCN cũng quy định:
“Trường hợp không xác định được giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng
quyền sử dụng đất ghi trên hợp đồng thấp hơn giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
quy định có hiệu lực tại thời điểm chuyển nhượng”. Thực tế cho thấy khung giá đất của cơ quan Nhà nước quy định trong thời điểm hiện nay thường thấp hơn 10-20 lần
giá đất giao dịch trên thị trường, đó là khơng kể trong những thời điểm đất “sốt” thì
khoảng cách này có thể được đẩy xa 30-40 lần. Như vậy, vơ hình chung dù pháp luật
cho phép người nộp thuế tự thỏa thuận giá hay cơ quan Nhà nước áp giá theo khung
giá quy định đều tạo ra một kẽ hở để người nộp thuế hưởng lợi. Để hạn chế tình trạng trên, thiết nghĩ công việc đầu tiên phải làm là cơ quan Nhà nước cần thành lập một
đội ngũ thẩm định giá chuyên nghiệp để đưa ra quy định về khung giá đất sao cho sát
với thực tế giá chuyển nhượng bất động sản trên thị trường, một khung giá vừa đem lại nguồn thu cho Nhà nước đồng thời không gây trở ngại cho việc thực hiện nghĩa vụ của người dân.
83
Chuyển nhượng bắc cầu: Theo Khoản 1 Điều 4 Luật TTNCN quy định: “thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng, cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau” thì được miễn thuế TNCN. Lợi dụng quy định này, nhiều trường hợp
đã sử dụng mối quan hệ bắc cầu để trốn thuế. Ví dụ, trường hợp em chồng chuyển nhượng bất động sản cho chị dâu. Nếu chuyển nhượng theo cách thông thường theo quy định hiện hành người em chồng sẽ phải nộp TTNCN. Tuy nhiên, để lách thuế,
người chị dâu thực hiện một hợp đồng “ trung gian” chuyển nhượng hoặc tặng cho
bất động sản trên cho cha mẹ chồng, sau đó cha mẹ chồng sẽ tặng lại cho con đẻ của mình. Nếu áp dụng theo quy định hiện hành trường hợp trên sẽ không bị mất TTNCN,
có chăng họ chỉ mất thêm một khoản chi phí cho hợp đồng cơng chứng “trung gian”.
Trong thực tế, một thời gian dài hiện tượng này đã diễn ra rất phổ biến tuy nhiên lại
khơng có hướng khắc phục. Thiết nghĩ, để giải quyết tình trạng trên chúng ta có thể
bám vào pháp luật hiện hành quy định về việc chuyển nhượng đối với tài sản phải
đăng ký. BLDS năm 2015 về đăng ký quyền sở hữu tài sản nêu rõ: “Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng
ký bất động sản”. BLDS năm 2015 về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản
cũng quy định cụ thẻ: “Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể
từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Như vậy, nếu muốn thực hiện “sang tên” với một chủ thể khác đòi hỏi bên chuyển nhượng phải là bên có quyền sở hữu đối với bất động sản, nói cách khác bất động sản là đối
tượng chuyển nhượng phải được mang tên của bên chuyển nhượng. Căn cứ vào quy định trên, nếu người chị dâu muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cha mẹ
chồng phải thực hiện việc đăng ký sang tên (cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) mang tên bố mẹ chồng, sau đó bố mẹ chồng mới có thể thực hiện sang tên cho con đẻ. Nếu thực hiện theo quy định này, sẽ tránh được đáng kể tình trạng chuyển nhượng bắc cầu như hiện nay. Vì thực tế cho thấy, nếu so sánh giữa việc lách một khoản tiền TTNCN với việc thực hiện đăng ký sang tên cho “chuyển nhượng bắc cầu” thủ tục vốn
84
3.2.3. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Cần làm rõ thêm, minh bạch hơn các khoản thu nhập chịu thuế và không chịu thuế dựa trên nguyên tắc: Nếu chưa đưa vào thu nhập chịu thuế thì có nghĩa là khơng thu thuế TNCN hoặc ngư ợc lại, không nên quy định chung chung sẽ rất khó thực hiện. Dựa trên tư duy ni dư ỡng nguồn thu để khuyến khích tồn xã hội kinh doanh là nguyên tắc căn bản của Luật TTNCN, tác giả cho rằng căn cứ tính thuế cơng bằng, khoa học và hợp lý nhất hiện nay chính là thu nhập thực tế của riêng cá nhân trong kỳ tính thuế. Thu nhập này là tổng tất cả các khoản thu nhập riêng lẻ có nguồn gốc khác nhau. Đánh TTNCN là đánh vào tổng thu nhập chứ không phải đánh vào từng khoản thu nhập. Việc trong Luật phân chia nguồn thu nhập thành nguồn thu nhập chịu thuế (Điều 3) và nguồn thu nhập không chịu thuế (Điều 4) sẽ làm xuất hiện nguy cơ trốn thuế mà cơ quan quản lý thuế khơng kiểm sốt đư ợc. Bởi vì có một điều chắc chắn rằng trong xã hội khơng chỉ có những nguồn thu nhập đư ợc liệt kê trong luật mà cịn có nhiều nguồn thu nhập khác nữa; đấy là chư a tính đến có những nguồn thu nhập mới sẽ xuất hiện cùng với sự phát triển của KT-XH. Vì vậy pháp luật sẽ xử lý như thế nào đối với những nguồn thu nhập chư a có trong luật? Khơng lẽ chúng ta phải sửa đổi luật mỗi khi xuất hiện nguồn thu nhập mới hoặc phát hiện ra là đã bỏ sót nguồn thu nhập nào đó? Cần thống nhất quan điểm: Tổng thu nhập thực trong kỳ tính thuế chính là căn cứ duy nhất để tính thuế thu nhập. Các cơ quan chức năng không
nên chỉ vì khơng kiểm sốt đư ợc thu nhập thực tế mà quay sang kiểm soát nguồn thu nhập rồi từ đó đánh thuế theo khoản thu nhập riêng lẻ. Bởi vì chính điều này sẽ làm cho Luật TTNCN có nguy cơ trở thành một luật khơng cơng bằng cho người dân.
Để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật thì việc bổ sung các khoản phụ cấp, trợ cấp đư ợc tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là cần thiết. Mặc khác, để có cơ sở pháp lý trong thực hiện đối với các khoản phụ cấp, trợ cấp có thể sẽ phát sinh sau này do các Luật chuyên ngành khác đư ợc sửa đổi, bổ sung (pháp luật về lao động, về BHXH..), tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 2 Điều 3 theo hư ớng: bổ sung các khoản phụ cấp, trợ cấp, đồng thời bổ sung quy định “và các khoản trợ cấp, phụ cấp khơng mang tính chất tiền lương, tiền cơng khác theo quy định của Chính phủ” để Chính phủ có thể quy định kịp thời khi có các khoản
85
phụ cấp, trợ cấp mới phát sinh theo quy định của pháp luật khác. Hơn nữa, để bao quát các khoản thu nhập chịu thuế tác giả đề xuất bổ sung thêm khoản 10 của Điều 3 quy định: các loại thu nhập phát sinh khác nếu có.
4. Kết luận
Tầm quan trọng của TTNCN khơng chỉ ở đóng góp tài chính cho ngân sách cơng mà cịn ở tác động của chúng đến các chính sách và mục tiêu khác của chính
phủ (ví dụ: tăng trưởng kinh tế, phân phối lại, khả năng cạnh tranh của quốc gia, hoạt động của thị trường lao động ...). Trong bài báo này, tác giả đã chỉ ra được một số hạn chế về mặt luật pháp đồng thời đưa ra một số khuyên nghị nhằm hoàn thiện quy định về thu nhập chịu thuế theo pháp luật TTNCN. Để nâng cao mức sống, khả năng tiết kiệm và đầu tư của người dân và kích thích tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần có các biện pháp nhằm giảm gánh nặng TTNCN bằng cách cải cách một số điều khoản của luật thuế với nội dung tập trung cải cách là việc xác định thu nhập chịu thuế và giảm trừ gia cảnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Văn Diện (2016), Pháp luật TTNCN từ thực tiễn thành phố Cần Thơ, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
2. Luật TTNCN năm 2007 (sửa đổi bổ sung năm 2014) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009
3. Nghị định số 65/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 12/2015/NĐ-CP) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật TTNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TTNCN
4. Nguyễn Anh Phong (2012) “Cơ sở xây dựng Luật TTNCN tối ưu”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 19/2012;
5. Nguyễn Hoàng (2014),“Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với TTNCN ở Việt Nam”Luận án Tiến sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
6. Thanh Bình (2017), “TTNCN từ chuyển nhượng bất động sản”, Tạp chí Tài ngun và Mơi trường, Số 4 (258).
7. Tổng Cục thuế (2019), Tài liệu hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2019, triển khai các giải pháp thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2020, Hà Nội.
86
PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ QUẢN LÝ GIAO DỊCH MOBLIE MONEY VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM GIAO DỊCH MOBLIE MONEY VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM
Lê Thị Thùy Nhi
Tóm tắt:
Dưới sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứtư, hoạt động thanh
toán điện tử là Money money diễn ra rất sôi động, dẫn đến mỗi quốc gia trên thế giới có cách quản lý khác nhau đối với các giao dịch này. Có quốc gia giai đoạn đầu quy
định về việc quản lý Mobile money thắt chặt nhưng sau đó khi dịch vụđã sử dụng ổn
định thì nới lỏng hơn, có quốc gia thì vừa thử nghiệm vừa học hỏi để từđó xây dựng
khung pháp lý hồn chính. Xuất phát từ thực trạng trên, trong phạm vi bài viết, tác
giả sẽphân tích các khn khổ pháp lý liên quan đến việc thanh toán điện tử là Mobile money của các quốc gia trên thế giới. Từ kết quả phân tích này sẽ đưa ra các hàm ý chính sách cho Việt Nam trong việc xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt
động thanh toán điện tử là Mobile money.
Từ khoá: Mobile money, pháp luật thế giới, Việt Nam
1. Tổng quan về Mobile money và quan điểm pháp lý về quản lý giao dịch Mobile money trên thế giới
Theo Hiệp hội thông tin di động thế giới (Global System Mobile Associations -
GSMA), Mobile Money được định nghĩa là một dịch vụ, trong đó, các giao dịch tài chính được thực hiện thông qua điện thoại di động54.
Theo Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union - ITU), Mobile Money đề cập đến các giao dịch tài chính và dịch vụ có thể được thực hiện bằng thiết bị di động như điện thoại di động hoặc máy tính bảng55.
Thạc sĩ, giảng viên Khoa Luật Kinh tế,Trường Đại học Luật, Đại học Huế, Email: Nhiltt@hul.edu.vn