Một số hạn chế, bất cập của quy định pháp luật về quản lý thuế trong nền kinh tế số

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo hoàn thiện pháp luật về thuế và thanh toán điện tử trong thời kỳ công nghiệp 4 0 (Trang 55 - 57)

- ½ số tiền bồi thường mà người lao động được nhận.

3. Một số hạn chế, bất cập của quy định pháp luật về quản lý thuế trong nền kinh tế số

nền kinh tế số

Pháp luật về quản lý thuế trong nền kinh tế số có một số bất cập như sau:

Thứ nhất, cách thức quản lý thu nhập trong nền kinh tế số chưa đáp ứng thực

tiễn. Theo nguyên tắc đánh thuế quốc tế hiện hành cho phép quốc gia nơi phát sinh nguồn thu nhập đánh thuế đối với lợi nhuận kinh doanh của đối tượng không cư trú chỉ khi cá nhân đó có cơ sở thường trú tại quốc gia phát sinh thu nhập thông qua sự hiện diện vật chất đáng kể hoặc cơ sở phụ thuộc. Tuy nhiên, trong nền kinh tế số, các hoạt động kinh doanh có thể được thực hiện thông qua website hiện diện ở một khu vực thị trường nào đó mà khơng cần sự hiện diện vật chất tại đó. Điển hình nhất cho hoạt động này là quảng cáo trực tuyến và các hoạt độngkinh doanh tương tác thông qua nền tảng các mạng xã hội. Trong khi, hoạt động kinh doanh truyền thống đòi hỏi sự hiện diện vật chất, kể cả hoạt động chuẩn bị kinh doanh và phụ trợ cho hoạt động kinh doanh, tại quốc gia nơi tiến hành kinh doanh. Mặc dù các quy định mới tại Luật Quản lý thuế số 38/2019 cũng như Nghị định 126/2020/NĐ-CP là khung pháp lý quan trọng cho cơ chế thuế đối với hoạt động TMĐT, kinh tế số tại Việt Nam, Thông tư

40/2021/TT-BTC quy định các sàn thương mại điện tử sẽ phải khai thay, nộp thuế

thay cho người bán trên sàn. Tuy nhiên, về bản chất sàn thương mại điện tử là nơi

cung cấp hạ tầng công nghệđể kết nối người bán và người mua, giúp họ thực hiện giao dịch, chứ khơng phải là đối tượng có nghĩa vụ kê khai thuế, khấu trừ thuế thu nhập của người bán theo quy định. Hơn nữa, nghị định 52 ngày 16/05/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, không đề cập đến trách nhiệm các sàn phải kê khai thay, nộp thuế thay cho người bán. Khoản 7, Điều 27 Nghị định 52 cũng nêu rõ người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế

theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Luật thuế thu nhập cá nhân quy định các tổ

chức, cá nhân có trách nhiệm tự kê khai, khấu trừ, nộp thuế.

Thứ hai, khó phân biệt rõ loại thu nhập làm cơ sở đánh thuế. Trong nền kinh tế

số, rất khó phân biệt một số loại thu nhập, đặc biệt là bản quyền, phí dịch vụ và lợi nhuận kinh doanh. Một ví dụ điển hình là hoạt động in 3D, rất khó có thể trả lời số tiền chi trả là cho tiền bản quyền, phí dịch vụ hay lợi nhuận kinh doanh nếu người

51

mua được cấp quyền sử dụng thiết kế đó và in ở quốc gia của mình. Nếu người sản xuất là đối tượng không cư trú của nước mà người mua sử dụng thiết kế đó thì khơng thể đánh thuế nhà sản xuất, vì nguyên tắc đánh thuế quốc tế hiện hành không cho phép quốc gia nơi phát sinh thu nhập đánh thuế đối với lợi nhuận kinh doanh của đối tượng khơng có cơ sở thường trú ở quốc gia đó.Mặt khác, các khoản chi trả cho dịch vụ điện toán đám mây, thuê đám mây và các dịch vụ kỹ thuật khác. Vấn đề này khơng chỉ gây khó khăn trong quản lý thuế thu nhập, mà cịn gây khó khăn cho quản lý thuế giá trị gia tăng. Trong quản lý thuế giá trị gia tăng, việc xác định thuế suất cũng dựa trên phân loại hàng hóa, dịch vụ và thu nhập. Nền kinh tế kỹ thuật số cũng tạo ra những thách thức đối với các thơng lệ đánh thuế truyền thống, điển hình là doanh thu bán phần mềm, sách điện tử và in 3D.

Thứ ba, việc xác định đúng bản chất giao dịch để đánh thuế đối với giao dịch

kinh doanh trên nền tảng số rất lung túng. Ở Việt Nam, thời gian qua, hoạt động kinh

doanh theo mơ hình kinh tế số cũng gây nhiều tranh cãi trong xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh làm căn cứ xác định doanh thu tính thuế giá trị gia tăng. Điển hình như: Việc xác định nghĩa vụ kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng của Grab.Trong một thời gian rất dài, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan thuế lúng túng trong việc xác định Grab kinh doanh vận chuyển khách hay kinh doanh dịch vụ kết nối giữa khách hàng và tài xế taxi để xác định nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng của Grab. Gần đây, cơ quan thuế đã xác định Grab kinh doanh vận chuyển khách do Grab toàn quyền quyết định phương thức kinh doanh và giá cả vận chuyển khách. Tuy vậy, Grab vẫn kiến nghị rằng, Công ty này không kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách mà chỉ kinh doanh dịch vụ kết nối khách hàng và lái xe taxi.

Thứ tư, khó kiểm sốt giao dịch kinh doanh để đánh thuế đối với hoạt động kinh

doanh thương mại điện tử. Với các hình thức kinh doanh thương mại điện tử, các chủ thể kinh doanh không cần cửa hàng, cửa hiệu truyền thống, các giao dịch hoàn toàn thực hiện bằng các phương thức điện tử, máy chủ có thể đặt ở nước ngồi thì việc kiểm sốt giao dịch làm căn cứ xác định giao dịch phát sinh là rất khó khăn.Thêm

vào đó, việc kiểm sốt và u cầu người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cũng

52

phong phú của nền kinh tế số. Theo đó, việc thanh tốn có thể thực hiện qua ngân hàng hoặc khơng thực hiện qua ngân hàng mà qua các tổ chức thanh toán trung gian khác. Ở Việt Nam, vấn đề kiểm soát giao dịch kinh doanh thương mại điện tử càng trở nên khó khăn hơn khi mà hệ thống thương mại điện tử thanh tốn theo hình thức COD (Trả tiền mặt khi giao hàng) được áp dụng phổ biến hơn các hình thức thương mại điện tử thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Thứ năm, quy định về trách nhiệm của ngân hàng thương mại và trung gian

thanh toán trong khấu trừ thuế chưa cụ thể. Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn luật Quản lý thuế năm 2019 thì ngân hàng thương mại và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn có trách nhiệm khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp ở nước ngồi khơng có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam. Quy định trên đã đặt ra một số vấn đề về trách nhiệm của ngân hàng và trung gian thanh tốn trong việc tính tốn khơng đúng số thuế phải khấu trừ và nộp thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài chưa thực hiện đăng ký thuế tại Việt Nam. Bởi, việc xác định từng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp nước ngồi cung cấp để áp dụng đúng tỷ lệ % để tính thuế nhà thầu có thể là một thách thức lớn về mặt thực tiễn đối với các ngân hàng thương mại và trung gian thanh toán. Bởi lẽ, ngân hàng khơng có

chức năng, thẩm quyền để tham gia vào việc tính tốn, phân tích các giao dịch, không thể giải quyết những khiếu nại, kiện cáo của khách hàng về thừa, thiếu, sai, đúng từ việc khấu trừ tiền để nộp thuế. Ngồi ra khi tính thuế, ngân hàng phải quy đổi số ngoại tệ ra tiền đồng theo tỉ giá hay có thể tính theo ngoại tệ?

4. Kinh nghim quc tế v qun lý thuế trong nn kinh tế s và mt s gi m cho Vit Nam

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo hoàn thiện pháp luật về thuế và thanh toán điện tử trong thời kỳ công nghiệp 4 0 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)