Dự báo những nguy cơ và thách thức đối với tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực thanh toán điện tử tại các ngân hàng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo hoàn thiện pháp luật về thuế và thanh toán điện tử trong thời kỳ công nghiệp 4 0 (Trang 114 - 115)

- ½ số tiền bồi thường mà người lao động được nhận.

2. Dự báo những nguy cơ và thách thức đối với tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực thanh toán điện tử tại các ngân hàng ở Việt Nam

trong lĩnh vực thanh toán điện tử tại các ngân hàng ở Việt Nam

Quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam cho thấy tình hình phạm tội cơng nghệ cao trong lĩnh vực thanh toán điện tử tại các ngân hàng dự báo sẽ cịn diễn biến khó lường với hành vi ngày càng phức tạp, tinh vi hơn bởi những yếu tố sau:

Thứ nhất, chỉ số an tồn thơng tin trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam còn

thấp

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội An tồn thơng tin Việt Nam (VNISA), năm 2018, các tổ chức tín dụng và ngân hàng đạt chỉ số an tồn thơng tin là 57,5% thấp so với yêu cầu về an toàn thơng tin mạng đặt ra. Xếp hạng an tồn bảo mật thông tin các quốc gia trên thế giới, Việt Nam hiện xếp thứ 100, thuộc diện trung bình yếu. Mức đầu tư trung bình cho an tồn, bảo mật thông tin trong các dự án công nghệ thông tin của các tổ chức trên thế giới chiếm khoảng 15 đến 25% thì tại Việt Nam là 5%80.

Thứ hai, chiến lược phát triển ngành ngân hàng trong thời đại 4.0

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra dự báo rằng, ngân hàng số sẽ là tương lai của ngành ngân hàng và là mảnh đất mầu mỡ để tội phạm công nghệ cao khai thác phi pháp theo phương thức và công cụ ngày càng tinh vi hơn. Tại Việt Nam năm 2018 có 47 ngân hàng cung cấp dịch vụ internet banking, 27 tổ chức cung cấp hơn 3,5 triệu tài khoản ví điện tử nhưng đến 2020 Việt Nam sẽ có 95% ngân hàng triển khai dịch vụ internet banking, mobile banking và 30% ngân hàng sẽ triển khai ngân hàng số81.

Thứ ba, sự bùng nổ của thương mại điện tử và thị trường thiết bị số

Xu hướng tấn công bằng mã độc sẽ tiếp diễn mạnh mẽ, thậm chí bùng nổ bởi thương mại điện tử và thị trường thiết bị số đang tăng lên nhanh chóng cùng với các dịch vụ tài chính số ngày càng được sử dụng rộng rãi. Hiện nay, hơn 60% người dân

80 https://thitruongtaichinhtiente.vn/bao-mat-thong-tin-khach-hang-khi-su-dung-dich-vu-ngan-hang-so-28428.html 28428.html

81 https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/giai-phap-phong-chong-toi-pham-cong-nghe-cao-trong-linh-vuc-ngan-hang-o-viet-nam-120076.html vuc-ngan-hang-o-viet-nam-120076.html

110

(khoảng 55 triệu người) dùng internet ở Việt Nam, có 58 triệu người dùng Facebook. Theo hãng Ericsson dự báo đến năm 2021 số lượng thuê bao smartphone sẽ tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2015 trong khi xét ở thời điểm cuối năm 2015, tỷ lệ thuê bao di động băng rộng đạt gần 40%. Như vậy, nguy cơ dường như sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Theo Kaspersky và Symantec, Việt Nam được xếp đứng thứ 3 về số người dùng di động bị mã độc tấn công nhiều nhất trên thế giới; thứ 6 trên thế giới về số lượng địa chỉ IP trong nước được dùng trong các mạng máy tính ma tấn cơng nước khác; và đứng thứ 12 trên thế giới về các hoạt động tấn công mạng82.

Thứ tư, đáp ứng với yêu cầu thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam

Theo “Đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt”, Việt Nam đặt mục

tiêu đến năm 2020, có 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có POS; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt; tồn thị trường có trên 300.000 thiết bị chấp nhận thẻ

POS83. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho chủ thẻ, trong đó phổ biến nhất là thủ đoạn lắp đặt thiết bị tại máy ATM/POS để sao chép, trộm cắp dữ liệu, làm giả thẻ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo hoàn thiện pháp luật về thuế và thanh toán điện tử trong thời kỳ công nghiệp 4 0 (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)