- ½ số tiền bồi thường mà người lao động được nhận.
2. Quy định của pháp luật về quản lý thuế trong nền kinh tế số
Có thể thấy, ở Việt Nam chưa có một quy định cụ thể nào về khái niệm “Pháp luật về quản lý thuế trong nền kinh tế số”. Vì vậy, nhóm tác giả nghiên cứu nội hàm “Kinh tế số”, “Quản lý thuế”. Về khái niệm “Kinh tế số”, kinh tế số được định nghĩa
là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số và những mơ hình kinh doanh mới
được tạo ra từ việc áp dụng công nghệ số và dữ liệu số. Nền kinh tế số gắn với các đặc trưng sau: (i) Thương mại điện tử; (ii) Các kho ứng dụng kỹ thuật số trên nền tảng internet; (iii) Quảng cáo trực tuyến; (iv) Điện toán đám mây; (v) Giao dịch tốc độ cao; (vi) Tương tác của người dùng trên nền tảng mạng internet; (vii) Dịch vụ thanh toán trực tuyến.34. “Quản lý thuế” được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả các hoạt động của nhà nước liên quan đến quản lý thuế. Theo nghĩa hẹp, quản lý thuế là quản lý hành chính về thuế, bao gồm việc tổ chức, quản lý, điều hành quá trình thu nộp thuế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế đã được quy định trong các luật thuế35. Từ đó có thể hiểu khái niệm “ Pháp
luật về quản lý thuế trong nền kinh tế số” là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành điều chỉnh hành vi của tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý thuế
dựa trên nền tảng số, dữ liệu số.”
Pháp luật Việt Nam đã có quy định về quản lý thuế trong nền kinh tế số trong
các văn bản pháp luật, cụ thể như: Luật Công nghệ thông tin năm 2006 (sữa đổi, bổ
34Thùy Dương “Hiểu đúng về nền kinh tế số ở Việt Nam” https://doanhnhanvn.vn/kinh-te-so-la-gi-kinh-te-so-
o-viet-nam-phat-trien-the-nao-22049.html