Huỳnh Văn Diện (2016), Pháp luật TTNCN từ thực tiễn thành phố Cần Thơ, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo hoàn thiện pháp luật về thuế và thanh toán điện tử trong thời kỳ công nghiệp 4 0 (Trang 78 - 81)

- ½ số tiền bồi thường mà người lao động được nhận.

45 Huỳnh Văn Diện (2016), Pháp luật TTNCN từ thực tiễn thành phố Cần Thơ, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học

74

Đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền cơng được trừ các khoản đóng góp BHXH, BHYT và giảm trừ gia cảnh trước khi tính thuế.

Nghị định số 65/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 12/2015/NĐ-CP) quy định chi tiết một số điều của Luật TTNCN và Luật sửa đổi, bổ

sung một sốđiều của Luật TTNCN thì các khoản lợi ích bằng tiền hoặc khơng bằng tiền ngồi tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức bao gồm:

- Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), khơng bao gồm khoản lợi ích về nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp hoặc nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp cho người lao động

- Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm khơng bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.

- Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu,

như: Chăm sóc sức khỏe, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ46

Thứ ba, Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn bao gồm:

(i) Tiền lãi cho vay; (ii) Lợi tức cổ phần; (ii) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, danh tiếng, quyền sử dụng đất, phát minh, sáng chế (trừ thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu Chính phủ, thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân và của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ47).

Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn là tổng số các khoản thu nhập từ đầu tư vốn mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.

46 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 12/2015/NĐ-CP) quy định chi tiết một số điều của Luật TTNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TTNCN một số điều của Luật TTNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TTNCN

47 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 12/2015/NĐ-CP) quy định chi tiết một số điều của Luật TTNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TTNCN của Luật TTNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TTNCN

75

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.

Đối với khoản thu nhập từ lợi tức trong đầu tư chứng khốn hay cịn gọi là cổ tức hiện nay đang gặp khá nhiều tranh luận trong nên hay không nên đánh thuế. Quan điểm thứ nhất cho rằng, khi nhà đầu tư (NĐT) nắm giữ cổ phiếu của một doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc họ là cổ đông hay là một chủ sở hữu của doanh nghiệp đó. Vì vậy, khi doanh nghiệp chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cũng có nghĩa

là NĐT phải chịu. Doanh nghiệp trả cổ tức nghĩa là doanh nghiệp trích một phần trong tổng thu nhập của mình để trả cho những người có tên trong danh sách cổ đơng, như vậy thì cổ tức đã phải chịu một lần thuế TNDN. Vậy thì khi cổ đơng nhận cổ tức và phải chịu thêm thuế suất sẽ bị thuế chồng lên thuế và không đúng với nguyên tắc của thuế TNCN. Việc phải chịu thuế tính trên cổ tức gây tâm lý bất bình cho các NĐT hơn là chi phí thuế mà họ phải gánh chịu. Bên cạnh đó, nếu đánh thuế TNDN chính là đã đánh thuế vào chủ sở hữu của DN hay chính là cổ đơng của cơng ty - các NĐT. Quan điểm thứ hai lại cho rằng, khi một công ty hoạt động sản xuất kinh doanh, họ phải trả thuế thu nhập doanh nghiệp cho việc sử dụng cho việc sử dụng các nguồn lực nói trên. Việc các cơng ty trong quá trình hoạt động phải trả thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu... chỉ là thuế gián thu và không phải là các công ty trả mà họ chỉ trả hộ cho người tiêu dùng. Như vậy, thuế TNDN là trả cho việc sử dụng nguồn lực xã hội của chủ thể công ty. Đến lượt các cổ đông, tất cả trong số họ đều chỉ đầu tư vốn vào để nhận được lợi nhuận là cổ tức. Rõ ràng, nếu theo quan điểm về nguyên tắc đánh thuế, họ cũng phải trả phí cho việc sử dụng các nguồn lực xã hội trong việc đầu tư vốn. Ít nhất, các nhà đầu tư cũng hoạt động trong một thị trường được tổ chức và quản lý bởi Nhà nước.

Hai chủ thể công ty và cổ đông cùng hai hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư vốn rõ ràng là phân biệt, mặc dù cùng phải nằm trong một quy trình chung. Như vậy, khó có thể nói việc đánh thuế trên thu nhập cổ tức là “đánh thuế trùng” hay đánh thuế hai lần. Do đó, trước hết có thể khẳng định việc áp dụng thuế thu nhập cổ tức là có cơ sở. Tuy nhiên, vấn đề áp dụng thuế thu nhập cổ tức ở Việt Nam cần phải xem

76

xét các mục tiêu khi sử dụng loại thuế này như: phân phối lại và công bằng về thu

nhập, định hướng kinh tế vĩ mô48.

Thứ tư, Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn.

Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

Trường hợp khơng xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khốn thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá bán chứng khoán.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật.

Riêng đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán người nộp thuế sẽ được lựa chọn hai hình thức đóng thuế. Cách thứ nhất khấu trừ thuế theo một tỷ lệ nhất định trên giá chuyển nhượng, cách thứ hai sẽ áp dụng việc tạm thu theo một tỷ lệ nhất định trên giá chuyển nhượng chứng khoán, cuối năm sẽ quyết toán để xác định thu nhập.

Thứ năm, Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản.

Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản theo từng lần chuyển nhượng trừ giá mua bất động sản và các chi phí liên quan, cụ thể như sau:

(i) Giá chuyển nhượng bất động sản là giá theo hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng; Giá mua bất động sản là giá theo hợp đồng tại thời điểm mua.

(ii) Các chi phí liên quan được trừ căn cứ vào chứng từ, hoá đơn theo quy định của pháp luật, bao gồm các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất; chi phí cải tạo đất, cải tạo nhà, chi phí san lấp mặt bằng; chi phí đầu tư xây dựng nhà ở, kết cấu hạ tầng và cơng trình kiến trúc trên đất; các chi phí khác liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo hoàn thiện pháp luật về thuế và thanh toán điện tử trong thời kỳ công nghiệp 4 0 (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)