Một số nhận xét và kiến nghị

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo hoàn thiện pháp luật về thuế và thanh toán điện tử trong thời kỳ công nghiệp 4 0 (Trang 49 - 52)

- ½ số tiền bồi thường mà người lao động được nhận.

4. Một số nhận xét và kiến nghị

4.1.Vxác định đối tượng np thuế

Như chúng tơi đã phân tích, pháp luật Việt Nam và Pháp đều phân biệt đối tượng

nộp thuế là và nguồn thu nhập chịu thuế dựa vào yếu tố « cư trú ». Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chỉxác định yếu tốcư trú theo nghĩa cá nhân ở tại Việt Nam trong một thời hạn nhất định, trong khi theo pháp luật của Pháp, yếu tố được xác theo nghĩa rộng hơn, bao gồm cả trường hợp « có cơng việc chính ở Pháp » và « có lợi ích kinh tế chính nằm ở Pháp ». Cách quy định này cho phép Pháp mở rộng đối tượng nộp thuế một cách hợp lý, tăng thêm nguồn thu từ thuế TNCN. Tuy nhiên, pháp luật Pháp chỉ phân biệt yếu tố cư trú hay không cư trú để xác định nguồn thu nhập chịu thuế, mà khơng hề có sự khác biệt trong cách tính thuế hay thuế suất. Đây là điểm mà theo chúng tôi, pháp luật Việt Nam cũng nên áp dụng, tạo sự bình đẳng cho người nộp

thuế, nhất là trong điều kiện chúng ta đang ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn vào

mơi trường tồn cầu hóa.

4.2.V mt s loi thu nhp chu thuế

Từ những khác biệt trong xác định các thu nhập chịu thuế giữa pháp luật hai

nước, chúng tôi nhận thấy :

- Quy định như pháp luật Việt Nam hiện tại về các khoản thu nhập không chịu thuế liên quan đến trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con ni, trợ cấp hưu trí một lần, trợ cấp thơi việc, trợ cấp mất việc làm, v.v, là hồn toàn hợp lý. Mặc dù theo quy định của pháp luật Pháp, các khoản kể trên chỉ phải chịu thuế nếu vượt quá một mức nhất định, nhưng xét về tính chất, đây là những khoản nhà nước hỗ trợ cho người lao động trong những trường

hợp đặc biệt, khi thu nhập của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, khơng nên áp dụng thuế TNCN đối với những khoản thu nhập kể trên.

- Ngược lại, khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương, pháp luật Việt Nam có thể bổ sung thêm quy định các khoản giảm trừ đối với các chi phí liên

45

quan đến cơng việc (như chi phí đi lại, tiền ăn trưa, chi phí văn phịng, chi phí để cập

nhập trình độ chun mơn, nghiệp vụ, v.v). Đây là những khoản giảm trừ hợp lý, giúp

người lao động thực hiện tốt hơn công việc của mình, từ đó nâng cao năng suất lao động.

4.3.V thuế sut và mc gim trđối vi thu nhp t tiền lương, tiền công

Việt Nam đang áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần với 7 bậc thuế (từ 5%-

35%) và khoảng cách giữa các bậc thuế khá sát nhau. Điều này khiến cho thuế TNCN hiện nay chủ yếu đánh vào nhóm đối tượng có thu nhập trung bình khá. Bên cạnh đó,

biểu thuế dày cũng tạo ra sự bất bình đẳng nhất định, khi chỉ cần bước qua một ngưỡng thu nhập khác, dù không chênh lệch bao nhiêu, cũng đã phải chỉu một mức

thuế suất khác. So với quy định trên của Việt Nam thì biểu thuế TNCN của Pháp chỉ gồm có 4 bậc (hay nhiều nước châu Âu khác, ví dụ như Đức cũng chỉ có 4 bậc, Anh thậm chí chỉ có 3 bậc) mang tính hợp lý và công bằng cao hơn.

Một vấn đề khác được đặt ra là ngưỡng chịu thuế. Theo pháp luật của Pháp, ngưỡng chịu thuế được xem xét hằng năm dựa vào tình hình đời sống xã hội.Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Theo chúng tôi, quy định như trên không thực sự hợp lý, trong bối cảnh lạm phát ở Việt Nam trong những năm vừa qua liên tục tăng. Vì vậy, để mức giảm trừ này thích hợp với thực tế cuộc sống, chúng tơi kiến

nghị cần xem xét lại sau mỗi 3 năm, hoặc khi chỉ số giá tiêu dùng biến động trên 10%. Bên cạnh đó, mức giảm trừ cho người phụ thuộc cũng cần tăng lên, ít nhất bằng 50% mức giảm trừ của người nộp thuế.

KẾT LUẬN

Về cơ bản, pháp luật của 2 nước có nhiều điểm chung như : phân biệt đối tượng nộp thuế và nguồn thu nhập chịu thuế dựa vào yếu tố cư trú ; xác định rất nhiều khoản thu nhập chịu thuế giống nhau ; áp dụng đồng thời biểu thuế lũy tiến từng phần và biểu thuế toàn phần tùy vào loại thu nhập. Bên cạnh đó, pháp luật về Thuế TNCN của

46

một số điểm khác biệt được chỉ ra trong cách xác định yếu tố cư trú, trong việc xác

định các loại thu nhập chịu thuế cũng như những khác biệt rất rõ ràng trong cách tính

thuế TNCN từ tiền cơng, tiền lương. Chúng ta cũng có thể tham khảo kinh nghiệm của Pháp trong việc xác định yếu tố cư trú, điều chỉnh biểu thuế một cách kịp thời, phù hợp với nhu cầu cuộc sống cũng như việc giảm số bậc thuếvà tăng biên độ giữa các bậc thuế này, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và của người nộp thuế.

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

1. Văn bản pháp luật

- Luật số 04/2007/QH12 về Thuế thu nhập cá nhân ;

- Luật số 26/2012/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập

cá nhân ;

- Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi các luật về thuế ;

- Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của Thuế thu nhập cá nhân;

- Các Nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân ;

- Bộ luật chung về các sắc thuế của Pháp (Code général des impôts) ;

- Các Văn bản hướng dẫn chính thức của Tổng cục tài chính cơng (Bulletin Officiel des Finances Publiques) về Thuế thu nhập cá nhân.

2. Các tài liệu tham khảo khác

- Assemblée nationale. (n.d.). Institution de l’impôt sur le revenu.

https://www2.assemblee-nationale.fr/decouvrir-l-assemblee/histoire/1914- 1918/institution-de-l-impot-sur-le-revenu

- Báo cáo tại Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu « Phân tích cấu trúc, xu hướng và gánh nặng thuế tại Việt Nam –hướng tới một hệ thống thuế công bằng ». (2020).

- Mireille, T. (1997). Les origines de l’impôt sur le revenu en France: De la

monarchie aux républicains radicaux (XVIIIe-XIXe siècles). In Revue belge de philologie

et d’histoire, Histoire medievale, moderne et contemporaine (pp. 1027–1044).

- Tayly, M. (2014). Le code général des impơts, Elephant Man juridique.

47

HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢNLÝ THUẾ

TRONG NỀN KINH TẾ SỐ

Nguyễn Thị Triển

Hà Văn Khoa; Âu Thị Nguyệt Liên

Tóm tắt

Sự phát triển của thương mại điện tử và nền kinh tế số là xu hướng phát triển tất yếu trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Nhiều mô thức kinh doanh và giao dịch thương mại mới được sáng tạo ra là thách thức lớn đối với việc quản lý thuế ở Việt Nam. Pháp luật Việt Nam đã quy định vấn đề này trong nhiều văn bản pháp luật, tuy nhiên một số quy định chưa cụ thể và còn nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến hiệu quả thực thi chưa cao. Do vậy, cần có những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế trong nền kinh tế số nhằm tăng cường chống thất thu ngân sách Nhà nước,

bảo đảm công bằng thuế đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

T khóa: Kinh tế số, quản lý thuế, pháp luật

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo hoàn thiện pháp luật về thuế và thanh toán điện tử trong thời kỳ công nghiệp 4 0 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)