2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách pháp luật về thu thuế
3.2. Một số hành vi có dấu hiệu lừa đảo hoặc trộm cắp nhằm chiếm đoạt tài sản từ ví điện tử
sản từ ví điện tử
Các hành vi có dấu hiệu lừa đảo hoặc trộm cắp nhằm chiếm đoạt tài sản từ ví
điện tử thường được tiến hành dưới hai hình thức sau đây:
Thứ nhất, hành vi lừa đảo thông qua mời chào vay vốn hoặc thông báo khách
hàng trúng thưởng, nhận được quà. Các chủ thể lừa đảo đưa ra lời mời chào khách hàng vay vốn trực tuyến hoặc thông báo về việc người dùng trúng thưởng, được nhận quà rồi yêu cầu người dùng cung cấp các thơng tin, hình ảnh như chứng minh nhân dân, số thẻ ngân hàng, mật khẩu OTP… Sau khi lấy được những thông tin này, chủ thể lừa đảo sẽthao tác mở ví điện tử đối với khách hàng chưa từng mở ví, tiến hành liên kết với tài khoản ngân hàngvà thực hiện việc trộm cắp tiền từ ví điện tử và mua sắm hoặc chuyển qua một ví điện tử khác để chiếm đoạt.
Thứ hai, lừa đảo bằng cách giả mạo các chủ thể công quyền hoặc nhân viên
ngân hàng. Trong dạng hành vi này, chủ thể lừa đảo lợi dụng sự thiếu hiểu biết, sự nhẹ dạ cả tin của người dùng ví điện tử để chiếm đoạt tài sản. Thông thường, chủ để lừa đảo sẽ giả mạo nhân viên ngân hàng để thông báo cho khách hàng tài khoản liên kết với ví điện tử có vấn đề phát sinh, u cầu khách hàng cung cấp các thông tin cá
27
nhân, thông tin bảo mật của tài khoản (mật khẩu, OTP, số thẻ…) để xử lý. Bên cạnh
đó, chủ thể lừa đảo cũng có thể giả mạo các cơ quan chức năng (công an, tịa án…)
thơng báo thẻ, tài khoản bị xâm nhập, cần cung cấp thông tin để phối hợp điều tra hay thậm chí thơng báo người dùng ví điện tử đang liên quan đến một tội phạm nguy hiểm từđó yêu cầu người dùng phải cung cấp các thông tin cần thiết để phối hợp điều tra. Ngoài ra, các chủ thể lừa đảo cũng có thể giả mạo người thân, bạn bè nhờ nhập thông
tin để chuyển khoản hộ/nhận tiền… Sau khi cung cấp các thông tin cá nhân, thông tin
bảo mật của tài khoản, các đối tượng sử dụng thông tin để tạo tài khoản ví điện tử rồi nạp tiền vào ví điện tử từ chính tài khoản của khách hàng, mua sắm, chuyển tiền sang ví khác rồi chiếm đoạt.
4. Quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý ví điện tử
Tại Việt Nam, ví điện tử được xác định loại hình trung gian thanh tốn và được
quy định lần đầu tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/11/2012 (và được sửa đổi bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CPcủa Chính phủ ban hành ngày 01/7/2016) và Thông tư số 39/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 11/12/2014 (và được sửa đổi bởi Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019). Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP, dịch vụ ví điện tử được hiểu là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định
danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin
(như chip điện tử, SIM điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị
tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1.
Các quy định cốt lõi về quản lý hoạt động của ví điện tử được ghi nhận tại Điều 9 Thông tư số 23/2019/TT-NHNN với những nội dung chính liên quan đến tổng hạn
mức giao dịch, các thông tin người dùng phải cung cấp, các nghĩa vụ và trách nhiệm của người dùng cũng như của các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử. Cụ thể, tổng hạn mức giao dịch qua các ví điện tử cá nhân của một khách hàng tại một tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử (bao gồm giao dịch thanh tốn cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và giao dịch chuyển tiền từ ví điện tử cho ví điện tử khác do cùng tổ chức
28
cung ứng dịch vụ ví điện tử mở) tối đa là 100 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, để siết chặt việc quản lý kiểm sốt thơng tin chủ ví điện tử phải cung cấp, cập nhật đầy đủ, chính xác các thơng tin trong hồ sơ mở ví điện tử cho tổ chức cung ứng dịch vụ và chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin cung cấp. Các thông tin cá nhân
định danh như chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu… đều phải chính
xác, đầy đủ. Chủ ví điện tử cũng khơng được cho thuê, cho mượn ví điện tử hoặc mua, bán thơng tin ví điện tử. Khách hàng muốn nạp tiền vào ví điện tử phải thơng
qua tài khoản thanh tốn hoặc thẻ ATM của khách hàng là chủví điện tử; nhận tiền từ ví khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ ví mở. Nghiêm cấm việc sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác; nghiêm cấm việc thuê, cho thuê,
mượn, cho mượn ví điện tử hoặc mua, bán thơng tin ví điện tử. Ngoài ra, các tổ chức
cung ứng dịch vụ ví điện tử khơng được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng
ví điện tử, trả lãi trên số dư ví điện tử hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm tăng giá
trị tiền tệ trên ví điện tử so với giá trị tiền khách hàng nạp vào... Ngồi ra, Thơng tư
quy định tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử khơng được phép phát hành hơn một ví điện tử cho một khách hàng tại một tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử nhằm tránh lãng phí, ngăn ngừa tình trạng khách hàng đăng ký mở ví điện tử tràn lan, dẫn đến
việc sử dụng ví điện tử khơng thực chất, hoặc lợi dụng mở nhiều ví điện tử để thực hiện hành vi rửa tiền, bất hợp pháp. Đây cũng là giải pháp ngăn ngừa tình trạng có những món tiền được lấy cắp do chiếm đoạt tài khoản, mã OTP, lừa đảo người sử dụng qua website rồi chuyển tiền từ ngân hàng vào ví điện tử. Với cơ chế xác thực thông tin bắt buộc theo Thơng tư 23/2019/TT-NHNN thì việc thu hồi được số tiền đó sẽ đơn giản, dễ dàng hơn bởi thơng tin người gửi và người nhận sẽ được xác định rõ.
Các cơ quan quản lý cũng dễ dàng truy xuất thông tin, xử lý sự cố xảy ra phù hợp với các quy định về phòng chống rửa tiền. Đặc biệt, một điểm mới theo quy định của Thông tư là các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải cung cấp công cụ để Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ ví điện tử, bảo đảm cho phép
29
5. Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản lý
ví điện tử