Các giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 97 - 111)

Phát triển kinh tế xã hội tạo việc làm là giải pháp cơ bản, quan trọng nhất quyết định việc tăng giảm chỗ làm việc trong thị trường lao động. Do vậy phải thực hiện các hoạt động nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư để tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn.

4.4.2.1 Nhóm giải pháp thứ nhất: Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu sản xuất các ngành kinh tế để giải quyết việc làm

Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX (2010 – 2015) đề ra; thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển kinh tế của huyện, hơn nữa nó còn có ý nghĩa đối với việc sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động xã hội, trong đó có lao động nông thôn. Với thực tế lao động nông thôn còn chiếm tỷ trọng lớn như huyện Kim Động, thì việc sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động nông thôn càng phải được thực hiện trong mối quan hệ hữu cơ với việc phát triển các ngành kinh tế khác nhau để hình thành cơ cấu phân công lao động mới, nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế hợp lý. Mở rộng và phát triển các ngành nghề: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, làng nghề sử dụng nguyên liệu sẵn có… để thu hút mọi người có khả năng lao động trong nông thôn.

Việc phân phối sức lao động giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế quốc dân khác phải đảm bảo cho nông nghiệp cả về số lượng và chất lượng một cơ

cấu lao động hợp lý đủ cho nông nghiệp phát triển theo đúng định hướng. Trong những năm tới, để góp phần tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, cần thúc đẩy mạnh việc cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp trong toàn huyện theo hướng phát triển các ngành chăn nuôi và phát triển các loại cây trồng có trình độ thâm canh và có giá trị kinh tế cao mà thị trường có nhu cầu. Việc phát triển chăn nuôi và phát triển các loại cây trồng có trình độ thâm canh và giá trị kinh tế cao sẽ thu hút một bộ phận đáng kể lao động nông thôn vào sản xuất nông nghiệp.

Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng trên sẽ tạo điều kiên khai thác đầy đủ và hiệu quả hơn nguồn lực phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Ở một số nơi, nhiều diện tích trồng lúa một vụ được chuyển sang trồng cây ăn quả hoặc kết hợp trồng lúa với nuôi cá đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng lúa hai vụ trước đây, đồng thời thu hút đáng kể lao động vào sản xuất. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động nông thôn, phù hợp với điều kiện thực tế của huyện.

* Phát triển sản xuất nông nghiệp

Do diện tích đất nông nghiệp có hạn, vì vậy cần thiết phải đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tăng cường đầu tư thâm canh thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất tập trung chuyên canh, đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp mía, rau xanh…tạo thêm nhiều việc làm trong nông thôn. Về chăn nuôi nên sản xuất sản phẩm có chất lượng cao để có thể tiêu thụ dễ dàng hơn, tăng cường mạng lưới thú y, đội ngũ kỹ thuật viên, phổ biến kỹ thuật chăn nuôi cho hộ gia đình, góp phần hạn chế rủi ro trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, ổn định sản xuất cho người nông dân.

Định hướng tập trung thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, củng cố phát triển hệ thống thủy lợi, tưới tiêu, hệ thống giao thông; Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, công tác phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, củng cố hệ thống nước sạch cho sinh hoạt nông thôn; phát

triển hệ thống lưới điện và bưu chính viễn thông, hệ thống y tế, giáo dục, văn hóa ở nông thôn.

* Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

Xác định rõ quy mô sản xuất tối ưu cho từng ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng và ngành nghề truyền thống, tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến dộ thực hiện các dự án, các công trình xây dựng, tiếp tục thực hiện và hoàn thành quy hoạch cụm công nghiệp Kim Động góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng (đường giao thông, đường điện, hệ thống thoát nước, thông tin liên lạc…). Phát triển nghề truyền thống với nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Khuyến khích công nghiệp có sử dụng nhiều lao động.

* Phát triển thương mại – du lịch và dịch vụ

Quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn, đa dạng hóa các sản phẩm, hàng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động dịch vụ thương mại. Tăng cường hoạt động tổ chức hội chợ, các hoạt động lễ hội văn hóa nhằm quảng bá du lịch và tăng cường giao lưu thương mại với các vùng trong và ngoài tỉnh. Chính quyền các cấp cần quan tâm và có chính sách đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh doanh ngành nghề, dịch vụ, du lịch; chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng tỷ trọng sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại.

4.4.2.2 Nhóm giải pháp thứ hai: Nâng cao trình độ lao động và đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Lao động nông thôn có trình độ thấp kém kèm theo đó là nhận thức hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiếp cận thông tin và các chính sách, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của huyện. Do đó, Cần phải đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng phải phù hợp với người lao động và nhu cầu thực tế tại địa phương. Huyện Kim Động phải thực hiện đồng bộ những nhiệm vụ sau:

* Duy trì, đổi mới và phát triển dạy nghề

Năm 2014 triển khai dạy nghề ngắn hạn cho trên 380 lao động nông thôn tập trung các nghề thuộc ngành nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, may công nghiệp, dịch vụ…

Khuyến khích người lao động tham gia các khóa bồi dưỡng kỹ năng nghề để nâng cao tay nghề, tự học nghề, truyền nghề trong các trang trại, các làng nghề truyền thống, các địa phương có ngành nghề nông thôn phát triển.

* Nâng cao năng lực dạy nghề

Trang thiết bị: Tiếp tục đầu tư trang thiết bị dạy nghề cho các nghề được bổ sung theo Đề án đào tạo nghề LĐNT đến năm 2020 để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho LLLĐ, phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động địa phương.

Hoàn thiện mạng lưới dạy nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, phấn đấu 100% giáo viên dạy nghề đạt tiêu chuẩn theo cấp trình độ đào tạo, thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ NVPSP cho 25 giáo viên và bồi dưỡng kỹ năng dạy nghề cho 70 giáo viên dạy nghề; người tham gia dạy nghề.

Đào tạo và bồi dưỡng về quản lý cho 100% đội ngũ quản lý. Có giải pháp động viên, khuyến khích giáo viên dạy nghề, thợ bậc cao, giáo viên tham gia dạy nghề.

* Công tác tuyên truyền và hướng nghiệp học nghề

Đẩy mạnh tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về dạy nghề đặc biệt về Đề án dạy nghề cho LLLĐ đến năm 2020. Tuyên truyền trên hệ thống phát thanh của huyện và cơ sở về vai trò tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế gia đình nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nâng cao công tác hướng nghiệp nghề trong các nhà trường cấp học phổ thông để phân luồng đào tạo nguồn nhân lực tham gia trực tiếp vào học nghề. Khuyến khích các đối tượng học nghề; chú trọng đào tạo nghề cho người lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp hoặc chuyển đổi cơ cấu lao động.

* Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và công tác giảm nghèo

Phối hợp với các đơn vị giải quyết việc làm, các doanh nghiệp để đào tạo theo địa chỉ sử dụng tạo việc làm, giới thiệu việc làm cho người lao động học nghề. Tạo việc làm cho trên 80% lao động nông thôn sau học nghề, tạo việc làm cho trên 50% lao động được đào tạo trình độ từ trung cấp trở lên.

Chú trọng đến dạy nghề định hướng xuất khẩu lao động và dạy nghề cho lao động nông thôn, người nghèo, người bị thu hồi đất góp phần vào việc giảm nghèo nhanh, bền vững.

Bảng 4.15: Nội dung đào tạo nghề cơ bản năm 2014

STT Tên nghề đào tạo Số HV/ lớp Số lớp Địa điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 May công nghiệp 50 2 Tại chỗ và lưu động

2 Hàn điện 20 1 Tại chỗ

3 Trồng nấm 30 1 Lưu động

4 Điện dân dụng 20 1 Lưu động

5 Trồng trọt 30 2 Lưu động

6 Chăn nuôi 30 2 Lưu động

7 Mây tre đan 30 2 Lưu động

( Nguồn: Phòng Lao động TB – XH huyện) 4.4.2.3 Nhóm giải pháp thứ ba: Mở rộng các ngành nghề sản xuất, thương mại, dịch vụ trong nông thôn.

Qua thực tế nghiên cứu cho thấy, tình trạng dôi dư lao động và nông nhàn còn khá cao trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Tỷ lệ thời gian sử dụng cho sản xuất (Chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi) còn chưa cao, nên tình trạng thiếu việc làm là phổ biến trong nông thôn. Từ những vấn đề đó, huyện cần có chính sách khuyến khích các hộ ngành nghề đầu tư mở rộng phát triển sản xuất sang lĩnh vực phù hợp, trong đó cần tập trung cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách, tư vấn thực hiện cho hộ, giải quyết tốt thời gian nông nhàn cho người lao động.

Qua đây cũng cần nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, như cán bộ khuyến nông, cán bộ khuyến công, cán bộ Đoàn, cán bộ Hội phụ nữ,

Hội nông dân, cử cán bộ đi tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vụ tư vấn việc làm, tư vấn nghề nghiệp và chuyên môn kỹ thuật.

Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các lao động không có việc làm tự lập các dự án nhỏ vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp để phát triển sản xuất tạo việc làm, đồng thời ưu tiên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở sản xuất có nhiều khả năng tạo được nhiều chỗ làm được vay vốn ưu đãi mở rộng quy mô thu hút nhiều lao động.

Kinh nghiệm cho thấy, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn là một trong các hướng chủ yếu để tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn rất đa dạng, bao gồm nhiều ngành nghề cụ thể thuộc các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong nông thôn. Trong điều kiện thực tế của huyện Kim Động hiện nay, phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nông thôn sẽ huy động được các nguồn lực sẵn có tại chỗ để phát triển kinh tế, đồng thời tạo thêm được nhiều việc làm cho lao động và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực.

Hiện tại công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn của huyện còn kém phát triển, phần lớn là các xã thuần nông với tỷ trọng của ngành trồng trọt còn rất cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện hiện nay là khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, bởi khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp và thông tin thị trường yếu kém.

4.4.2.4 Nhóm giải pháp thứ tư: Thực hiện chính sách phát triển thị trường và xuất khẩu lao động

Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương có sử dụng lao động tại chỗ, đặc biệt ưu đãi về giá thuê đất cho doanh nghiệp có chính sách đào tạo nghề cho lao động tại địa phương.

Về xuất khẩu lao động, trước hết cần củng cố hệ thống ban chỉ đạo từ huyện đến xã, nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về XKLĐ, trong đó Phòng LĐ – TB&XH là cơ quan thường trực của ban chỉ đạo giúp huyện chỉ đạo tốt công tác XKLĐ. Trong nội bộ ban chỉ đạo, cần phân công cụ thể cho từng thành viên, giao cho họ tăng cường kiểm tra đôn đốc hướng dẫn các doanh nghiệp XKLĐ, các xã kịp thời nắm bắt những vướng mắc khó khăn, đề xuất những giải pháp giải quyết tốt về XKLĐ. Tuyển chọn người lao động đi XKLĐ cần triển khai sâu rộng đến chính quyền địa phương, nhất là khu vực nông thôn, nhằm tuyển chọn lao động đủ tiêu chuẩn, đảm bảo yêu cầu về trình độ văn hóa, chuyên môn và tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài. Đối tượng tuyển chọn đi XKLĐ không những là những hộ nghèo như trước mà nên hướng thêm vào lực lượng học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học chưa có việc làm, sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn nhiều.

Bên cạnh đó, đối với số lao động được chọn từ nông thôn để đào tạo, sau khóa đào tạo nên tổ chức các đợt thi sát hạch để xem xét lao động có đủ điều kiện để đi lao động ở nước ngoài hay không, việc phải kiểm tra sát hạch vào cuối kỳ học sẽ làm cho người lao động có động lực hơn, góp phần nâng cao chất lượng người lao động.

Đối với cơ sở dạy nghề, cần tăng cường năng lực, cơ sở vật chất, củng cố đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, tích cực đào tạo giáo dục định hướng, tích cực đẩy mạnh hoạt động đào tạo cho người lao động, đặc biệt là trang bị về ngoại ngữ cho người lao động để đáp ứng được nguồn nhân lực đủ điều kiện tiêu chuẩn. Bên cạnh các trung tâm dịch vụ việc làm, các doanh nghiệp XKLĐ cần phải có trách nhiệm trong việc báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động của mình, xây dựng kế hoạch sát với thực tế về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo đúng như hợp đồng đã kí.

Phối hợp với công ty xuất khẩu lao động của tỉnh thường xuyên tuyên truyền tư vấn cho vay vốn, giáo dục hỗ trợ kinh phí đào tạo định hướng, tạo

mọi điều kiện cho người lao động đi xuất khẩu. Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm bằng nhiều hình thức, đa dạng hóa nội dung tư vấn tập chung vào tư vấn XKLĐ, tư vấn pháp luật lao động, chọn nơi làm việc, lựa chọn nghề phù hợp với chất lượng lao động, tư vấn hướng dẫn xây dựng dự án vay vốn tạo việc làm…

Thiết lập kênh thông tin lao động việc làm miễn phí thường xuyên phát song qua tivi, đài. Thường xuyên cập nhật thông tin thị trường lao động, tổ chức điều tra khảo sát nắm chắc tình hình số lượng, chất lượng lao động, nhu cầu việc làm và khả năng thu hút tạo việc làm của các doanh nghiệp, các lĩnh vực ngành nghề trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch giải pháp giải quyết việc làm hàng năm.

4.4.2.5 Các giải pháp hỗ trợ khác

* Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Đẩy mạnh việc ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, trước hết cần tập trung vào phát triển chương trình giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ bảo quản và công nghệ sơ – chế biến nông lâm, thủy sản.

Chính quyền UBND huyện cần chỉ đạo các phòng chuyên môn, các tổ chức hội thực hiện tư vấn kỹ thuật cho hộ nông dân và có chính sách hỗ trợ về

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 97 - 111)