Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 56 - 57)

Phương pháp chọn điểm

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, địa điểm nghiên cứu phải đại diện cho vùng nghiên cứu trên phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm tình hình của vùng. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của huyện, chọn 3 xã, thị trấn đại diện như sau: TT Lương Bằng, Hùng An, Nhân La

TT Lương Bằng có ngành nghề dịch vụ phát triển, cơ cấu kinh tế được chuyển đổi nhanh chóng, TT Lương Bằng là trung tâm huyện Kim Động và có kinh tế giàu nhất cả huyện

Hùng An là xã biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và đời sống. Đời sống của cư dân trong xã tương đồng với mức sống bình quân chung của các xã trong huyện.

Nhân La là địa phương nằm xa các tuyến đường quốc lộ. Nhân dân trong thôn sản xuất nông nghiệp là chính, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, chủ yếu là các hộ thuần nông.

Chọn hộ nghiên cứu: Tiến hành điều tra các hộ theo phương pháp chọn mẫu với các hộ sản xuất tiêu biểu cho trình độ sản xuất.

Phương pháp chọn mẫu

Thông qua tài liệu đã công bố của phòng thống kê huyện biết được tình hình hoạt động sản xuất, kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ ở mỗi xã từ đó lập danh sách đi điều tra. Để thuận tiện cho quá trình điều tra nghiên cứu, tiến hành điều tra chọn mẫu với 60 hộ, bình quân mỗi xã 20 hộ (số mẫu điều tra phù hợp với yêu cầu) ở 3 xã, thị trấn: TT Lương Bằng, Hùng An, Nhân La, sở dĩ chọn như vậy là để đảm bảo nguyên tắc so sánh khi phân tích. Trong đó được chia làm 3 nhóm hộ: hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo.

Bảng 3.5: Số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu

Loại hộ TT Lương Bằng Xã Hùng An Xã Nhân La SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Hộ khá 10 50,00 7 35,00 3 15,00 Hộ TB 5 25,00 10 50,00 7 35,00 Hộ nghèo 5 25,00 3 15,00 10 50,00 Cộng 20 100,00 20 100,00 20 100,00

( Nguồn: Chọn mẫu của tác giả)

Ở cả 3 xã, khi tiến hành phỏng vấn có sự đóng góp ý kiến của các thành viên khác trong gia đình. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và có tính chính xác.

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng hệ thống câu hỏi có sẵn, câu hỏi mở và nhận định đánh giá của người trực tiếp phỏng vấn.

Phương pháp có sự tham gia của người dân (PRA): Tiếp xúc với người dân tại địa điểm nghiên cứu:

• Phỏng vấn cá nhân

• Phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ yếu

• Phỏng vấn theo nhóm

• Thảo luận nhóm có trọng tâm

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Là phương pháp quan sát, khảo sát tình hình thực tế tại địa bàn nghiên cứu, thu thập các thông tin phỏng vấn cán bộ địa phương, những hộ nông dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 56 - 57)