Huyện Kim Động là một trong những huyện có dân số đông nhất tỉnh Hưng Yên. Chính vì vậy mà huyện gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là vấn đề làm cho chính quyền các cấp rất quan tâm. Trước đây các xã trong huyện Kim Động chủ yếu là làm nông nghiệp cùng với sự phát triển của cả nước và định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Hưng Yên nên trong huyện đã xuất hiện nhiều ngành nghề khác nhau
như cơ khí, sửa chữa, may mặc, mộc… các ngành này hiện đang thu hút được rất nhiều lao động, đặc biệt là lao động trẻ. Tuy quy mô chưa rộng nhưng cũng giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động và giúp cho người lao động có thu nhập cao hơn.
Mặc dù theo xu thế hiện nay thì lao động nông nghiệp đang chuyển dần sang các ngành khác nhưng vẫn chiến tỷ lệ lớn và không cân đối giữa các ngành ( thể hiện qua bảng 4.8)
Bảng 4.8 : Tình hình phân bổ lao động theo các ngành của các hộ năm 2013
Chỉ tiêu TT Lương Bằng Xã Hùng An Xã Nhân La SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Tổng lao động 62 100 59 100 65 100 Ngành nông nghiệp 36 58,06 40 67,8 49 75,38 Ngành TTCN - XD 15 24,19 12 20,34 9 13,85 Ngành TM - DV 8 12,91 5 8,47 5 7,69 Ngành khác 3 4,84 2 3,39 2 3,08
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng 4.8 ta thấy ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất ở 3 xã, thị trấn. Ở TT Lương Bằng có ngành nghề dịch vụ phát triển, cơ cấu kinh tế được chuyển đổi nhanh chóng. Đây là trung tâm của huyện Kim Động. Với 20 hộ được điều tra thì ngành nông nghiệp có 36 người trong tổng số lao động chiếm 58,06% tỷ lệ thấp hơn so với hai xã còn lại, Ngành TTCN – XD có 15 người trong tổng số lao động chiếm 24,19%, ngành TM – DV là 8 người trong tổng số lao động chiếm 12,91%, còn ngành nghề khác là 3 người trong tổng số lao động chiếm 4,84%.
Ở xã Hùng An là xã biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và đời sống. Đời sống của cư dân trong xã tương đồng với mức sống bình quân chung của các xã trong huyện. Với 20 hộ được điều tra thì
ngành nông nghiệp có 40 người trong tổng số lao động chiếm 67, 80%, Ngành TTCN – XD có 12 người trong tổng số lao động chiếm 20,34%, ngành TM – DV là 5 người trong tổng số lao động chiếm 8,47%, còn ngành nghề khác thì là 2 người trong tổng số lao động chiếm 3,39%.
Xã Nhân La là địa phương nằm xa các tuyến đường quốc lộ. Nhân dân trong thôn sản xuất nông nghiệp là chính, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, chủ yếu là các hộ thuần nông. Ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 75,38%, ngành TTCN – XD chiếm 13,85%. ngành TM – DV chiếm 7,69% và cuối cùng là ngành nghề khác chiếm 3,08%.
4.2.4 Tình hình sử dụng thời gian làm việc của các lao động nông thôn trong các hộ điều tra tại các xã
Qua việc tiến hành điều tra 60 hộ dân ở 3 xã, thị trấn khác nhau, tôi đã thống kê được thời gian sử dụng lao động tại các hộ điều tra. Từ việc thống kê đó cho thấy mỗi ngành yêu cầu có sự phân bố thời gian khác nhau và rất chênh lệch. Đối với sản xuất nông nghiệp thì đòi hỏi thời gian vào những giai đoạn có thời vụ, như thời gian gieo trồng hoặc cấy và thời gian thu hoạch đòi hỏi nhiều thời gian lao động, nhiều lao động cùng với công sức lao động sao cho kịp thời vụ, trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển thì cần ít thời gian và công lao động. Chính vì vậy lao động nông nghiệp thường thiếu việc làm vào giai đoạn cây sinh trưởng và phát triển, giai đoạn này thì kéo dài, dẫn đến thu nhập của người lao động nông nghiệp thấp, không ổn định, chủ yếu phụ thuộc vào sự được mất của mùa vụ. Còn các ngành nghề khác như TTCN – XD, DV – TM thì họ có việc ổn định hơn do tính chất công việc đòi hỏi. Chính vì vậy mà thu nhập của những người lao động khi tham gia công việc này cũng cao hơn rất nhiều so với việc làm nông nghiệp.
Qua thống kê điều tra cho thấy nguồn lao động trong các nhóm hộ điều tra rất lớn, nhưng chất lượng lao động còn thấp, bên cạnh đó việc sử dụng lao động trong các nhóm này vẫn chưa thực sự hợp lí và hiệu quả dẫn đến năng suất lao động đạt hiệu quả chưa cao ( thể hiện qua bảng 4.9).
Bảng 4.9: Tình hình sử dụng thời gian làm việc của lao động tại các hộ điều tra của xã phân theo ngành nghề năm 2013
Chỉ tiêu Tính chung Hộ khá Hộ trung bình Hộ Nghèo
SLLĐ (người) Số ngày công/ năm/ LĐ SLLĐ (người) Số ngày công/ năm/ LĐ SLLĐ (người) Số ngày công/ năm/ LĐ SLLĐ (người) Số ngày công/ năm/ LĐ Tổng lao động 186 229 63 230 68 222 55 220 Ngành nông nghiệp 123 199 5 198 49 199 49 198 Ngành TTCN - XD 37 245 15 249 13 244 6 242 Ngành DV - TM 26 242 43 242 6 242 0 0
( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng 4.9, tính chung cho cả 3 nhóm hộ thì ngành nông nghiệp có số lao động chiếm cao nhất là 123 lao động nhưng ngày công lao động vẫn thấp nhất với 199 ngày công/ năm/ LĐ, sau đến ngành TTCN – XD là 37 lao động với 245 ngày công/ năm/ LĐ và ngành DV – TM là 26 lao động với 242 ngày công/ năm/ LĐ cao hơn so với ngành nông nghiệp.
Nhóm hộ khá có 63 lao động với số ngày công cao hơn cả, ngành nông nghiệp có 5 lao động với số ngày công 198 ngày công/ năm/ LĐ, ngành TTCN – XD có 15 lao động đạt 249 ngày công/ năm/ LĐ và ngành TM – DV có 43 lao động đạt 242 ngày công/ năm/ LĐ. Nhóm hộ có lao động có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý và kinh tế trong nhóm hộ này rất khá. Chính vì những điều kiện thuận lợi mà các nhóm hộ này đều tích cực đầu tư cho sản xuất với quy mô ngày càng lớn và chuyên sâu hơn. Tuy nhiên nhóm hộ này vẫn chiếm tỷ lệ ít, trong thời gian tới hy vọng có nhiều hộ phi nông nghiệp hơn.
Nhóm hộ nghèo thì chúng ta thấy hộ nghèo có số lao động khá cao, chủ yếu tập trung cho sản xuất nông nghiệp. Số lao động sản xuất nông nghiệp là 49 lao động nhưng số ngày công chỉ đạt 198 ngày công/ năm/ LĐ. Do vậy mà năng suất của lao động nông nghiệp đạt rất thấp và không ổn định, chính điều
này dẫn đến hạn chế cho các nhóm hộ này đầu tư thâm canh và mở rộng sản xuất. Một số lao động trong hộ có tham gia TTCN – XD nhưng với số lượng ít là 6 lao động, có số ngày công lao động là 242 ngày công/ năm/ LĐ.
Trong 3 nhóm hộ thì nhóm hộ trung bình chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Hộ trung bình với 68 lao động trong đó có 49 lao động nông nghiệp và 13 lao động TTCN – DV. Số ngày công của lao động nông nghiệp đạt 199 ngày công/ năm/ LĐ, số ngày công của lao động TTCN - XD đạt 244 ngày công/ năm/ LĐ. Nhóm hộ này hiện đang phát triển nhiều và ngày càng có hiệu quả, nhóm hộ này có sự phân công lao động trong các ngành khác nhau. Tuy nhiên chất lượng lao động của nhóm hộ này còn thấp, do đó trong thời gian tới cần nâng cao chất lượng lao động trong các nhóm hộ để tạo điều kiện cho hộ phát triển và nâng cao năng suất của lao động trong xã.
Vậy qua điều tra của xã cho thấy số ngày làm việc của ngành nông nghiệp thấp chiếm 1/3 ngày làm việc, còn 2/3 ngày nông nhàn và cho thấy sự chênh lệch rất lớn số ngày công giữa các hộ, sự chênh lệch này dẫn đến phát triển kinh tế kém và gặp nhiều hạn chế. Do vậy trong thời gian tới các cấp chính quyền cần có biện pháp giải quyết vấn đề, nâng cao chất lượng lao động, phát triển nhiều ngành nghề, phát huy tính linh hoạt và tự chủ của kinh tế hộ. Giải quyết việc làm thêm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động.