Kết quả giải quyết việc là mở huyện Kim Động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 80 - 89)

Trong giai đoạn 2011 – 2013, huyện Kim Động đã rất tích cực trong công tác giải quyết việc làm và đã đạt được một số kết quả như sau:

- Về số lượng lao động: Mỗi năm huyện phấn đấu, cố gắng giải quyết cho từ 2700 –3000 lao động. Năm 2011, tổng số lao động được tạo việc làm là 2723 lao động. Năm 2012, tổng số lao động được tạo việc làm là 2782 lao động, tăng 59 người so với năm 2011. Đến năm 2013, tổng số lao động được

tạo việc làm là 2842 lao động, tăng 60 người so với năm 2012. Và kế hoạch năm 2015 huyện Kim Động giải quyết được việc làm cho 2960 lao động.

Để đạt được những kết quả trên trong những năm vừa qua, Huyện Kim Động đã triển khai và thực hiện đồng bộ những giải pháp như sau:

4.3.2 Thực trạng các biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động của địa phương trong thời gian qua

- Một là: Dạy nghề cho người lao động

Trong những năm qua, huyện Kim Động tiếp tục triển khai thực hiện Đề án 1956 về dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính Phủ, để thu hút nông dân theo học thì huyện Kim Động đã tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, chỉ đạo các trung tâm dạy nghề trên địa bàn mở các lớp dạy nghề cho nông dân: May công nghiệp, Hàn điện, Mây tre đan, trồng trọt, chăn nuôi… Đây là một cách đào tạo thiết thực, hiệu quả được nông dân đông đảo ủng hộ. Bởi sau khi kết thúc khóa học cơ hội tìm kiếm được việc làm của nông dân tại các doanh nghiệp rất cao.

Từ năm 2011 đến năm 2013, huyện đã chỉ đạo trung tâm dạy nghề mở được 30 lớp tại Trung tâm GDTX huyện, xã Đồng Thanh, xã Đức Hợp, xã Song Mai và xã Ngọc Thanh với 900 học viên được đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, với thời gian đào tạo là 3 tháng, sau khi kết thúc khóa học lao động tìm được việc làm phù hợp chỉ chiếm 43%.

Bảng 4.10: Tổng hợp số học viên học nghề tại trung tâm dạy nghề từ năm 2011 – 2013

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng

SL CC SL CC SL CC

(người) (%) (người) (%) (người) (%)

Tổng 270 100 300 100 330 100 900

- May công nghiệp 83 30,69 96 31,88 111 33,52 289

- Hàn điện 49 18,28 56 18,55 56 16,98 161

- Mây tre đan 37 13,79 43 14,21 53 16,11 133 - Trồng trọt 47 17,29 50 16,62 52 15,64 148

- Chăn nuôi 54 19,95 56 18,74 59 17,75 169

Cụ thể từng năm như sau:

Năm 2011 mở 7 lớp dạy nghề: May công nghiệp, hàn điện, mây tre đan, trồng trọt, chăn nuôi, số học viên là 270 người

Năm 2012 mở 8 lớp dạy các nghề: May công nghiệp, hàn điện, mây tre đan, trồng trọt, chăn nuôi, số học viên theo học là 300 người

Năm 2012 mở 9 lớp dạy các nghề: May công nghiệp, hàn điện, mây tre đan, trồng trọt, chăn nuôi, số học viên theo học là 330 người

- Ưu điểm

Dạy nghề miễn phí cho lao động nông thôn. Một lượng lớn lao động được đào tạo bài bản giúp cho lao động tìm kiếm những công việc có thu nhập ổn định.

Qua các lớp học này bà con đều nhận thức được rằng, sản xuất nông nghiệp không đơn thuần là dùng sức mà phải biết sử dụng tri thức, am hiểu thị trường, kỹ thuật…Đặc biệt trong điều kiện đất đai bị thu hẹp, việc kết hợp các nghề với nhau là rất cần thiết.

Dạy nghề ngắn hạn gắn với tạo việc làm tại chỗ giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Nhược điểm

Tỷ lệ số lao động tham gia các khóa đào tạo còn quá ít (số người học nghề chiếm 16,67%). Nguyên nhân của vấn đề này là người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học nghề.

Do nhận thức của người nông dân hạn chế nên việc giảng dạy cũng như biên soạn tài liệu được các giáo viên đơn giản hóa, nội dung còn sơ xài cách xa với thực tế làm cho người học khó tiếp thu cũng như áp dụng.

Vấn đề đào tạo nghề hiện nay chưa theo hướng chuyên sâu, nặng về phong trào, hình thức mà quên rằng cần dạy cho người dân những thứ họ cần. Nên trong thời gian tới phải xác định được lợi thế của từng vùng để có hướng giảng dạy phù hợp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các lớp dạy nghề trong thời gian qua chỉ là đào tạo ngắn hạn nên thu nhập của lao động chỉ bằng 40-50% so với các bậc đào tạo dài hạn dù công việc họ làm không hề nhẹ hơn, thậm chí còn nặng nhọc, vất vả hơn. Nên đây cũng là vấn đề gây ra tâm lý không muốn học nghề của người dân hiện nay.

- Hai là: Mở lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật

Nhằm trang bị cho người nông dân những kiến thức và kỹ năng cơ bản của một số công việc của một ngành nghề cụ thể. Thời gian tập huấn thường từ 5-10 ngày. Lớp tập huấn được gắn với nơi người lao động sinh sống, thường được diễn ra tại trụ sở HTX, ở CLB khuyến nông…. Với một số lớp học được diễn ra ngay tại trang trại, ao, chuồng của nông dân sản xuất giỏi.

Giảng viên tập huấn là cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, cán bộ khuyến nông cơ sở, các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, nông dân giỏi điển hình. Các lớp dạy nghề được huyện phối hợp với xã và hội nông dân, hội phụ nữ tổ chức. Các lớp học này gắn với nhu cầu thực tế của địa phương và của người nông dân. Nội dung tập huấn bao gồm:

- Truyền đạt kiến thức và kỹ năng mới

- Hướng dẫn nông dân làm theo các sáng kiến hay kỹ thuật mới theo mùa vụ và yêu cầu của sản xuất

- Phổ biến phương pháp nuôi trồng và chăm sóc giống cây, con mới - Phổ biến cách phòng trừ và diệt sâu bệnh

- Một số kỹ thuật sơ chế biến sản phẩm

Trong hơn 3 năm từ 2011 đến 2013, các phòng ban chuyên môn huyện đã tổ chức được 652 lớp tập huấn kỹ thuật cho gần 40.000 lượt người tham gia về các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…cụ thể như bảng sau:

Bảng 4.11: Số lượng lao động được tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT huyện Kim Động (2011 – 2013)

Tên lớp Số lớp (người)Số lượt Tỷ lệ (%)

Tập huấn về trồng, chăm sóc, sử dụng thuốc BVTV

với cây lúa và cây màu 420 25200 63,25

Tập huấn kỹ thuật NTTS, hải sản 74 4675 11,73 Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm 120 7500 18,82

Lớp khác 38 2470 6,2

Tổng 652 39845 100

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Kim Động)

- Ưu điểm

Sau khi tham gia các lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao TBKH kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất theo mô hình tổng hợp VAC… thì lao động trong huyện đã tiếp thu và ứng dụng ngay vào thực tế sản xuất của hộ gia đình, cải tạo vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, phát triển đàn vật nuôi giống mới năng suất cao, tận dụng chất phế thải ủ khí bioga… góp phần hình thành quy trình sản xuất khép kín, hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Nhược điểm

Số người tự nguyện đến các lớp học này còn rất ít. Hầu như huyện phải giao chỉ tiêu tới các xã về số học viên đến nghe giảng. Nguyên nhân của vấn đề này do người dân vẫn duy trì tập quán sản xuất từ lâu đời. Hoặc là người dân có tâm lý sợ rủi ro thất bại nên không muốn áp dụng những kỹ thuật, giống mới. Mặt khác các buổi học vẫn dừng lại ở mức độ lý thuyết rất khó cho người dân để tiếp thu.

- Ba là: Biện pháp giải quyết việc làm cho lao động bằng việc phát triển trồng cây vụ đông, hoa màu

Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn cùng với việc phát triển chăn nuôi- Nuôi trồng thủy sản, huyện Kim Động tích cực đẩy mạnh phong trào trồng cây vụ đông, từng bước đưa cây vụ đông thành vụ sản xuất chính, đem lại thu nhập cho nông dân.

Tổng diện tích trông cây vụ đông đã thực hiện tính đến ngày 18/10/2013: 1345,64ha. Trong đó: Diện tích cây ngô: 1035,62ha (Diện tích ngô trên đất hai lúa:

12,9ha). Diện tích cây Đậu tương: 22ha. Diện tích cây Bí các loại: 122,88ha

(100% trồng trên đất hai lúa). Dưa chuột: 40,4ha (Diện tích trên đất hai lúa: 30,4ha). Diện tích Rau các loại: 106,14ha; cây Lạc: 15ha; cây Khoai lang: 3,6ha.

Để tăng hiệu quả cho nông dân, HTX nông nghiệp còn phối hợp với cơ quan chuyên ngành mở hơn 10 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho nông dân, thu hút gần 1000 lượt người tham gia. Để khuyến khích người dân mở rộng diện tích gieo trồng thì phòng nông nghiệp huyện hỗ trợ 10 ha ngô giống, lạc giống 8 ha. Đây là yếu tố giúp người dân mạnh dạn mở rộng diện tích gieo trồng.

Bằng những chính sách đó, huyện đã tạo công ăn việc làm cho khoảng gần 14500 hộ trên tổng số toàn huyện là 38219 hộ, chiếm 37,94%; đồng thời giải quyết việc làm cho hơn 20524 lao động, chiếm 13,77% trong tổng số lao động nông thôn trên địa bàn huyện Kim Động. Tuy nhiên, đây là biện pháp giải quyết việc làm mang tính thời vụ, chỉ trong khoảng thời gian ngắn.

Trong sản xuất thì hộ nghèo gặp nhiều khó khăn hơn. Do họ không có kinh nghiệm trong sản xuất, thiếu thông tin thị trường, thiếu vốn sản xuất… Những khó khăn trên đã làm cho hộ nghèo không mở rộng diện tích sản xuất. Nên trong thời gian tới cần giúp họ tháo gỡ khó khăn, giúp những hộ này thoát nghèo và vươn lên làm giàu

- Ưu điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là biện pháp giải quyết việc làm tốt vì nó giúp người nông dân có việc làm mà không phải chuyển đổi nghề nghiệp, người dân sản xuất bằng tư liệu, những kinh nghiệm của mình, không yêu cầu trình độ và tuổi tác của người dân, do đó trong quá trình sản xuất hộ có thể huy động những lao động phụ.

Đây cũng là một bước đi đúng hướng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện, khai thác triệt để những lợi thế về tiềm năng đất đai, lao động, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân.

- Nhược điểm

Người dân vẫn phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình nên không thể mở rộng được diện tích gieo trồng. Ngoài ra, biện pháp giải quyết việc làm bằng trồng cây vụ đông, hoa màu chỉ mang tính thời vụ, trong thời gian ngắn nên về lâu dài cần có các biện pháp khác để lao động có công việc ổn định hơn. - Bốn là: Đẩy mạnh sản xuất các ngành kinh tế tạo nhiều việc làm mới cho lao động của huyện.

Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển kinh tế của huyện, hơn nữa nó còn có ý nghĩa đối với việc sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động xã hội, trong đó có lao động nông thôn.

Trong những năm qua, huyện Kim Động thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng và phát triển các ngành nghề: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, làng nghề sử dụng nguyên liệu sẵn có… để thu hút mọi người có khả năng lao động trong nông thôn.

Bảng 4.12: Kết quả giải quyết việc làm của huyện năm 2011 – 2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

SL CC SL CC SL CC

(người) (%) (người) (%) (người) (%) Số lao động được giải

quyết việc làm 2723 100,00 2782 100,00 2842 100,00 - Nông nghiệp, ngư nghiệp 1590 58,4 1580 56,8 1540 54,2

- TTCN và XD 605 22,2 659 23,7 699 24,6

- Thương mại và dịch vụ 528 19,4 542 19,5 603 21,2

(Nguồn: Phòng Lao động – TB&XH huyện)

Huyện cố gắng chuyển đổi số lao động làm việc từ ngành nông nghiệp sang các ngành khác như TM – DV hay TTCN – XD. Năm 2011 số lao động được giải quyết việc làm ngành nông nghiệp chiếm 58,4%, ngành TTCN – XD chiếm 22,20% và ngành TM – DV chiếm 19,4%. Đến năm 2013 ngành nông nghiệp giảm xuống còn 54,2%, giảm 4,2% qua 3 năm, ngành TTCN – XD tăng lên 24,6%, ngành TM – DV tăng 21,2%. Vì các ngành nghề này tạo việc

làm ổn định, cũng như thu nhập cao hơn so với nông nghiệp từ đó giúp cho cuộc sống của người lao động bớt khó khăn hơn.

- Năm là: Biện pháp giải quyết việc làm cho lao động bằng cách đưa lao động đi xuất khẩu

Để giải quyết vấn đề thiếu việc làm, huyện đã có chủ trương XKLĐ

Bảng 4.13: Số lao động được đưa đi xuất khẩu lao động của huyện năm 2011 – 2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

SL CC SL CC SL CC

(người) (%) (người) (%) (người) (%) Tổng lao động 111732 100,0 114509 100,00 118093 100,00 Số lao động được đưa

đi xuất khẩu 481 0,43 538 0,47 614 0,52 (Nguồn: Phòng Lao động – TB&XH huyện)

Ta thấy số lao động đi xuất khẩu lao động của huyện có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng còn rất ít, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lực lượng lao động hàng năm.

- Ưu điểm

Đã tạo thêm việc làm cho nhiều lao động và mang lại thu nhập cao cho họ - Nhược điểm

Số lao động “đi chui” sang làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng cao, việc này đã làm phát sinh nhiều rủi ro cho người lao động, do họ sang làm việc bất hợp pháp, không có sự quản lý của bất kì cơ quan, tổ chức nào. Vì vậy, một số lao động “đi chui” bị lừa đảo, mất tiền, không có việc làm, thậm chí đánh đổi cả mạng sống.

Trong giai đoạn vừa qua cùng với rất nhiều cố gắng để giải quyết việc làm cho lao động trong huyện nhưng với những kết quả đạt được như trên thì vẫn còn những tồn tại như sau:

Những tồn tại trong giải quyết việc làm ở huyện Kim Động

Đặc trưng cơ bản của người thất nghiệp huyện Kim Động là đa số không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nguyên nhân thất nghiệp do buộc thôi việc chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt là trong số đó có những người đã từng thất nghiệp. Như vậy công tác giáo dục đào tạo cho lao động của huyện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của các nhà sử dụng lao động, trong tương lai muốn giải quyết việc làm thì cần phải nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cho người lao động để đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, do đó những người thất nghiệp vẫn còn rất nhiều cách thức tìm kiếm việc làm cho mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xu hướng thất nghiệp chủ yếu của lao động huyện Kim Động là thất nghiệp hữu hình. Họ đều là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và đang có nhu cầu tìm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Ngoài ra cũng tồn tại một phần thất nghiệp do chuyển đổi nghề nghiệp (thất nghiệp tạm thời), đặc biệt là những người lao động trong khu vực bị thu hồi đất.

Hai là, cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực và ngành kinh tế chưa cân đối. Tuy xu hướng chuyển dich theo chiều hướng tốt nhưng số lao động được tạo việc làm trong các ngành sản xuất vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Ba là, số lao động đi xuất khẩu lao động giai đoạn 2011 – 2013 chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng.

Bốn là, Lao động nộng nghiệp nơi có đất nhà nước thu hồi để xây dựng các công trình công cộng và làm đường giao thông, rất khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và chuyển nghề nhất là những lao động từ 35 tuổi trở lên. Hiện nay số lao động bị mất việc làm do mất đất là rất nhiều nhưng trong số đó thì lại rất ít lao động tìm được việc làm ổn định

Một trong những vấn đề nóng nhất là đào tạo nghề cho lao động nông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 80 - 89)