Cơ sở đề xuất và phương hướng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 92 - 97)

4.4.1.1 Căn cứ định hướng và giải pháp giải quyết việc làm của huyện

a. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong giải quyết việc làm ở nông thôn huyện Kim Động

S

W

O

T Các cơ hội (O) Nguy cơ (T)

1. Nền kinh tế huyện đang có nhiều khởi sắc.

1. Năng lực cạnh tranh của huyện và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện thấp.

2. Quan hệ hợp tác với các công ty ngoại tỉnh mở rộng.

2. Nguồn tài nguyên cạn kiệt.

3. Chính sách vốn, lao động và việc làm tạo điều kiện hộ mở rộng sản xuất.

3. Yêu cầu về trình độ lao động cho sự phát triển CNH – HĐH. 4. Du lịch văn hóa, sinh

thái được đầu tư phát triển. 5. DN công nghiệp trên địa bàn đang phát triển, các cụm công nghiệp đang hình thành.

6. Chủ trương đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

Các điểm mạnh(S) Phối hợp (S/O) Phối hợp (S/T)

1. Nguồn LĐNT dồi

2. Nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú

Tăng cường hợp tác xuất khẩu lao động NT đi làm việc ngoại tỉnh.

Phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động: S1, S2 + O3, O5 S1, S2 + T2:

Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất

Nhà nước tăng cường quản lý việc khai thác tài nguyên khoáng sản. S1, S2 + O4, O6 S1, S2 + T3

Tăng cường đào tạo lao động cho phát triển du lịch và các ngành nghề kinh tế

Tăng cường chính sách ưu đãi cho DN trong đào tạo lao động.

Các điểm yếu (W) Phối hợp (W/O) Phối hợp (W/T)

1. Chất lượng LĐNT, Nhà nước quản lý thấp

W1 + O1, O2, O5 W1, W2 + T3

2. Đội ngũ cán bộ khuyến nông khuyến công còn thiếu và yếu về trình độ tay nghề.

Nâng cao chất lượng đào tạo ở các bậc học và đào tạo nghề

Khuyến khích người dân tự nâng cao trình độ

3. Cơ sở hạ tầng

xuống cấp W2 + O1, O3 W1, W3+ T1

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông khuyến công

Khuyến khích các TPKT tham gia phát biểu du lịch sinh thái W4 + O4, O5, O6: W2, W3 + T1

Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, tăng cường hoạt động quảng bá du lịch.

Tăng cường CSVC cho các đơn vị khuyến nông, khuyến công

Trong định hướng phát triển kinh tế của huyện, tại kỳ họp hội đồng nhân dân huyện Kim Động khóa XVIII – Kỳ họp thứ 7 đề ra mục tiêu tổng quát là: “Phấn đấu đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế bền vững theo hướng tăng dần tỷ trọng CN- TTCN, TM-DV. Huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện, chủ động tăng thu ngân sách và huy động vốn đầu tư. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa- xã hội, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm mới cho người lao động. Khai thác tốt tiềm năng thế mạnh địa phương, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo”. Các cấp, các ngành, cán bộ và nhân dân trong huyện Kim Động cần phải nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, tập trung hoàn thành tốt các chỉ tiêu trong năm 2014 như sau:

1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất : 6,7% - 7% - Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng: 1,5% - 2% - Giá trị sản xuất CN - XD tăng: 5,5% - 6% - Giá trị TM - DV tăng: 11% - 12%

2. Cơ cấu kinh tế: NN - CNXD - DV: 27,7% - 39,4% - 32,9% 3. Thu ngân sách trên địa bàn: 75,400 tỷ đồng

4. Thu nhập bình quân đầu người: 30 triệu đồng 5. Tỷ lệ làng văn hóa: 89% (72/81 làng)

Tỷ lệ gia đình văn hóa : 94% (31.908/33.915 gia đình) Tỷ lệ cơ quan đơn vị văn hóa: 94%

6. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: Dưới 1% 7. Tỷ lệ hộ nghèo: 5,4%

8. Tạo việc làm mới: 2500 - 3000 lao động

Để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế của huyện, cần thúc đẩy quá trình phân công lao động nông thôn giữa ngành, vùng kinh tế. Sự phân công này phải dựa trên cơ sở sử dụng lao động nông thôn một cách đầy đủ hợp lý.

Bảo đảm sự phân công lao động theo ngành và theo vùng nông nghiệp một cách hợp lý. Phân công lao động đi đôi với việc nâng cao chất lượng lao động và tăng năng suất lao động của ngành, từng bước chuyển lao động trong ngành lương thực sang phát triển mạnh các ngành sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật mới, xây dựng nông thôn mới.

Bảo đảm bố trí hợp lý lao động giữa các vùng làm cho lao động giữa các vùng kết hợp cân đối với đất đai, ở vùng có bình quân ruộng thấp phải khẩn trương đưa lao động đi mở các vùng kinh tế mới, có việc mới…cùng với phân bố lại lao động còn phải làm tốt công tác định canh, định cư. Bố trí lại lao động cũng nhằm hình thành nên vùng chuyên môn hóa lớn trong nông thôn.

Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đầu tư lao động với tăng năng suất lao động trong các ngành, các vùng. Để làm được yêu cầu này cần đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất, tiến bộ kỹ thuật cần thiết cho sản xuất, tiến bộ về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý các chính sách thúc đẩy sản xuất phát triển.

Bảo đảm có đội ngũ cán bộ nông nghiệp có trình độ để hỗ trợ tư vấn về kỹ thuật cho người dân. Cần xác định cơ cấu cán bộ, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ có nhu cầu, từ đó có kế hoạch đào tạo cán bộ lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển.

4.4.1.3 Phương hướng sử dụng lao động và giải quyết việc làm

Giải quyết việc làm cho người lao động, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thời kỳ CNH – HĐH đòi hỏi thực hiện các mục tiêu sau: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nhằm phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn và sử dụng lao động nông thôn ngày một hợp lý hơn.

Để thực hiện tốt mục tiêu cần xây dựng các biện pháp giải quyết việc làm dựa trên những phương hướng sau:

- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế- xã hội, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo ra nhiều việc làm.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động chưa qua đào tạo để họ có nhiều cơ hội tham gia thị trường lao động, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động.

- Đẩy mạnh hoạt động cho vay vốn giải quyết việc làm, vay vốn giảm nghèo để hỗ trợ cho lao động có hoàn cảnh khó khăn.

- Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động thông tin thị trường lao động tại các trung tâm giới thiệu việc làm nhằm giải quyết tốt hơn mối quan hệ về cung- cầu lao động, đồng thời thường xuyên thông tin tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động về vấn đề việc làm và đói nghèo.

- Nâng cao trình độ ở các cấp học, chú trọng việc đào tạo công nhân lành nghề để giải quyết việc làm cho người lao động, gắn chương trình đào tạo nghề với nhu cầu thực tiễn đảm bảo cho người lao động học nghề có trình độ tay nghề đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của thị trường, đặc biệt gắn với việc phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn. Trên cơ sở đó, xây dựng đầu tư trang thiết bị trong các trường học, nâng cao trình độ cán bộ, giáo viên giảng dạy.

- Liên kết với doanh nghiệp trong và ngoài địa phương để tận dụng lao qưđộng tại chỗ lúc nông nhàn. Khuyến khích có ưu đãi với những doanh nghiệp đầu tư vào huyện có sử dụng lao động của huyện.

- Thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển như : Công ty thức ăn chăn nuôi Thành Lợi, Công ty Dầu ăn Quang Minh, Công ty may Kim Động, Công ty may Hương Linh. Khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống mây tre đan của công ty Việt Hương ở xã Ngọc Thanh,ngày càng tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân.

- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (đường, trường học, trạm y tế) trước mắt việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ tạo việc làm cho lao động nông

thôn, về lâu dài các công trình sẽ phục vụ lợi ích của nhân dân, bồi dưỡng phát triển nguồn lao động tương lai cho sự phát triển của huyện.

- Tăng cường phối hợp với Các công ty xuất khẩu lao động đang hoạt động trên địa bàn huyện đào tạo nghề và thực hiện xuất khẩu lao động; Củng cố hoạt động của Quỹ giải quyết việc làm, thực hiện nhanh chóng các thủ tục đối với các chương trình vay vốn và dự án khả thi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w