Thực trạng chất lượng lao động nông thôn của huyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 68 - 71)

Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ hiện nay thì lao động rất cần có trình độ chuyên môn để có thể áp dụng được các tiến bộ và sử dụng thành thạo các thành tựu đó. Do đó năng suất lao động cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào trình độ, chuyên môn kỹ thuật của lao động đó.

Xã hội phát triển đời sống của người dân không ngừng nâng lên, trình độ học vấn của lao động nông thôn cũng ngày càng được cải thiện tốt hơn. Trong chiến lược phát triển của nhiều nước, người ta đã xác định vấn đề phát triển nguồn nhân lực là một nhân tố rất quan trọng, đảm bảo sự phát triển của mỗi quốc gia. Yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội chính là năng suất lao động, mà năng suất lao động lại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng LLLĐ.

Chất lượng LLLĐ là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh nhiều yếu tố: trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật, tay nghề, thể trạng sức khỏe của người lao động.

Kim Động là huyện mà LLLĐ nông thôn chiếm tỷ trọng cao, để giải quyết công ăn việc làm, yêu cầu đặt ra đối với chúng ta cần phải xem xét chất lượng của đội ngũ lao động này. Qua bảng 4.4 cho thấy trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn của lao động nông thôn huyện ngày được nâng lên, tỷ lệ số người chưa tốt nghiệp cấp I chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm xuống, bình quân 3 năm giảm 6,62%. Trong khi đó số người tốt nghiệp cấp II và cấp III tăng lên. Bình quân qua 3 năm số người tốt nghiệp cấp II tăng 5,16% còn số người tốt nghiệp cấp III tăng bình quân 4,70%. Điều này thể hiện trình độ học vấn của người dân trong huyện ngày càng được nâng lên, tỷ lệ mù chữ ngày càng giảm, đây là sự cố gắng của nhân dân cũng như của chính quyền huyện, thể hiện sự phát triển của huyện trong thời gian qua.

Về trình độ chuyên môn thì lao động nông thôn của huyện chủ yếu là lao động nông nghệp chưa qua đào tạo, họ sản xuất dựa vào kinh nghiệm của bản thân cũng như của các thế hệ trước. Năm 2011, toàn huyện có 55410 lao động nông thôn chưa qua đào tạo chiếm 53,77% đến năm 2013 thì con số này là 56717 người chiếm 52,23% trong tổng số lao động nông thôn của huyện. Đây chính là lý do ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất lao động, theo thống kê của huyện thì hàng năm TTKN huyện có tổ chức nhiều buổi tập huấn kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên những buổi tập huấn này vẫn chưa thu hút được nhiều lao động tham gia, đây là vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới. Tuy hàng năm số lao động có trình độ chuyên môn có tăng nhưng vẫn còn quá ít và chưa khuyến khích được lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đi học nghề. Qua bảng 4.4 cũng cho thấy chất lượng của lao động trong huyện tuy có được cải thiện và ngày càng được nâng lên nhưng vẫn chưa nhiều, chưa cân đối, nhiều lao động khi đào tạo ra thì lại làm không đúng chuyên ngành đào tạo, điều này không chỉ là thực trạng của huyện mà là vấn đề chung của toàn tỉnh và của nhiều địa phương khác. Qua đây cũng cho thấy công tác đào tạo lao động của huyện chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Bảng 4.4: LLLĐ nông thôn của huyện chia theo trình độ học vấn, chuyên môn năm 2011-2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển ( % )

SL (người)

Tổng số lao động nông thôn 103050 100,00 105532 100,00 108591 100,00 102,41 102,90 102,65

1.Trình độ học vấn - Chưa tốt nghiệp cấp I 8780 8,52 7662 7,26 7623 7,02 87,26 99,50 93,38 - Đã tốt nghiệp cấp I 32626 31,66 33000 31,27 33023 30,41 101,15 100,07 100,61 - Đã tốt nghiệp cấp II 38324 37,19 40545 38,42 42383 39,03 105,80 104,53 105,16 - Đã tốt nghiệp cấp III 23320 22,63 24325 23,05 25562 23,54 104,31 105,09 104,70 2.Trình độ chuyên môn - Từ trung cấp trở lên 18868 18,31 20104 19,05 21197 19,52 106,55 105,44 105,99 - Sơ cấp, công nhân kỹ thuật 28772 27,92 29581 28,03 30677 28,25 102,81 103,71 103,26 - Chưa qua đào tạo trường lớp 55410 53,77 55848 52,92 56717 52,23 100,79 101,56 101,17

Nghiên cứu cho thấy thực trạng chất lượng lao động của huyện mấy năm qua được cải thiện rất nhiều. Số lượng mù chữ ngày càng giảm, tuy nhiên lao động trong huyện chủ yếu tốt nghiệp cấp I, cấp II nên vẫn còn gặp nhiều hạn chế trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mặt khác trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động có được cải thiện nhưng chủ yếu LLLĐ nông thôn của huyện là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo kỹ thuật chuyên môn. Lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ và chưa đa dạng. Đây cũng là hạn chế của lao động trong huyện và là nguyên nhân chủ yếu khiến cho năng suất lao động trong huyện chưa cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất theo hướng chuyên môn hóa còn gặp nhiều hạn chế ở huyện Kim Động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w