Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 30 - 35)

2.1.4.1 Phát triển kinh tế

Tăng trưởng kinh tế: Kinh tế tăng trưởng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ tiết kiệm dành cho tái sản xuất và do đó ảnh hưởng vốn đầu tư sản xuất cho giai đoạn sau của nền kinh tế. Kinh tế tăng trưởng cao, tỷ lệ tiết kiệm dành cho tái suất cao, vốn đầu tư sản xuất cho giai đoạn sau cao, và như vậy quy mô sản xuất nền kinh tế được mở rộng, quy mô việc làm cũng được tăng theo. Và ngược lại tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, tỷ lệ tiết kiệm cho tái sản xuất thấp, vốn đầu tư thấp, quy mô sản xuất không được mở rộng thêm thậm chí bị

thu hẹp để cắt giảm chi phí, việc làm mới không được tạo thêm, thậm chí còn gia tăng tỷ lệ mất việc làm do bị sa thải.

Xuất khẩu sản phẩm: Các địa phương có lợi thế về xuất khẩu sản phẩm sẽ giúp các địa phương đó phát triển những ngành có lợi thế riêng. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao sẽ đóng góp vào GDP cao, góp phần tăng trưởng kinh tế, mở rộng quy mô các ngành có lợi thế riêng, từ đó mở rộng quy mô việc làm góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Và ngược lại các địa phương nào không có lợi thế để xuất khẩu sản phẩm thì ít có cơ hội phát triển kinh tế, mở rộng quy mô ngành kinh tế có lợi thế, từ đó ít có điều kiện tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Tái cơ cấu kinh tế: Việc cơ cấu lại kinh tế có ảnh hưởng đến việc bố trí, sắp xếp lại lao động trong toàn bộ nền kinh tế. Một mặt tái cơ cấu kinh tế làm giảm số lượng việc làm trong nền kinh tế quốc dân. Thực chất của tái cơ cấu kinh tế là việc bố trí sắp xếp lại ngành nghề sản xuất kinh doanh sao cho hợp lý, cân đối phù hợp với thế mạnh của từng vùng, miền. Như vậy trong một chừng mực nào đó thì tái cơ cấu sẽ giảm nhu cầu về lao động hoặc dôi dư một số lao động do không đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề mới.

Mặt khác tái cơ cấu kinh tế cũng có tác dụng làm tăng thêm nhu cầu về lao động, tức là tăng thêm nhu cầu về việc làm. Việc cơ cấu lại kinh tế góp phần phát triển, mở rộng quy mô trong mỗi ngành nghề mà mỗi vùng, địa phương có thế mạnh. Nhiều ngành nghề mới ra đời nhờ lợi thế so sánh và đầu tư của chính phủ nhằm tăng cường năng lực sản xuất phục vụ trong nước và xuất khẩu. Đương nhiên nhu cầu lao động tăng thêm và từ đó tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

2.1.4.2 Nhân tố công nghệ, chính sách thu hút vốn đầu tư tạo việc làm

Khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức lao động sản xuất. Hoạt động lao động của con người phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, tiến bộ khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị, công cụ lao động và công nghệ sản xuất. Để có việc làm với năng

suất chất lượng cao, cần phải có kỹ thuật, máy móc thiết bị, công cụ lao động, công nghệ tiên tiến. Khoa học công nghệ cải tiến quy mô sản xuất, nâng cao năng suất lao động giúp kinh tế phát triển, quy mô nền kinh tế mở rộng tạo điều kiện giải quyết được nhiều việc làm cho lao động. Nhưng khoa học công nghệ phát triển cũng sẽ góp phần tạo ra nhiều việc làm có năng suất chất lượng cao, sử dụng ít lao động chân tay và đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn, hay đòi hỏi trình độ chất xám từ người lao động nhiều hơn. Và như vậy người lao động không có trình độ sẽ có nguy cơ mất việc và không tìm được việc làm cao hơn. Nhưng tác động tiêu cực này chỉ có thể xảy ra khi nền kinh tế áp dụng trình độ khoa học công nghệ ở mức cao.

Tuy nhiên có một tác dụng tích cực nữa là việc ứng dụng khoa học công nghệ đã và đang tạo ra nhiều ngành nghề mới trong xã hội, mà trước đây loài người chưa từng biết tới (công nghệ điện tử và tin học). Ngành nghề mới và quy mô của mỗi ngành không ngừng mở rộng đã tạo cho con người những việc làm mới trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài lĩnh vực truyền thống như công, nông nghiệp còn phát triển nhiều lĩnh vực mới về công nghệ mới, dịch vụ… Tuy nhiên ngành nghề mới này cũng đòi hỏi người lao động phải có trình độ, tiêu chuẩn nghề nghiệp cao hơn nhiều so với trước.

Chính sách thu hút vốn đầu tư tạo việc làm: Vốn đầu tư là nhân tố quan trọng hàng đầu để mở rộng quy mô sản xuất trong nền kinh tế. Trong lĩnh vực sản xuất vật chất muốn tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động yếu tố đầu tiên là vốn đầu tư. Việc thu hút vốn đầu tư phụ thuộc rất lớn vào chính sách thu hút vốn. Nếu chính sách thu hút vốn đầu tư thông thoáng thì càng thu hút được nhiều vốn, càng có điều kiện tạo ra nhiều chỗ việc làm mới. Ngược lại chính sách thu hút vốn không thông thoáng, vốn đầu tư càng ít và càng ít có điều kiện tạo ra nhiều việc làm mới.

2.1.4.3 Cung lao động

Nguồn cung lao động không phù hợp với cầu lao động về số lượng. Nguồn cung lao động của nước ta hiện nay là khá lớn và có xu hướng tiếp tục

tăng trong nhiều năm tới. Trong khi đó khả năng giải quyết việc làm còn hạn hẹp, có xu hướng chậm hơn. Quy mô và tốc độ tăng trưởng không tương xứng với nhau, làm cho quan hệ cung – cầu về lao động ngày càng mất cân đối.

Cung lao động không phù hợp với cầu lao động về chất lượng lao động và cơ cấu. Trong khi nguồn cung về lao động hiện nay chủ yếu là lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, thì cầu về lao động lại đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là chủ yếu. Do đó, dẫn đến một hiện thực hiện nay là trong khi hàng chục nghìn người không có chuyên môn kỹ thuật không tìm được việc làm, thì ở một số ngành nghề và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đang thiếu lao động kỹ thuật chuyên môn có nghề nghiệp và trình độ phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Những hạn chế về chất lượng lao động dẫn đến hậu quả trực tiếp là vừa thừa lại vừa thiếu lao động, làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, và nó là lực cản quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của xã hội

2.1.4.4 Hệ thống đào tạo nghề

Việc đạt được những thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế kể từ khi bắt đầu thực hiện chương trình cải cách quốc gia “ Đổi mới” đã mang lại một thách thức rất lớn cho hệ thống giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề. Nền kinh tế phát triển cần một lực lượng lao động có kỹ năng nghề, nhưng Việt Nam lại đang thiếu lao động chuyên môn được đào tạo bài bản ở mọi trình độ. Hậu quả là việc thiếu nguồn nhân lực có trình độ trong các ngành kinh tế có tiềm năng tăng trưởng và tạo việc làm gây ra những tác động tiêu cực đến chất lượng của các quá trình sản xuất, do đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững. Đồng thời, vấn đề việc làm cũng trở lên căng thẳng. Hằng năm, trên 1 triệu lao động mới cần có việc làm, tuy nhiên tiềm năng sử dụng lao động của các ngành đang tăng trưởng không thể được tận dụng hết do thiếu lực lượng lao động đã qua đào tạo.

Phạm vi của các chương trình đào tạo nghề ban đầu và đào tạo nâng cao hiện nay đều chưa thể đáp ứng được nhu cầu và định hướng trong tương

lai, và có xu hướng không linh hoạt. Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được những vấn đề này và đã nỗ lực đáng kể nhằm cải cách và mở rộng hệ thống đào tạo nghề về:

• Cơ chế cấp tài chính hiệu quả

• Tổ chức hợp tác với các doanh nghiệp

• Sử dụng và bảo dưỡng trang thiết bị hiện đại

• Biên soạn chương trình đào tạo theo định hướng thị trường.

• Đào tạo các nhân viên quản lý và giảng dạy có năng lực.

• Trao đổi kinh nghiệm trong mạng lưới đào tạo quốc tế.

• Đối thoại trong và liên khu vực và nâng cao tính minh bạch.

Việc tiếp tục phát triển hệ thống giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề định hướng theo nhu cầu được coi là một nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình cải cách (hiện đại hóa, phát triển, hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hỗ trợ tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo). Chính phủ Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ 26% vào năm 2010 lên 50% vào năm 2020 (Chiến lược của Bộ LĐTBXH). Việc Luật Giáo dục được thông qua vào năm 2005 và Luật Dạy nghề được thông qua vào năm 2006 đã tạo cơ sở vững chắc cho việc tiếp tục xây dựng các quy định và chức năng điều hành của Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cũng như vai trò của nền kinh tế.

2.1.4.5 Nhân tố từ bản thân người lao động

Nhân tố đầu tiên phải kể đến trình độ văn hóa của người lao động. Hiện nay, mặt bằng chung có thể nhận thấy trình độ văn hóa của người lao động còn thấp. Do vậy mà nó có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn lao động của một quốc gia.

An toàn vệ sinh lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất để bảo vệ người lao động. Nhìn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo mặt bằng chung thì lao động ở nước ta có điều kiện về sức khỏe, khả năng thích nghi với điều kiện nặng nhọc, vất vả kém, nhất là đối với nữ giới. Do vậy mà sự thích nghi với công việc cũng gặp khó khăn hơn.

Trong xu thế hội nhập và phát triển, vai trò của đội ngũ công nhân, người lao động ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, thực tế cũng đòi hỏi nhiều hơn ở lực lượng lao động, lực lượng sản xuất trong các đơn vị, doanh nghiệp. Một vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng khiến các công ty, doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động dành sự quan tâm lâu nay đó là ý thức, trách nhiệm của người lao động trong quá trình lao động sản xuất. Có thể nói, người lao động, chất lượng lao động là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Lao động có tay nghề nhưng thiếu ý thức trách nhiệm, tinh thần kỷ luật thì hiệu quả công việc cũng không cao. Do vậy, thực hiện tốt kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp sẽ góp phần hạn chế tai nạn lao động, đem lại hiệu quả công việc cao hơn. Ở đâu kỷ luật lao động nghiêm thì ở đó ít xảy ra tình trạng bãi công, tranh chấp… lao động sẽ được trọng dụng hơn từ đó công việc sẽ ổn định hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 30 - 35)