Các công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 40 - 111)

(1). Theo TS. Chu Tiến Quang, (2011), ”Việc làm ở nông thôn – thực trạng và giải pháp đề tài nghiên cứu khoa học về “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho một số chính sách và giải pháp nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn trong quá trình CNH”, có bổ sung, chỉnh lý, cập nhập các thông tin số liệu mới về tình hình việc làm và chính sách giải quyết việc làm trong nông thôn, đồng thời đưa ra một số giải pháp chính sách thúc đẩy quá trình tạo việc làm cho lao động nông thôn. Song chưa có những biện pháp cụ thể với những địa phương cụ thể.

(2). Theo Th.S Phạm Thị Túy, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, (2005), “Vấn đề việc làm của nông dân hiện nay – bài toán không dễ giải” đã xác định sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch của lao động nông nghiệp, từ đó đưa ra một số kiến nghị để giải bài toán việc làm cho nông dân: Thay đổi nhận thức của người nông dân về việc làm, thu nhập, giúp nông dân khắc phục các hạn chế, tiếp cận cơ hội việc làm một cách bền vững.

(3). Theo TS.Nguyễn Hữu Dũng, (2002), “ Phát triển khu công nghiệp với vấn đề lao động – việc làm ở Việt Nam” đã phân tích những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình phát triển của các khu công nghiệp tới lao động – việc làm và đề xuất một số giải pháp như: Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, hình thành

cơ chế hợp tác, thương lượng thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp, thực hiện chương trình an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đối với lao động khu công nghiệp

(4). Theo PGS.TS Nguyễn Tiệp, Tạp chí kinh tế và phát triển số 124 tháng 10/2007 “Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên”, đã nêu lên những vấn đề nổi cộm trong việc làm của thanh niên nước ta năm 2005 như: Chất lượng lao động thấp, thất nghiệp. Đồng thời đề xuất một số giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên cả nước.

(5). Dựa trên kết quả giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2005 và dự báo việc làm đến năm 2010. Năm 2008, Thành phố Đà Nẵng đã đưa ra “Đề án giải quyết việc làm cho người lao động trong độ tuổi lao động 15-50” nhằm đề xuất các biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, từng bước giải quyết hợp lý và ngày càng tốt hơn mối quan hệ cung cầu lao động, hướng đến mục tiêu mọi người dân của thành phố, trong độ tuổi lao động đều được hỗ trợ, tạo điều kiện, cơ hội để có việc làm, ổn định đời sống.

(6). Các đề tài nghiên cứu khác: Tạ Thị Diễm (2002), “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên”, Luận văn Thạc sĩ, Phạm Cừ (2002), “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp vùng ngoại thành thành phố Nam Định – tỉnh Nam Định”, Luận văn Thạc sĩ, Thái Ngọc Tịnh “Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề việc làm ở Hà Tĩnh”, Luận án Tiến sĩ.

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lí, địa hình

- Vị trí địa lí: Kim Động là một trong 10 huyện thị của tỉnh Hưng Yên và nằm ở phía tây nam của tỉnh. Trung tâm huyện cách Hà Nội hơn 50km và cách thành phố Hưng Yên vể phía Bắc hơn 10km. Huyện Kim Động gồm 17 đơn vị hành chính trong đó có 1 thị trấn và 16 xã. Tọa độ địa lý nằm trong khoảng 20o45’ đến 20o49’ vĩ độ Bắc và từ 105o57’ đến 106o6’ kinh độ Đông. Có vị trí tiếp giáp như sau:

 Phía Bắc giáp huyện Khoái Châu

 Phía Nam giáp huyện Tiên Lữ và Tp. Hưng Yên  Phía Đông giáp huyện Ân Thi và huyên Tiên Lữ

 Phía Tây giáp huyện Phú Xuyên của Tp. Hà Nội và huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam

Nằm trên trục đường quốc lộ 39A, Kim Động có mạng lưới giao thông tương đối phát triển (cả đường bộ và đường thủy) bao gồm: Đường quốc lộ 39A, đường tỉnh lộ 38A, đường huyện quản lý gồm đường 208, 205, 38B. 38C, 61… Ngoài hệ thống giao thông đường bộ, giao thông đường thủy cũng khá phát triển với 13km sông Hồng, 5,5 km các tuyến trên sông Kim Ngưu, Cửu An, Điện Biên đảm bảo cho tàu thuyền trọng tải từ 10 – 200 tấn qua lại. Với vị trí địa lý thuận lợi của Kim Động đã tạo nhiều lợi thế về giao lưu kinh tế - văn hóa – xã hội với các địa phương trong tỉnh; với thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng; Hải Dương,…Vị trí trên cũng đem lại cho Kim Động lợi thế có thị trường tiêu thụ rộng rãi, có khả năng trao đổi nông sản, hàng hóa với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.

- Địa hình: Là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình Kim Động tương đối bằng phẳng, chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông. Độ dốc tương đối của địa hình trên địa bàn huyện theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, chia thành 2 vùng rõ rệt.

+ Vùng trong đê: Có diện tích tự nhiên 8746 ha thuộc 17 xã, thị trấn, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 1,6 – 3,7m. Khu vực có độ cao tuyệt đối trên 3,0m so với mặt nước biển tập trung ở các xã ven đê sông Hồng: Phú Thịnh, Thọ Vinh, Đức Hợp, Mai Động, Hùng An, Ngọc Thanh.

+ Vùng ngoài đê: Diện tích tự nhiên 2719ha gồm các xã Phú Cường, Hùng Cường và một phần diện tích ngoài đê của các xã : Phú Thịnh, Thọ Vinh, Đức Hợp, Mai Động, Hùng An, Ngọc Thanh. Địa hình phức tạp hơn vùng trong đê, nhiều gò cao, thùng sâu xen kẽ những bãi cao, thấp không đồng đều, bề mặt lượn sóng, dải giáp đê chính đất trũng, nhiều đoạn là nơi chứa nước mặt của khu vực. Điều kiện địa hình đã ảnh hưởng nhất định tới khả năng khai thác đất chưa sử dụng.

3.1.1.2 Đặc điểm về khí hậu, thủy văn,

Khí hậu: Huyện Kim Động nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung đều nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ và chịu ảnh hưởng của vùng khía hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được phân ra làm 2 mùa rõ rệt:

- Mùa Hè: Nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. - Mùa Đông: Lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau

- Nhiệt độ trung bình trong năm là 24,10C. Tổng tích ôn hàng năm là 85030C.

- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.323,3 giờ.

- Mưa: Lượng mưa tập trung và phân bổ theo mùa, mùa hè thường có mưa to, bão lớn, gây úng lụt, làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân trên địa bàn huyện. Mùa đông thời tiết hanh khô kéo dài, lượng mưa

ít, nước ở các ao, hồ cạn, không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt cũng bị hạn chế.

- Gió bão: Kim Động chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: Gió Đông Bắc thổi vào mùa lạnh và gió Đông Nam thổi vào mùa nóng. Hằng năm Kim Động còn bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của 3 đến 4 trận bão với sức gió và lượng mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất, tài sản, làm ảnh hưởng tới đời sống của dân cư trong huyện.

Thủy văn: Là huyện nằm trong hệ thống đại thủy nông Bắc – Hưng – Hải với mạng lưới sông ngòi chằng chịt gồm: Sông Cửu An, sông Kim Ngưu, sông Bắc Hưng Hải cùng với hệ thống kênh mương dẫn nước đảm bảo tưới tiêu hơn 45000 ha thâm canh 2 vụ ổn định, đồng thời tạo điều kiện cho giao thông đường thủy phát triển. Ngoài ra, Kim Động có hơn 13km sông Hồng chạy dọc từ Bắc xuống Nam là nguồn cung cấp nước và tiêu nước cho địa bàn huyện.

3.1.1.3 Tình hình đất đai của huyện

Đất đai và nguồn tài nguyên sinh vật trên trái đất vừa là đối tượng, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt để con người tác động vào nó tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Theo kết quả thống kê, tổng diện tích tự nhiên của huyện Kim Động là 11474.22 ha chủ yếu là đất phù sa do sông Hồng bồi đắp. Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy huyện Kim Động có sự thay đổi rất lớn. Số diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp lớn. Năm 2011 diện tích đất nông nghiệp là 7069.38 ha chiếm 61.61 % tổng diện tích đất tự nhiên, đến năm 2013 là 6634.13 ha chiếm 57.82% tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân 3 năm đất nông nghiệp giảm 3.79%.

( Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện)

Biểu 3.1: Cơ cấu đất đai huyện Kim Động qua 3 năm 2011 - 2013

Biểu đồ 3.1 cho thấy cơ cấu quỹ đất nông nghiệp của toàn huyện từ năm 2011 –2013 có những biến động nhất định. Diện tích đất canh tác giảm do việc chuyển đổi để xây dựng các trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, các công trình công cộng,… và một số chuyển sang đất ở.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm 2011-2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) SL CC SL CC SL CC 2012/201 1 2013/201 2 BQ

(Ha) (%) (Ha) (%) (Ha) (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 11474.22 100 11474.22 100 11474.22 100 100 100 100

1.Đất nông nghiệp 7069.38 61.61 7039.48 61.35 6634.13 57.82 99.58 94.24 96.91

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 6662.80 58.07 6634.13 57.82 6230.54 54.30 99.57 93.92 96.75 - Đất trồng cây hằng năm 6147.02 53.57 6118.46 53.32 5716.03 49.82 99.54 93.42 96.48 - Đất trồng cây lâu năm 515.78 4.5 515.67 4.49 514.51 4.48 99.98 99.95 99.97

1.2 Đất lâm nghiệp - - - - - - - - -

1.3 Đất NTTS 406.58 3.54 405.35 3.53 403,59 3.52 99.70 99.26 99.48

1.4 Đất làm muối - - - - - - - - -

1.5 Đất nông nghiệp khác - - - - - - - - -

2.Đất phi nông nghiệp 4278.18 37.29 4308.08 37.55 4713.43 41.08 100.70 109.41 105.01

2.2 Đất chuyên dùng 1951.19 17.01 1980.89 17.26 2035.03 17.74 101.52 102.73 102.13

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 47.35 0.41 47.35 0.41 48.26 0.42 100.00 101.92 100.96

2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1027.53 8.96 1027.73 8.96 1029.05 8.97 100.12 100.13 100.13

2.5 Đất nghĩa trang nghĩa địa 136.45 1.19 136.45 1.19 136.45 1.19 100.00 100.00 100.00

2.6 Đất phi nông nghiệp khác - - - - - - - - -

3.Đất chưa sử dụng 126.66 1.10 126.66 1.10 126.66 1.10 100.00 100.00 100.00

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 126.66 1.10 126.66 1.10 126.66 1.10 100.00 100.00 100.00

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng - - - - - - - - -

3.3 Núi đá không có rừng cây - - - - - - - - -

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Dân số - lao động

Lao động là nguồn lực quan trọng cơ bản của các hộ sản xuất cũng như của các đơn vị kinh tế khác. Dân số và lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, dân số tăng thì LLLĐ cũng tăng, quy mô dân số phụ thuộc vào các hộ gia đình. Trong những năm qua nhìn chung số hộ gia đình tăng nhanh, năm 2011 toàn huyện có 35172 hộ đến năm 2013 toàn huyện có 38219 hộ, bình quân qua 3 năm số hộ tăng 4,25% ( Bảng 3.2).

Qua ba năm thì các hộ phi nông nghiệp tăng nhiều hơn các hộ nông nghiệp. Bình quân qua 3 năm số hộ nông nghiệp tăng 1,82%, trong khi đó bình quân 3 năm số hộ phi nông nghiệp tăng 11,65%. Tuy nhiên số hộ phi nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ quá nhỏ, hy vọng với tốc độ phát triển thì số hộ phi nông nghiệp ngày càng tăng lên.

Về nhân khẩu, trong những năm qua cũng tăng, bình quân qua 3 năm tăng 3,19%. Trong tổng số nhân khẩu thì nhân khẩu nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn lên tới 73,49% năm 2013, nhân khẩu nông nghiệp qua các năm tăng, bình quân 3 năm tăng 1,74%. Nhân khẩu phi nông nghiệp tăng nhanh với tốc độ tăng bình quân là 7,67% đây là điều đáng mừng trong sự nghiệp phát triển của huyện và là tiền đề để phát triển trong những năm tiếp theo trên địa bàn toàn huyện.

Về lao động trong huyện, Kim Động có dân số cũng tương đối đông, qua các năm LLLĐ ngày càng tăng, bình quân qua 3 năm tăng 2,81%, nhưng với huyện làm nông nghiệp chủ yếu thì đây là vấn đề rất cần quan tâm để tạo việc làm cho nhiều lao động khi bước vào độ tuổi lao động. Trong tổng số lao động thì lao động thuần nông vẫn chiếm tỷ lệ lớn, năm 2013 có 72273 lao động, chiếm 61,20% trong tổng số LLLĐ trong huyện, lao động nông, lâm và thủy sản qua 3 năm giảm bình quân với tỷ lệ 2,24%. Lao động TTCN-XD tăng nhanh, bình quân 3 năm lao động TTCN-XD tăng 10,94%. Lao động

TTCN-XD tăng nhanh và lao động nông nghiệp giảm trong những năm qua là do sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, dân số ngày càng tăng lên trong khi đó đất nông nghiệp có xu hướng giảm do biến động của sự phát triển KT-XH, do đó mà nhiều lao động khi bước vào độ tuổi lao động phải đi tìm các ngành nghề khác để tăng thu nhập, tuy nhiên lao động trong ngành nghề này chủ yếu là lao động thủ công chưa qua đào tạo, do vậy cần có chủ trương biện pháp để nâng cao chất lượng lao động trong huyện khi lực lượng này tham gia lao động trong xã hội. Mặt khác trong những năm qua thực hiện chủ trương đưa lao động ra nước ngoài lao động của chính quyền địa phương thì số lao động ra nước ngoài lao động ngày càng tăng, bình quân 3 năm số lao động này tăng 24,23 %. Số lao động này khi ra nước ngoài lao động đem lại nguồn thu rất lớn cho gia đình và đem lại hiệu quả cho sự phát triển chung của địa phương, trong những năm tiếp theo cần thực hiện tốt chủ trương này và tạo mọi điều kiện cho lao động trong huyện nhất là LLLĐ trẻ ra nước ngoài lao động để kích thích kinh tế của địa phương phát triển mạnh, thực hiện tốt chủ trương này thì cần có những kế hoạch, biện pháp đào tạo lao động để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động nước ngoài..

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện từ 2011 – 2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) SL CC SL CC SL CC (%) (%) (%) 1.Tổng số hộ Hộ 35172 100 36456 100 38219 100 103,65 104,84 104,25 -Hộ NN Hộ 26780 76,14 27069 74,25 27758 72,63 101,08 102,55 101,82 - Hộ PNN Hộ 8392 23,86 9387 25,75 10461 27,37 111,86 111,44 111,65

2.Tổng số nhân khẩu Người 140688 100 134887 100 149054 100 95,88 110,50 103,19

-Nhân khẩu NN Người 106487 75,69 99843 74,02 109540 73,49 93,76 109,71 101,74 -Nhân khẩu PNN Người 34201 24,31 35044 25,98 39514 26,51 102,46 112,88 107,67

3.Tổng số lao động Lao động 111732 100 114509 100 118093 100 102,49 103,13 102,81

-Lao động Nông, Lâm và

thủy sản Lao động 75620 67,68 73641 64,31 72273 61,20 97,38 98,14 97,76 -Lao động TTCN-XD Lao động 17598 15,75 19696 17,20 21658 18,34 111,92 109,96 110,94 -Lao động TM – DV Lao động 18514 16,57 21172 18,49 24162 20,46 114,36 114,12 114,24

4.Chỉ tiêu BQ

-BQ nhân khẩu/hộ Người/hộ 4 3,8 3,9 - - - -BQ lao động NN/hộ LĐ/hộ 2,15 2,02 1,89 - - -

3.1.2.2 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện.

Cơ sở hạ tầng là điều kiện đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội, làm nền tảng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi ngành nghề để sản xuất ra nhiều hàng hóa, mở rộng TTCN – XD, nâng cao đời sống tinh thần của người dân, nông thôn, góp phần thay đổi diện mạo của huyện và xây dựng nông thôn mới. Mặt khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 40 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w