Thực trạng thiếu việc làm và không có việc làm ổn định của người lao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 71 - 74)

lao động nông thôn trong huyện

Thực tế tại các vùng nông thôn đã và đang diễn ra tình trạng lao động thiếu việc làm, sự di dân tự do giữa các vùng nông thôn, nổi cộm là vấn đề lao động nông thôn kéo nhau ra thành phố để kiếm việc làm để tăng thu nhập. Với tình trạng chung của các huyện ở nông thôn, Kim Động cũng có tình trạng người lao động thất nghiệp, thiếu việc làm khá lớn. Chính vì vậy đây là một trong những khó khăn lớn mà Đảng ủy - HĐND - UBND và nhân dân trong huyện gặp phải khi thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của huyện.

Huyện Kim Động hiện nay đang còn tồn tại một bộ phận lao động đang thiếu việc làm ở khu vực nông thôn khá lớn. Bởi lẽ, phần lớn lao động nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông, mà sản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Thêm vào đó, bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người lại nhỏ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn diễn ra chậm.Chính vì vậy mà LLLĐ hầu hết thiếu việc làm.

Bảng 4.5: Lao động trong huyện thiếu việc làm và không có việc làm ổn định năm 2011 – 2013

2011 2012 2013 Tốc độ phát triển ( %)

Chỉ Tiêu SL CC SL CC SL CC

(người) (%) (người) (%) (người) (%)

Tổng số lao động nông

thôn thiếu việc làm 21641 100,00 23169 100,00 24079 100,00 107,06 103,93 105,50

I. Theo nhóm tuổi 15 – 25 tuổi 7412 34,25 7891 34,06 8180 33,97 106,46 103,66 105,06 26 – 35 tuổi 7122 32,91 7308 31,54 7780 32,31 102,61 106,45 104,53 36– 45 tuổi 3222 14,89 3698 15,96 4064 16,88 114,77 109,92 112,35 45 – 55 tuổi 3138 14,50 3482 15,03 3484 14,47 110,96 100,06 105,51 56 – 60 tuổi 747 3,45 790 3,41 571 2,37 105,76 72,28 89,02 II. Theo ngành nghề sản xuất 1. Nông nghiệp 16960 78,37 17905 77,28 17787 73,87 105,57 99,34 102,46 2. TTCN – XD 2173 10,04 2379 10,27 2776 11,53 109,48 116,69 113,08 3. DV – TM 2508 11,59 2885 12,45 3516 14,60 115,03 121,87 118,45

Nếu phân công lao động nông thôn huyện thiếu việc làm theo nhóm ngành ta thấy, ngành nông nghiệp vẫn là ngành có số lượng lao động thiếu việc làm nhiều nhất. Năm 2011 số lao động thiếu việc làm của ngành là 21.641 người, năm 2013 tăng lên 24.079 người. Bình quân tốc độ tăng qua 3 năm tăng 5,50% . Qua các năm, tỷ trọng số lao động thiếu việc làm của ngành giảm nhẹ. Ngành TTCN – XD và TM – DV là 2 ngành có số lượng lao động nông thôn thiếu việc làm ít hơn, song qua các năm có xu hướng tăng, đây là xu hướng thay đổi tích cực. Trong những năm qua, mặc dù tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp giảm xuống nhưng tỷ trọng lao động thiếu việc làm của ngành vẫn ở mức cao. Điều này đã tạo ra luồng lao động từ nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm trong thời gian nông nhàn.

Nếu chúng ta phân lao động nông thôn huyện thiếu việc làm theo nhóm tuổi như bảng 4.5, ta thấy lao động nông thôn huyện thiếu việc làm chủ yếu tập trung vào các nhóm tuổi 15-25 tuổi, 26-35 tuổi. Năm 2011 tỷ trọng lần lượt là 34,25%; 32,91%, năm 2013 là 33,97%; 32,31% . Nhóm tuổi càng về cao thì tỷ trọng thiếu việc làm càng ít. Qua đây chúng ta thấy rằng lao động thiếu việc làm của huyện chủ yếu là lao động trẻ, bởi vậy muốn giải quyết việc làm cho lao động huyện, chúng ta nên tập trung tìm cách tác động vào LLLĐ trẻ của huyện.

Vậy chúng ta có thể kết luận rằng: LLLĐ của huyện lớn song đi kèm theo là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động vẫn tồn tại ở tỷ lệ cao. Lực lượng lao động nông thôn tập trung vào ngành nông nghiệp nhiều nhưng chính ở trong ngành này số lao động thiếu việc làm cũng nhiều. Hơn nữa, lao động thiếu việc làm chủ yếu là LLLĐ trẻ, tập trung vào các nhóm tuổi 15-25 tuổi, 26-35 tuổi. Để tạo công ăn việc làm cho LLLĐ này chúng ta nên tìm cách tác động chuyển bớt lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, tác động vào LLLĐ trẻ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w