Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 58 - 62)

Báo cáo tập trung phân tích những chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến việc làm, lao động nhằm phản ánh đúng thực trạng việc làm lao động ở nông thôn, các chỉ tiêu phân tích tập trung vào lao động, chất lượng lao động, việc làm và những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động trong huyện.

Dựa trên những yếu tố phân tích thực trạng việc làm, lao động tại huyện, báo cáo cũng đưa ra một số giải pháp để tạo việc làm cho lao động của huyện trong thời gian tới. Phân tích các chỉ tiêu liên quan trực tiếp về việc làm, lao động dựa trên phương pháp sau:

3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này dùng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội, tình hình việc làm lao động nông thôn ở các xã trong huyện và cách giải quyết của hộ nông dân khi thiếu việc làm trong từng điều kiện, từng trường hợp cụ thể.

Trên cơ sở tổng hợp số liệu thu thập và số liệu điều tra bằng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá sự biến động của lao động và việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn các xã. Sử dụng số tương đối, số tuyết đối, số bình quân, các chỉ tiêu số bình quân, tốc độ phát triển liên hoàn để đánh giá động thái lao động và việc làm trên địa bàn huyện theo thời gian và không gian, từ đó đánh giá được thực trạng lao động – việc làm trên địa bàn huyện và trong nhóm hộ điều tra, có định hướng giải quyết việc làm cho người dân.

3.2.4.3 Phương pháp SWOT

Phương pháp này giúp chúng ta phân tích để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

Bảng ma trận SWOT

Ma trận SWOT Cơ hội ( O ) Nguy cơ ( T )

Điểm mạnh ( S ) Phối hợp S/O Tận dụng điểm mạnh để nắm bắt cơ hội Phối hợp S/T Tận dụng điểm mạnh để hạn chế nguy cơ Điểm yếu ( W ) Phối hợp W/O

Giảm điểm yếu để nắm bắt cơ hội

Phối hợp W/T

Tối thiểu điểm yếu để ngăn chặn nguy cơ

3.2.4.4 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của giáo viên hướng dẫn, của cán bộ quản lý để có những hướng dẫn đúng đắn, đảm bảo tính khách quan của đề tài.

- Phương pháp chuyên khảo: Qua việc thu thập ý kiến của các hộ để có thể nắm bắt những thông tin về thực trạng, tình hình, xác định các biện pháp cụ thể.

3.2.4.5 Phương pháp dự báo

Phương pháp này được dùng để dự báo tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của huyện, dự kiến số lao động và kết quả sử dụng lao động, từ đó lập kế hoạch giải quyết việc làm của huyện trong thời gian tới có hiệu quả, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống, số người có việc làm tăng lên.

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

(1) Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguồn và cơ cấu lao động nông thôn - Tổng nhân khẩu: Số người có hộ khẩu thường trú tại huyện

- Lao động hiện có: Là tổng số lao động có mặt tại thời điểm nghiên cứu - Cơ cấu nguồn lao động theo: Giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn đào tạo kỹ thuật

- Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề, lĩnh vực ở nông thôn (2) Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sử dụng lao động ở nông thôn

- Thu nhập 1 lao động / ngày công lao động trong năm Thu nhập BQ của

1 lao động = Thu nhập hỗn hợp

Số lao động - Thu nhập 1 người/ ngày công lao động

Thu nhập BQ 1

ngày công lao = Thu nhập BQ 1 lao động Số ngày công (8h) BQ 1 lao động (3) Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả giải quyết việc làm ở nông thôn

- LLLĐ = Số người có việc làm và số người thất nghiệp;

- Tỷ lệ lao động có việc làm là phần trăm giữa số người trong độ tuổi lao động thuộc LLLĐ có việc làm so với người trong độ tuổi lao động thuộc LLLĐ;

- Cơ cấu lao động có việc làm chia theo ngành kinh tế là phần trăm giữa số người thuộc LLLĐ có việc làm của ngành kinh tế (NN, CN, DV) so với tổng số người thuộc LLLĐ có việc làm;

- Tỷ lệ có việc làm của lao động nông thôn là phần trăm giữa số người có việc làm của lao động nông thôn so với LLLĐ nông thôn.

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w