Những nguyên nhân dấn đến các tồn tại trong giải quyết việc làm cho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 89 - 92)

lao động nông thôn tại huyện

4.3.3.1 Chất lượng lao động nông thôn còn kém

Nguồn lao động được xem xét dưới các chế độ về số lượng (Theo độ tuổi, theo giới) và chất lượng lao động (theo trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật). Chất lượng nguồn lao động là một yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới vấn đề sử dụng lao động và việc làm cho lao động.

Qua điều tra 60 hộ của huyện thì chúng tôi thấy lao động tương đối trẻ đây là điều kiện thuận lợi để cho lao động của huyện có thể chuyển đổi nghề nghiệp vì những người trẻ thường năng động hơn, khả năng nhận thức tốt hơn. Về trình độ học vấn của lao động, thì lao động chủ yếu là tốt nghiệp cấp II tỷ lệ tốt nghiệp cấp III chưa cao chiếm 25,48% đây là khó khăn cho việc giải quyết việc làm vì các công ty, xí nghiệp đều yêu cầu lao động có trình độ phổ thông trung học. Về trình độ chuyên môn thì đại đa số lao động chưa qua đào tạo. Do đó trong thời gian tới cần có những kế hoạch đào tạo nghề cho lao động.

4.3.3.2 Cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế không cân đối, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm

Huyện Kim Động cũng đang thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế theo hướng phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ trong những năm tiếp theo, tuy nhiên hiện nay thì tỷ trọng nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất vẫn chiếm đa số và lao động trong huyện vẫn chủ yếu làm nông nghiệp.

Qua điều tra chúng tôi thấy cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế của huyện mất cân đối, thể hiện năm 2013 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm 39% trong tổng giá trị sản xuất, trong khi đó lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 61,20% trong tổng lao động các ngành. Ở nông thôn hiện nay, do đất đai bị hạn chế mà lao động nông nghiệp lại tập trung đông. Do vậy, để cân đối vấn đề này chúng ta phải chuyển bớt một phần lao động nông nghiệp.

4.3.3.3 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thiếu, yếu

Mạng lưới dạy nghề chưa phát triển. Lao động muốn học nghề thì vẫn phải sang học tại các trung tâm dạy nghề của huyện khác.

Quy mô số học sinh dạy nghề tốt nghiệp của dạy nghề dài hạn và dạy nghề thường xuyên vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu dạy nghề.

Đại bộ phận cán bộ quản lý tại các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề là những giáo viên có trình độ kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng lại yếu kém trong công tác tổ chức quản lý đào tạo, bởi đại đa số đội ngũ giáo viên họ chưa được đào tạo về năng lực tổ chức quản lý. Trang thiết bị dạy và học nghề, cơ sở vật chất còn còn thiếu thốn và lạc hậu, vốn đầu tư cho cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề còn thiếu.

Do hầu hết các học viên là những người lao động chân tay trong nông nghiệp, đa số chưa được phổ cập giáo dục, do đó họ chưa có kỹ năng nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe, trình độ ngoại ngữ của họ còn nhiều hạn chế.

Các học viên hầu hết đều xuất phát từ lao động trong nông nghiệp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nhưng kinh phí học tập lại không ngừng tăng lên làm ảnh hưởng đến số lượng lao động được đào tạo, do đó ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng ảnh hưởng lớn đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động.

Một loạt những tồn tại trong công tác đào tạo nghề trên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất việc làm do không đáp ứng được yêu cầu, giảm nhu cầu tuyển dụng do đó dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng nguồn lao động chưa cao và không đồng đều giữa các khu vực.

4.3.3.4 Những khó khăn trong sản xuất của nông hộ

Bảng 4.14: Xếp hạng khó khăn trong sản xuất của hộ điều tra năm 2013

Nhân tố Số hộ Tỷ lệ (%) Xếp hạng

Tổng số hộ điều tra 60 100

-Thiếu kiến thức sản xuất 17 28,33 1

- Thiếu vốn cho sản xuất 13 21,67 2

- Giao thông khó khăn 11 18,33 3

- Thiếu thông tin thị trường 9 15 4

- Dịch bệnh 7 11,67 5

- Sức khỏe 3 5 6

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

- Phần lớn các hộ nông dân được hỏi có trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật thấp nên thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu kiến thức sản xuất nên phần lớn hộ sản xuất theo phong trào, thiếu tính toán.

- Thiếu vốn cho sản xuất: Vốn là điều kiện tiền đề và hết sức quan trọng trong vấn đề phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động. Nhưng hiện nay thì nguồn vốn còn hạn hẹp, người lao động có rất ít vốn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Mặc dù huyện cũng có nhiều biện pháp giúp tạo vốn cho người lao động. Nhưng hiện tượng thiếu vốn để sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã còn rất nhiều và đặc biệt trong ngành NN

- Thị trường tiêu thụ: Do nông sản của các hộ trong xã sản xuất hàng loạt, chất lượng thấp, mẫu mã không đa dạng nên rất khó cạnh tranh trên thị trường, người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa.

- Tiếp cận thông tin kinh tế của hộ còn thấp: Qua điều tra cho thấy, có tới 21,11% người dân thiếu thông tin thị trường. Các hộ cần phải biết những thông tin về về giống mới và phân bón, phòng trừ dịch bệnh,… Các lĩnh vực phòng trừ dịch bệnh, thủy lợi, tín dụng đều do chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đoàn thể giúp đỡ.

4.4 Phương hướng, giải pháp tăng cường sử dụng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w