Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 42 - 48)

3.1.1.1 Vị trí địa lí, địa hình

- Vị trí địa lí: Kim Động là một trong 10 huyện thị của tỉnh Hưng Yên và nằm ở phía tây nam của tỉnh. Trung tâm huyện cách Hà Nội hơn 50km và cách thành phố Hưng Yên vể phía Bắc hơn 10km. Huyện Kim Động gồm 17 đơn vị hành chính trong đó có 1 thị trấn và 16 xã. Tọa độ địa lý nằm trong khoảng 20o45’ đến 20o49’ vĩ độ Bắc và từ 105o57’ đến 106o6’ kinh độ Đông. Có vị trí tiếp giáp như sau:

 Phía Bắc giáp huyện Khoái Châu

 Phía Nam giáp huyện Tiên Lữ và Tp. Hưng Yên  Phía Đông giáp huyện Ân Thi và huyên Tiên Lữ

 Phía Tây giáp huyện Phú Xuyên của Tp. Hà Nội và huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam

Nằm trên trục đường quốc lộ 39A, Kim Động có mạng lưới giao thông tương đối phát triển (cả đường bộ và đường thủy) bao gồm: Đường quốc lộ 39A, đường tỉnh lộ 38A, đường huyện quản lý gồm đường 208, 205, 38B. 38C, 61… Ngoài hệ thống giao thông đường bộ, giao thông đường thủy cũng khá phát triển với 13km sông Hồng, 5,5 km các tuyến trên sông Kim Ngưu, Cửu An, Điện Biên đảm bảo cho tàu thuyền trọng tải từ 10 – 200 tấn qua lại. Với vị trí địa lý thuận lợi của Kim Động đã tạo nhiều lợi thế về giao lưu kinh tế - văn hóa – xã hội với các địa phương trong tỉnh; với thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng; Hải Dương,…Vị trí trên cũng đem lại cho Kim Động lợi thế có thị trường tiêu thụ rộng rãi, có khả năng trao đổi nông sản, hàng hóa với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.

- Địa hình: Là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình Kim Động tương đối bằng phẳng, chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông. Độ dốc tương đối của địa hình trên địa bàn huyện theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, chia thành 2 vùng rõ rệt.

+ Vùng trong đê: Có diện tích tự nhiên 8746 ha thuộc 17 xã, thị trấn, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 1,6 – 3,7m. Khu vực có độ cao tuyệt đối trên 3,0m so với mặt nước biển tập trung ở các xã ven đê sông Hồng: Phú Thịnh, Thọ Vinh, Đức Hợp, Mai Động, Hùng An, Ngọc Thanh.

+ Vùng ngoài đê: Diện tích tự nhiên 2719ha gồm các xã Phú Cường, Hùng Cường và một phần diện tích ngoài đê của các xã : Phú Thịnh, Thọ Vinh, Đức Hợp, Mai Động, Hùng An, Ngọc Thanh. Địa hình phức tạp hơn vùng trong đê, nhiều gò cao, thùng sâu xen kẽ những bãi cao, thấp không đồng đều, bề mặt lượn sóng, dải giáp đê chính đất trũng, nhiều đoạn là nơi chứa nước mặt của khu vực. Điều kiện địa hình đã ảnh hưởng nhất định tới khả năng khai thác đất chưa sử dụng.

3.1.1.2 Đặc điểm về khí hậu, thủy văn,

Khí hậu: Huyện Kim Động nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung đều nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ và chịu ảnh hưởng của vùng khía hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được phân ra làm 2 mùa rõ rệt:

- Mùa Hè: Nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. - Mùa Đông: Lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau

- Nhiệt độ trung bình trong năm là 24,10C. Tổng tích ôn hàng năm là 85030C.

- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.323,3 giờ.

- Mưa: Lượng mưa tập trung và phân bổ theo mùa, mùa hè thường có mưa to, bão lớn, gây úng lụt, làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân trên địa bàn huyện. Mùa đông thời tiết hanh khô kéo dài, lượng mưa

ít, nước ở các ao, hồ cạn, không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt cũng bị hạn chế.

- Gió bão: Kim Động chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: Gió Đông Bắc thổi vào mùa lạnh và gió Đông Nam thổi vào mùa nóng. Hằng năm Kim Động còn bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của 3 đến 4 trận bão với sức gió và lượng mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất, tài sản, làm ảnh hưởng tới đời sống của dân cư trong huyện.

Thủy văn: Là huyện nằm trong hệ thống đại thủy nông Bắc – Hưng – Hải với mạng lưới sông ngòi chằng chịt gồm: Sông Cửu An, sông Kim Ngưu, sông Bắc Hưng Hải cùng với hệ thống kênh mương dẫn nước đảm bảo tưới tiêu hơn 45000 ha thâm canh 2 vụ ổn định, đồng thời tạo điều kiện cho giao thông đường thủy phát triển. Ngoài ra, Kim Động có hơn 13km sông Hồng chạy dọc từ Bắc xuống Nam là nguồn cung cấp nước và tiêu nước cho địa bàn huyện.

3.1.1.3 Tình hình đất đai của huyện

Đất đai và nguồn tài nguyên sinh vật trên trái đất vừa là đối tượng, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt để con người tác động vào nó tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Theo kết quả thống kê, tổng diện tích tự nhiên của huyện Kim Động là 11474.22 ha chủ yếu là đất phù sa do sông Hồng bồi đắp. Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy huyện Kim Động có sự thay đổi rất lớn. Số diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp lớn. Năm 2011 diện tích đất nông nghiệp là 7069.38 ha chiếm 61.61 % tổng diện tích đất tự nhiên, đến năm 2013 là 6634.13 ha chiếm 57.82% tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân 3 năm đất nông nghiệp giảm 3.79%.

( Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện)

Biểu 3.1: Cơ cấu đất đai huyện Kim Động qua 3 năm 2011 - 2013

Biểu đồ 3.1 cho thấy cơ cấu quỹ đất nông nghiệp của toàn huyện từ năm 2011 –2013 có những biến động nhất định. Diện tích đất canh tác giảm do việc chuyển đổi để xây dựng các trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, các công trình công cộng,… và một số chuyển sang đất ở.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm 2011-2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) SL CC SL CC SL CC 2012/201 1 2013/201 2 BQ

(Ha) (%) (Ha) (%) (Ha) (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 11474.22 100 11474.22 100 11474.22 100 100 100 100

1.Đất nông nghiệp 7069.38 61.61 7039.48 61.35 6634.13 57.82 99.58 94.24 96.91

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 6662.80 58.07 6634.13 57.82 6230.54 54.30 99.57 93.92 96.75 - Đất trồng cây hằng năm 6147.02 53.57 6118.46 53.32 5716.03 49.82 99.54 93.42 96.48 - Đất trồng cây lâu năm 515.78 4.5 515.67 4.49 514.51 4.48 99.98 99.95 99.97

1.2 Đất lâm nghiệp - - - - - - - - -

1.3 Đất NTTS 406.58 3.54 405.35 3.53 403,59 3.52 99.70 99.26 99.48 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4 Đất làm muối - - - - - - - - -

1.5 Đất nông nghiệp khác - - - - - - - - -

2.Đất phi nông nghiệp 4278.18 37.29 4308.08 37.55 4713.43 41.08 100.70 109.41 105.01

2.2 Đất chuyên dùng 1951.19 17.01 1980.89 17.26 2035.03 17.74 101.52 102.73 102.13

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 47.35 0.41 47.35 0.41 48.26 0.42 100.00 101.92 100.96

2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1027.53 8.96 1027.73 8.96 1029.05 8.97 100.12 100.13 100.13

2.5 Đất nghĩa trang nghĩa địa 136.45 1.19 136.45 1.19 136.45 1.19 100.00 100.00 100.00

2.6 Đất phi nông nghiệp khác - - - - - - - - -

3.Đất chưa sử dụng 126.66 1.10 126.66 1.10 126.66 1.10 100.00 100.00 100.00

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 126.66 1.10 126.66 1.10 126.66 1.10 100.00 100.00 100.00

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng - - - - - - - - -

3.3 Núi đá không có rừng cây - - - - - - - - -

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên (Trang 42 - 48)