Năng lực quản lý Nhà nước và phân cấp quản lý hạn chế

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững ở việt nam (Trang 88 - 118)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2.3Năng lực quản lý Nhà nước và phân cấp quản lý hạn chế

Công tác quản lý Nhà nước về ĐTTTNN còn bất cập. Việc phân cấp, ủy quyền phát huy được tính năng động của các địa phương nhưng cũng bộc lộ những hạn chế dẫn đến tình trạng vận dụng chưa đúng mức hoặc quá mức. Trong lĩnh vực quản lý môi trường tại các khu công nghiệp, bản thân hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: Tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới hay quy định xử phạt đối với các doanh nghiệp FDI là quá thấp nên không tạo được sự răn đe đối với họ. Sự chồng chéo trong quản lý giữa các bộ, ban ngành cũng gây khó khăn lớn trong quá trình thực thi hay ban hành các quy định về kiểm tra giám sát.

Hiện nay có một thực trạng các doanh nghiệp FDI báo lỗ trong khi vẫn xin mở rộng sản xuất. Tình trạng "lỗ giả" do xuất nhập khẩu với công ty mẹ ở nước ngoài xảy ra tại khá nhiều doanh nghiệp FDI. Đây là một điều gây khó khăn cho các nhà quản lý. Thực chất của việc này là do: “Toàn bộ quá trình từ đưa máy móc vào - cung ứng nguyên liệu - tổ chức sản xuất, gia công đến thu xếp đầu ra đều được khép kín, phía Việt Nam không được phép biết. Vì vậy họ thoải mái dùng các thủ pháp thổi giá vật tư, máy móc để tâng giá trị dự án và tăng tỉ lệ góp vốn trong liên doanh, khai khống giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tạo giá thành ảo, hạch toán vờ, trốn thuế thật. Năm 2009 gần 60% số doanh nghiệp FDI tại thành phố Hồ Chí Minh báo cáo lỗ. Tựu chung đóng góp vào ngân sách nhà nước của khối này trong các năm 2005 -2008 chỉ xung quanh 9-10% tổng thu ngân sách quốc gia. Năm 2009, vin cớ khủng hoảng, đóng góp của họ giảm 11,25%, trong khi khu vực tư nhân chỉ giảm 4,4%, còn doanh nghiệp nhà nước vẫn tăng 6,2% [39]

Ngoài chủ trương chung, các địa phương đều ban hành thêm những quy định, ưu đãi ngoài quy định của luật pháp để thu hút FDI vào địa phương nên đã phá vỡ thế cân đối chung, làm giảm hiệu quả thu hút FDI. Một số địa phương chính quyền có các giải pháp năng động trong việc cải thiện môi trường đầu tư và tạo nhiều ưu đãi cho nguồn vốn FDI như: Đà Nẵng, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh…đã đạt được những kết quả nhất định. Song, còn nhiều tỉnh kém năng động như Ninh Thuận, Ninh Bình, Sóc Trăng…đã không khuyến khích được nguồn vốn FDI cho phát triển.

Như vậy, có thể thấy rằng: trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, việc thu hút FDI có ảnh hưởng tốt tới vấn đề phát triển bền vững hay không, các doanh nghiệp FDI có phát huy được tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực tới chất lượng môi trường của Việt Nam hay không, phụ thuộc rất lớn vào các chính sách về FDI và công tác quản lý hoạt động FDI của Việt Nam.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÌ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng tới việc thu hút FDI vì

phát triển bền vững 3.1.1 Bối cảnh quốc tế

Theo đánh giá của tổ chức UNCTAD thì từ năm 2004- 2008, FDI là một nguồn vốn quan trọng đóng góp lớn cho sự tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu với sự gia tăng liên tục hàng năm. Nhưng do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 dòng vốn này đã có sự suy giảm nghiêm trọng. Và đến năm 2009, khi nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy thoái, dòng vốn FDI cũng theo đó tụt dốc một cách đáng kể giảm 37% chỉ còn 1114 tỷ USD. Sự giảm sút này phản ánh tình trạng suy giảm tín dụng sẵn có, sự suy thoái sâu sắc ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển cũng như tâm lý thoái lui của các nhà đầu tư, do tình hình kinh doanh xấu, mức độ rủi ro cao và thiếu vốn nên nhiều tập đoàn xuyên quốc gia quyết định phải điều chỉnh chiến lược đầu tư và kinh doanh, điều chỉnh địa bàn và các định hướng ưu tiên, dẫn đến hiện tượng thu hẹp phạm vi và địa bàn đầu tư, đồng thời cắt giảm vốn nhằm giảm thiểu rủi ro kinh doanh. Năm 2010, FDI toàn cầu phục hồi tương đối khá như là một kết quả của việc sản lượng toàn cầu tăng, lợi nhuận của các công ty phục hồi, lãi suất thấp và lòng tin dần dần tăng lên. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng và sự phục hồi của dòng vốn FDI rất chậm chạp. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến các dòng vốn FDI của các nước phát triển, do đó FDI toàn cầu năm 2010 có xu hướng tăng nhưng không đáng kể chỉ mức tăng 0.7%. Với sự vực dậy nền kinh tế sau khủng hoảng, theo dự báo của tổ chức UNCTAD thì tổng vốn FDI toàn cầu sẽ đạt tới con số 1600-2000 tỷ USD vào năm 2012. Nhưng thực trạng hiện nay,

cơ cấu mức tăng này lại đang có xu hướng đi ngược lại với các giai đoạn trước, trong khi ở khu vực các nước đang phát triển tăng tới 9.7% thì ở khu vực các nước phát triển giảm 6.9% . Tại châu Âu, vốn FDI giảm 21,9% so với năm 2009; Nhật Bản cũng giảm tới 83,4% tổng nguồn FDI, xuống còn 2 tỷ USD thì ở các nước đang phát triển thuộc Mỹ Latin, Đông Nam Á và Đông Á, nguồn vốn đầu tư tăng mạnh. FDI vào Trung Quốc năm 2010 đã vượt 100 tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử. FDI vào Hồng Kông đã tăng 29,2% lên mức 62,6 tỷ USD. Đây là năm đầu tiên mà nhóm các nước đang phát triển và nước chuyển tiếp đã thu hút được hơn 50%tổng vốn FDI của toàn thế giới.

Tuy nhiên, việc dòng vốn FDI chảy vào quá nhiều đã làm cho môi trường kinh tế xã hội tại các nước đang phát triển trở nên hỗn loạn: FDI đầu tư quá nhiều vào bất động sản đã làm cho thị trường này có những đợt sốt bất thường không thể kiểm soát gây ra tình trạng đồng nội tệ mất giá ,...và vấn đề nhức nhối nhất hiện nay chính là ô nhiễm môi trường quá trầm trọng bởi những quy định về môi trường tại các nước đang phát triển hết sức hời hợt, chưa có các chế tài xử phạt nghiêm minh những hành động gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp FDI. Vì vậy vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là cần phải đẩy mạnh quá trình thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển để nền kinh tế toàn cầu đạt được mức tăng trưởng cao nhưng đó bắt buộc phải là dòng vốn FDI “sạch” để đảm bảo sự phát triển bền vững.

3.1.2 Bối cảnh Việt Nam

Đối với Việt Nam, sau gần 25 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức ấn tượng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Từ một nước có nền kinh tế kém phát triển, xuất phát điểm và tốc độ tăng trưởng rất thấp, đến nay Việt Nam đã trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định trong khu vực và trên

thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và luôn được nhìn nhận như là một trong những trụ cột đóng góp có hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong suốt thời kỳ tiến hành đổi mới kinh tế, FDI luôn chiếm khoảng 16%-20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam. Bên cạnh việc bổ sung nguồn vốn đầu tư, FDI là kênh quan trọng để thực hiện chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực và đặc biệt, góp phần tích cực thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa bền vững. Điều này thể hiện qua chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. Tăng trưởng kinh tế nước ta thời gian qua chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, liên quan đến các ngành công nghiệp gây ô nhiễm, tiêu tốn nhiều năng lượng hóa thạch…. Nếu cứ duy trì tăng trưởng cao bằng mọi giá sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường về suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở kết hợp hài hòa ba trụ cột kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên và môi trường, chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã coi phát triển bền vững là một yêu cầu xuyên suốt. Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đưa chỉ số GDP xanh vào hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội quốc gia. Bên cạnh đó, để hướng thu hút FDI tới phát triển bền vững cũng cần phải nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang có xu thế mua sắm xanh. Mua sắm xanh là thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc lựa chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ ít gây tác động xấu đến môi trường, có cùng mức giá cạnh tranh mà vẫn thể hiện được trách nhiệm xã hội. Tại những quốc gia có chi tiêu công chiếm từ 10% -15% GDP, mua sắm xanh là một trong những

công cụ chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững. Ở Việt Nam, mua sắm xanh hiện vẫn còn là một khái niệm mới.

Mua sắm xanh đòi hỏi các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và người dân cân nhắc sự cần thiết của việc mua sắm cũng như những tác động môi trường của sản phẩm hay dịch vụ này ở tất cả các giai đoạn vòng đời của chúng trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần đánh giá những hoạt động bảo vệ môi trường của nhà cung ứng như: Liệu doanh nghiệp có áp dụng chính sách môi trường không? Có triển khai các biện pháp quản lý môi trường phù hợp hay không? Hoặc họ có tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường không? Người tiêu dùng còn cần phải thu thập thông tin về môi trường: Trước khi quyết định mua một sản phẩm, những thông tin môi trường mà người tiêu dùng nên quan tâm như nhãn môi trường, thông tin của doanh nghiệp trên sản phẩm hoặc website. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể yêu cầu nhà phân phối cung cấp các thông tin chi tiết hơn về môi trường của sản phẩm đó. Hiện nay, mua sắm xanh đã được áp dụng ở một số quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malayxia….

Ở Việt Nam dù mua sắm xanh vẫn là khái niệm mới xong bước đầu cũng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp khuyến khích gắn nhãn sinh thái vào sản phẩm giúp người tiêu dùng có thể nhận biết được các sản phẩm thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, việc tổ chức một số các chương trình ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua như: Ngày hội tái chế chất thải, Tháng hành động không sử dụng túi nylon, chiến dịch Tiêu dùng sản phẩm xanh đã thu hút sự chú ý, quan tâm và tham gia của cộng đồng, có thể xem là các biểu hiện ban đầu rất đáng khích lệ cho thấy nhận thức về bảo vệ môi trường hướng tới tiêu dùng bền vững của người tiêu dùng được nâng cao. Các

chương trình này phải được quan tâm, duy trì và nhân rộng hơn nữa trong thời gian tới. [18]

3.2. Định hướng thu hút FDI vì phát triển bền vững

Quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong chỉ thị số 36- CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [2]

Kế thừa có chọn lọc các quan niệm về phát triển bền vững, Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra quan niệm: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” [22]. Quan điểm này được tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng: “Phát triển nhanh phải đi đôi với nâng cao tính bền vững, hai mặt tác động lẫn nhau, được thể hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô, ở cả tầm ngắn hạn và tầm dài hạn. Tăng trưởng về số lượng phải gắn liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế… phải gắn tăng trưởng với phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội… phải rất coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển” [27].

Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nhiều Chỉ thị, Nghị quyết khác của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và triển khai thực hiện, nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được tiến hành và thu được những kết quả

bước đầu; nhiều nội dung cơ bản về phát triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước.

Trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng ta khẳng định: tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tận dụng thời cơ tăng nhanh khả năng tiếp nhận, thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài [13]. Bên cạnh mục tiêu thu hút và sử dụng vốn đầu tư Đảng cũng rất quan tâm đến phát triển bền vững về kinh tế - xã hội. Điều này đã được thể hiện trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học [14]. Đồng thời, phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống [15].

Để thực hiện được những mục tiêu nêu trên, Đảng và Nhà nước đã đặt ra những định hướng cơ bản nhằm thúc đẩy hoạt động của khu vực FDI. Định hướng đó là:

Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dự án FDI. Nguồn vốn FDI là một phần quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Chất lượng và hiệu quả của các dự án FDI cần được xem xét dưới giác độ phù hợp với mục tiêu của Chiến lược kinh tế-xã hội của cả nước, của từng ngành, vùng lãnh thổ và địa phương, phải được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép coi là tiêu chí hàng đầu khi thẩm định dự án đầu tư.

Những vấn đề liên quan đến chất lượng và hiệu quả luôn phải được đặt ra khi thẩm định: Dự án FDI có phù hợp với quy hoạch ngành, định hướng

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững ở việt nam (Trang 88 - 118)