7. Kết cấu của luận văn
3.3.3.3 Phát triển bền vững một số ngành sử dụng vốn FDI có tác động đặc biệt
động đặc biệt tới môi trường
Một số ngành kinh tế có tác động tới môi trường như năng lượng, khai thác mỏ, xây dựng, giao thông vận tải, du lịch phải sớm xây dựng những chương trình hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc ứng dụng những công nghệ khai thác và chế biến tiên tiến cho phép tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm lượng phát thải và ô nhiễm, cải thiện môi trường sinh thái ở những khu vực khai thác tài nguyên: Ngành năng lượng, là ngành then chốt của nền kinh tế và là một trong những ngành có tác động nhất tới môi trường do hoạt động khai thác than ở các mỏ, khai thác dầu khí ở thềm lục địa… gây ra nhiều chất thải. Để phát triển bền vững cần thực hiện các hoạt động ưu tiên như: Tăng cường cơ sở pháp luật cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ năng lượng và bảo vệ môi trường; lựa chọn công nghệ sản xuất và sử dụng tối ưu các loại hình năng lượng; hỗ trợ công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các hệ thống năng lượng không gây hại cho môi trường; tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác và trao đổi quốc tế liên quan đến Công ước khung về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 1992 mà Việt Nam đã ký kết tham gia ngày 16 tháng 11 năm 1994 và hiện là thành viên của Công ước này. Nhập khẩu và ứng dụng những công nghệ tiên tiến của nước ngoài trong lĩnh vực khai thác. Đưa vốn và áp dụng công nghệ tiên tiến của nước ngoài để cải tạo và nâng cấp công nghệ trong nước…
Vai trò của chính quyền và xã hội cũng đóng vai trò to lớn để tăng cường phát triển môi trường bền vững. Trong đó, vai trò của chính phủ là nòng cốt. Nó được thể hiện ở hai khía cạnh: Tạo lập và thực hiện chính sách
và là trọng tài trong các xung đột môi trường giữa hoạt động công nghiệp và người dân. Bên cạnh đó, còn có sự tham gia của xã hội dân sự. Kinh nghiệm cho thấy vai trò của cộng đồng và các tổ chức xã hội dân sự (cả ở nước chủ nhà và ở nước đầu tư) có tầm quan trọng trong việc tạo ra sự cân bằng lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường. Vai trò này cũng đã được xác nhận trong chương trình nghị sự thế kỷ 21.
Theo xu hướng trên thế giới hiện nay, người tiêu dùng có thể tạo áp lực buộc các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phải quan tâm nhiều hơn đến tác động môi trường của mình. Người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng và giá thành mà còn chú ý đến những tín hiệu chứng tỏ người sản xuất có quan tâm đến môi trường. Tuy nhiên, xu hướng này hầu như chưa tác động đến hành vi môi trường của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam (vì sản phẩm chủ yếu phục vụ thị trường trong nước, người tiêu dùng chưa quan tâm đến việc gây sức ép về bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp). Cho đến nay, ở Việt Nam ngay cả các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu phần lớn sản phẩm ra nước ngoài dường như vẫn chưa phải chịu áp lực về môi trường của người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhiều công ty cũng đã quan tâm đến việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường như ISO 14001 để đón đầu xu hướng trên, đồng thời để giảm chi phí, nâng cao danh tiếng cho công ty và giúp mở rộng thị trường.
3.3.3.4 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI và hoàn thiện chế tài xử lý vi phạm
Để khắc phục những hạn chế của FDI về môi trường, các cơ quan quản lý Nhà nước cần có kế hoạch kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Hoạt động này cần thực hiện theo kế hoạch định kỳ, hoặc đột xuất tại các doanh nghiệp, dự án có vốn FDI nhằm kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư. Cùng với đó, hoạt động giám
sát dự án FDI cũng sẽ được các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện thường xuyên nhằm theo dõi quá trình triển khai thực hiện dự án FDI từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư và trong suốt quá trình hoạt động nhằm đảm bảo mục tiêu và hiệu quả của dự án… tất cả nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, vi phạm, yếu kém; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý những khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong các vi phạm theo quy định của pháp luật. Đảm bảo mục tiêu, tiến độ và hiệu quả của dự án FDI. Từ hoạt động kiểm tra, giám sát dự án FDI, các cơ quan nhà nước sẽ tiến hành phân tích, xác định tác động của dự án đối với môi trường từ đó xếp hạng doanh nghiệp tuỳ theo mức độ của mỗi dự án.
Không chỉ kiểm tra, giám sát và đánh giá những tác động của các dự án FDI, các cơ quan quản lý Nhà nước còn tiền hành kiểm tra phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, yếu kém trong công tác xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi. Bên cạnh đó, cũng sẽ có những hoạt động khen thưởng kịp thời đối với những tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện tốt những quy định về môi trường tại nước nhận đầu tư. Bên cạnh đó cũng cần hoàn thiện quy trình đánh giá tác động môi trường và giám sát chặt chẽ các việc thực hiện nội dung đánh giá tác động môi trường, thực hiện nghiêm ngặt quy định đánh giá tác động môi trường trước khi cấp phép đầu tư cho doanh nghiệp. Nhanh chóng nghiên cứu, ban hành các chỉ tiêu về mức ô nhiễm tối đa cho phép ở các KCN. Nhanh chóng hình thành một lực lượng được đào tạo về quản lý môi trường trong các KCN.
Theo quy định hiện hành, nhà đầu tư báo cáo đánh giá tác động môi trường với nhiều nội dung, như mục tiêu kinh tế xã hội, ý nghĩa chính trị của dự án, phải mô tả điều kiện địa lý tự nhiên,… tại địa điểm dự án (tất cả với 11 chỉ tiêu). Đề nghị việc này nên giao cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường làm chức năng kiểm tra, đồng thời đề nghị Chính phủ đình chỉ hoạt động nếu xí nghiệp gây tác động xấu đến môi trường sinh thái.
Tóm lại, trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, đầu tư nước ngoài có đảm bảo tính chất bền vững về môi trường hay không, các doanh nghiệp nước ngoài có pháp huy các tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực tới chất lượng môi trường Việt Nam hay không, điều đó phụ thuộc rất lớn vào chính sách đầu tư nước ngoài và công tác quản lý cả về môi trường và thực hiện đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
KẾT LUẬN
Hiện nay, nền kinh tế thế giới có rất nhiều thay đổi. Quá trình toàn cầu hóa trở thành xu hướng không thể đảo ngược. Trong bối cảnh đó, hướng tới phát triển bền vững đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách phát triển của đất nước. Trong lĩnh vực thu hút và phát huy hiệu quả của vốn đầu tư nước ngoài cũng đang đặt ra rất nhiều thách thức và cơ hội mới. Việc nghiên cứu đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay” của luận văn đã góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn sau:
Khái quát hóa lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững; Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững ở Việt Nam trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường từ đó thấy được những thành tựu mà nguồn vốn FDI mang lại cho nền kinh tế nước nhà trong thời gian qua: Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân... Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra những hạn chế mà FDI đem lại như: Tình trạng phát triển không đồng đều giữa các vùng, các ngành; Gây ô nhiễm môi trường tại các khu vực có dự án FDI; Làm gia tăng bất bình đẳng giữa các nhóm thu nhập; Khoảng cách giữa các vùng trọng điểm và vùng có điều kiện khó khăn ngày càng giãn rộng về các chỉ tiêu kinh tế – xã hội.
Việt Nam đang đứng trước thực trạng là việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngoài tác động tích cực vẫn còn những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của đất nươc. Vì vậy, điều cần thiết trong thời gian trước mắt chúng ta cần phải có những định hướng và biện pháp thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài thích hợp đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Luận văn đã đề xuất 3 nhóm giải pháp cơ bản để tăng cường thu hút FDI vì mục tiêu PTBV. Đó là nhóm giải pháp thu hút FDI vì phát triển kinh tế bền
vững; nhóm giải pháp thu hút FDI vì phát triển xã hội bền vững; nhóm giải pháp thu hút FDI vì sự bền vững môi trường bền vững.
Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu có phạm vi rộng, do giới hạn dung lượng của luận văn và trình độ của tác giả, còn nhiều vấn đề liên quan cần được nghiên cứu sâu hơn trong những công trình sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Xuân Bá (1998), Giáo trình kinh tế học quốc tế, Nxb Thống kê Hà Nội. 2. Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 25/6/1998: Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin,
Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Triết học,Nxb Chính trị - Hành Chính, Hà Nội.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường (2011), Báo cáo tổng hợp “Hỗ trợ nghiên cứu cơ chế chính sách thu hút vốn FDI vào đầu tư bảo vệ môi trường góp phần thay thế vốn ODA sau này”
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Niêm giám Thống kê.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Viện Nghiên Cứu quản lý kinh tế Trung ương, Báo cáo đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài từ góc độ phát triển bền vững, Hà Nội.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo diễn biến môi trường, công bố 24/11/2005.
9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Trần Kim Chung (2011), Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2011 và triển vọng 2012 – Vấn đề Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương.
11. Hoàng Xuân Cơ (2010), Giáo trình Kinh tế môi trường, Nxb Giáo dục Việt Nam.
12. Trung Đức (2012), Tăng trưởng xanh trong xu thế toàn cầu hoá, tầm nhìn dài hạn, Hội thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam, 05/6/2012.
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Bùi Thị Phương Giang (2011), Luận văn thạc sĩ, FDI không mang về phát triển bền vững tại các thị trường mới nổi. Kinh nghiệm và bài học từ Việt Nam và Trung Quốc, Trường Luật của Đại học Lan Châu, Trung Quốc.
17. Linh Hà (2007), “Dòng vốn FDI tăng ngoạn mục, Thời báo Kinh tế Việt Nam”, (2006-2007), tr45-50.
18. Hoàng Hồng Hạnh (2012), “Kinh nghiệm quốc tế về mua sắm xanh và một số đề xuất áp dụng triển khai ở Việt Nam”, Tạp chí Môi trường, (4), tr 5 19. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
20. Đặng Thị Thu Hoài (2002), “Tài nguyên thiên nhiên với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí Bảo vệ môi trường, (12), tr8-9 21. Kevin (2004), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Trung
Quốc, Khoa Kinh tế, Đại học Illinois State.
22. Nguyễn Thị Lan (2005), “Xu hướng chuyển dịch luồng vốn FDI và cơ hội của Việt Nam”,Tạp chí Thuế Nhà nước, (14), tr32-38.
23. Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Thị Kim Dung (2008), Giáo trình Kinh tế Phát triển, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
24. Nguyễn Mại (2012), “25 năm thu hút FDI, thành công và vấp váp”, Báo Đầu tư Chứng khoán, 24/01/2012.
25. Nguyễn Mại (2012), “FDI nửa đầu năm 2012: Điểm sáng và vấn đề”, Báo Đầu tư, 06/7/2012.
26. Nguyễn Mại (2011), “FDI và phát triển bền vững”, Báo Diễn đàn Đầu tư,
25/10/2011.
27. Phùng Xuân Nhạ (2008), Nhìn lại vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh phát triển mới của kinh tế Việt Nam, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, 12/2008.
28. Trần Anh Phương (2008), Phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam và những tác động chính trị - xã hội, Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam.
29. Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1987), Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nxb Tài Chính, Hà Nội.
30. Nguyễn Hồng Sơn (2006), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Triển vọng thế giới và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, (6), tr3-9. 31. Tatyana, (2005), Không chỉ là tăng trưởng kinh tế, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
32. Vũ Hồng Tiến, Bùi Thị Thảo (2005), Giáo dục môi trường trong giáo dục công dân ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
33. Đào Văn Tú (2012), “Nguồn vốn FDI vào Việt Nam cần hướng tới chất lượng”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (8), tr9-12.
34. Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nxb Tư Pháp, Hà Nội.
35. Tổng cục Thống kê (2010), Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình.
36. Wei (2010), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển kinh tế ở Trung Quốc và khu vực Đông Á, Luận án tiến sĩ, Đại học Birmingham.
Website
37. www.baria-vungtau.gov.vn
38. Thẩm Dương (2012), Bức xúc đời sống người lao động trong các khu công nghiệp ở Bình Phước, Theo Nhandan.com.vn, 14/5/2012.
39. www.kinhte.top1.vn/thuong-mai-quoc-te/5045-tong-quan-fdi-dau-tu-truc- tiep-nuoc-ngoai.html 40. www.news.go.vn 41. www.mpi.gov.vn 42. www.moit.gov.vn 43. www.pso.hochiminhcity.gov.vn 44. www.wikipedia.org