Những hạn chế trong thu hút FDI vì phát triển bền vững và nguyên nhân

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững ở việt nam (Trang 74 - 118)

7. Kết cấu của luận văn

2.3Những hạn chế trong thu hút FDI vì phát triển bền vững và nguyên nhân

nhân

2.3.1 Những hạn chế trong thu hút FDI vì phát triển bền vững

Mặc dù đã đạt nhiều thành quả về thu hút FDI trong những năm qua, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về phát triển kém bền vững liên quan đến thu hút FDI. Điều đó được thể hiện trên cả 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường.

2.3.1.1 Những hạn chế của FDI với phát triển bền vững kinh tế

Tác động của vốn FDI đối với cơ cấu kinh tế của Việt Nam còn nhiều điểm bất hợp lý. Phần lớn vốn đầu tư FDI chủ yếu được đầu tư vào ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng trong nông – lâm – ngư nghiệp thành công không nhiều do rủi ro về thiên tai, nguyên liệu không ổn định,… Bên cạnh đó,

vốn FDI theo địa bàn đầu tư cũng không đồng đều, chủ yếu phân bố ở các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, Biên Hòa, Bình Dương, Hải Phòng,… chiếm khoảng 80% tổng vốn đăng ký còn các vùng khác là 20%. Như vậy tạo nên sự không đồng đều giữa các khu vực trong cả nước.

Mặc dù Chính phủ đã đưa ra hàng loạt các giải pháp nhằm điều tiết sự phân bổ nguồn vốn FDI theo lãnh thổ như: dành nhiều ưu đãi cho các dự án FDI vào các vùng kinh tế khó khăn như vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên….sẽ được giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, miễn thuế thuê đất trong 10 năm đầu. Ngoài ra, các chính sách, biện pháp về hải quan, thương mại, lao động, khoa học công nghệ cũng được nghiên cứu và vận dụng nhằm tạo thêm mức hấp dẫn với FDI nói chung và ưu đãi thích đáng cho các vùng khó khăn nói riêng. Những chính sách trên cũng đem lại những kết quả nhất định. Song, kết quả FDI phân theo khu vực cũng cho thấy các chính sách chưa hỗ trợ được nhiều cho việc điều tiết FDI. Những năm qua, nguồn vốn FDI cũng góp phần làm gia tăng sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền. Đây là điều dễ hiểu bởi lẽ các nhà đầu tư nước ngoài họ là những nhà kinh doanh có nhiều kinh nghiêm, vì vậy điều họ quan tâm đầu tiên là lợi nhuận. Họ chỉ chọn những những thành phố, những địa phương giáp biển, có cảng hàng không, có trục giao thông huyết mạch, miền xuôi, vùng có mặt bằng lý tưởng..., ít phải đầu tư ban đầu. Trừ các dự án trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa, phần lớn các dự án còn lại tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm. “Chỉ có 21/63 địa phương có vốn đăng ký của FDI từ 1 tỉ USD trở lên, trong đó 6 địa bàn: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Ninh Thuận đã chiếm 67% tổng số vốn đăng ký FDI trong cả nước. Các tỉnh mạn ngược đất rộng, người thưa, địa chất công trình tốt, nhưng ngổn ngang

khó khăn, nên không được FDI ngó ngàng. Hố ngăn cách được đào rộng, moi sâu” [10]. Như vậy, FDI có tác động rất hạn chế đến những địa bàn kinh tế khó khăn như khu vực Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, một số tỉnh miền Trung, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Thu hút FDI đã khó thì tỉ lệ đổ vỡ hay các dự án xin rút giấy phép đầu tư cũng cao hơn các vùng khác.

Việt Nam cũng phải đối mặt với nguy cơ nhập khẩu công nghệ lạc hậu.

Về kênh chuyển giao và phổ biến công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và DN trong nước cũng không hoặc ít diễn ra. Ngoài các nguyên nhân khách quan như khuôn khổ luật pháp về sở hữu trí tuệ chưa đầy đủ, hiệu lực thấp, còn nguyên nhân chủ quan từ phía các doanh nghiệp trong nước. Công nghệ chuyển giao ở Việt Nam là những công nghệ cũ, lạc hậu so với các nước trong khu vực và đặc biệt so với các nước phát triển trên thế giới. Theo ngài Shigenobu Nagamori, Chủ tịch Tập đoàn Nidec toàn cầu: “Dù đã là hi-tech nhưng vẫn là hi-tech ở cấp độ thấp. Chúng tôi mong muốn nhanh chóng chuyển giao cho Việt Nam những hi-tech ở mức cao hơn nữa tại các nhà máy sẽ xây dựng sau này” [25]

Hiện nay, hàm lượng giá trị trong các sản phẩm của nước ta còn thấp. Ví dụ: để có 500USD Việt Nam phải bán 2 tấn gạo trong khi Trung Quốc chỉ cần bán 2 chiếc xe máy nặng 200kg, còn Nhật Bản chỉ cần bán 1 chiếc máy ảnh nặng 0.5kg, và Mỹ chỉ cần bán 1 con chíp nặng 3g [17].

2.3.1.2 Những hạn chế của FDI với phát triển bền vững xã hội

Thành tích xóa đói giảm nghèo của nước ta không bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao. Một tỷ lệ lớn dân cư từ 5-10% mới thoát nghèo có mức thu nhập dưới ngưỡng nghèo, trong tình trạng rất dễ tái nghèo trước các rủi ro về ốm đau, bệnh tật,… Tác động của FDI đến tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu nhập, … còn nhiều hạn chế. Do lao động được tuyển dụng vào làm việc trong khu vực FDI phải có trình độ nhất định, nhóm dân cư nghèo, đặc biệt là dân cư khu vực nông thôn không được hưởng lợi nhiều.

Bất bình đẳng gia tăng giữa các nhóm thu nhập, giữa các vùng miền và FDI đã làm trầm trọng thêm chênh lệch. Hiện nay, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn là 20%. Dân đô thị làm ra 70% GDP, tỷ trọng khu vực dịch vụ ở thành thị là 60%, nông thôn là 15%. Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa thành thị và nông thôn hiện nay đã tăng từ 6 lần đến 9 lần [35].

Khoảng cách giữa các vùng trọng điểm và các vùng có điều kiện khó khăn ngày càng giãn rộng ra về nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Chênh lệch thu nhập giữa các nhóm hộ giàu nhất và nghèo nhất lên tới 9,2 lần, chi cho giáo dục gấp 6 lần, chi cho y tế gấp khoảng 3,8 lần, văn hóa thể thao giải trí gấp 95 lần.

Bảng 2.5: Bất bình đẳng giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất

Chỉ số Nhóm giàu nhất Nhóm nghèo nhất Chênh lệch

giàu nghèo

Tỷ lệ biết chữ (%) 98,7 84,1 1,17

Thu nhập bình quân đầu người/

tháng (nghìn đồng) 3.411,0 369,3 9,2

Chi tiêu giáo dục bình quân/

năm (nghìn đồng) 1.780,8 297,6 6,0

Chi tiêu y tế bình quân đầu

người/ tháng (nghìn đồng) 1.330,8 348 3,8

Chi tiêu bình quân đầu người/

tháng (nghìn đồng) 2.309,5 494,4 4,7 Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố (%) 50,4 40,5 1,2 Tỷ lệ khám chữa bệnh (%) 50 40,8 1,2 Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy riêng (%) 52,2 6,4 8,4 Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới (%) 99,4 91,1 1,1

Nguồn: Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010 – Tổng cục Thống kê.

Chênh lệch giữa vùng phát triển và vùng khó khăn về các chỉ tiêu kinh tế, thu nhập, mức sống cơ bản được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.6: Chênh lệch giữa vùng phát triển và vùng khó khăn Chỉ tiêu Cả nước Vùng phát triển Vùng khó khăn Chênh lệch

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 2010 (%) 6,78 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GDP/người năm 2004 (triệu đồng) 5.8 10.7 3.9 2,7

GDP/người năm 2010 (triệu đồng) 16.5 27.6 10.8 2,5

Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 (%) 14,2 2,3 29,4 0,07

Tỷ lệ hộ dùng nước máy riêng năm 2010 (%) 45,1 12,6 3,6

Tỷ lệ hộ dùng điện năm 2010(%) 81 98,9 91,1 1,1

Nguồn: Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010 – Tổng cục Thống kê

Như vậy, FDI cũng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giữa các vùng, miền, tầng lớp. Đây là điều cần khắc phục trong thời gian tới.

Ngoài ra, xung đột lợi ích giữa chủ doanh nghiệp và người lao động cũng là một vấn đề hay xảy ra tại khu vực FDI. Trong một số doanh nghiệp FDI vẫn còn tình trạng thực hiện Luật Lao động không nghiêm túc như: Không đóng bảo hiểm xã hội, không công khai bảng lương, không tăng lương theo quy định, kéo dài thời gian lao động, cường độ lao động cao, tiền lương không tương xứng, đối xử tệ hại đã gây nên những cuộc đình công gây rối loạn trật tự an toàn xã hội. Theo thống kê của báo Lao Động, từ năm 1995 đến tháng 6.2007 trong các doanh nghiệp FDI đã có 1025 vụ đình công, chiếm 67,5% tổng số vụ đình công xảy ra ở các doanh nghiệp trên toàn quốc. Dĩ nhiên họ thường được biện minh rằng do sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ giữa người sử dụng lao động và người lao động, do không thực hiện đúng thoả ước lao động, rồi thoả ước không chặt chẽ…. Các nhà FDI xuất xứ từ nền công nghiệp phát triển nên họ thừa hiểu việc xây dựng cơ sở sản xuất bao giờ cũng gắn liền với bảo vệ môi trường. Song, quy chuẩn tối thiểu này khi đầu tư vào Việt Nam đã không bị bắt buộc, mà Vedan chỉ là ví dụ điển

hình. Kiện, họ bồi thường, nhưng chất độc hoà vào dòng nước, thấm vào lòng đất, bao người dân phải “thụ hưởng” hàng chục năm nay [38].

2.3.1.3 Những hạn chế của FDI vì sự bền vững môi trường

* Tổng lượng chất thải từ các doanh nghiệp FDI là lớn. Theo số liệu khảo sát tại 11 KCN được coi là thành công nhất, với khoảng 5000 doanh nghiệp đang hoạt động, thì chỉ có 4 KCN là xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung. Trong khi đó, mỗi ngày tại các KCN có khoảng 30,900m3

nước thải ra, trong khi lượng nước thải đã qua xử lý là 12,000m3 chiếm 38.8%, đó là chưa kể đến các chất thải rắn, chất thải công nghiệp chưa xử lý. Mặc dù nồng độ chất gây ô nhiễm của phần lớn các doanh nghiệp FDI thấp hơn tiêu chuẩn quy định của Việt Nam nhưng do sản lượng lớn nên tổng lượng chất thải gây ô nhiễm từ các doanh nghiệp này là không nhỏ. Ngoài ra, đến nay các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam chỉ mới chú trọng đến những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm ở giai đoạn cuối đường ống mà chưa thật sự chú ý tới những biện pháp phòng ngừa ô nhiễm.

Bên cạnh đó, điều đáng nói là các doanh nghiệp FDI chỉ tuân thủ tốt quy định về môi trường khi cơ quan quản lý phát hiện ra tình trạng ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Có trường hợp, mặc dù kế hoạch quản lý ô nhiễm môi trường được hình thành trong giai đoạn xét duyệt dự án đầu tư nhưng không được thực hiện khi các doanh nghiệp FDI đi vào thực hiện.

Hộp 2.2: Thành phố Hồ Chí Minh: Sẽ đóng cửa các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải

Thành phố Hồ Chí Minh: Sẽ đóng cửa các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải

Theo www.tin247.com ngày 02/02/2009: Nhiều KCN qua vài năm hoạt động nhưng chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa đồng bộ khiến nhiều kênh rạch, dòng sông thành “dòng nước chết”.

Hiện, TP có 12/15 KCX- KCN đã xây dựng được các trạm xử lý nước thải tập trung với công suất xử lý trên 50.000m3/ngày, góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm so với trước đây. Tuy nhiên, theo thống kê của Sở TN&MT, vẫn còn gần 200 trong tổng số gần 1.000 doanh nghiệp trong các KCX- KCN chưa đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom nước thải của các KCX- KCN.

Ngoài ra, trong số gần 1.000 doanh nghiệp trong các KCX- KCN cũng có khoảng 170 doanh nghiệp phát sinh khí thải, trong đó phần lớn là các khí thải độc hại, hơi dầu, hơi axít, xi mạ, mùi hôi thối từ thuộc da... nhưng rất ít doanh nghiệp có hệ thống khử mùi, xử lý khí độc hại trước khi thải ra môi trường.

* Các doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm và sự cố môi trường.

Theo Thời báo kinh tế Việt Nam, bên cạnh những lợi ích do FDI mang lại, Việt Nam đang đối mặt với những thách thức, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là việc nhập khẩu ô nhiễm ngày càng gia tăng. Hiện nay có nhiều KCN (trong đó có rất nhiều doanh nghiệp FDI) có nhà máy xử lý chất thải chưa tập trung; hầu hết các KCN đều chưa có hệ thống lưu trữ và xử lý chất thải rắn an toàn về mặt môi trường đặc biệt là chất thải nguy hại.

Theo dự báo tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm 2010 nếu tất cả 74 KCN đều sử dụng hết diện tích, thì sẽ thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3,500 tấn/ ngày, tức gấp 29 lần hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc hại… [26].

Trong những năm qua đã xảy ra trên 100 sự cố tràn dầu lớn, nhỏ chủ yếu ở vùng biển phía Nam. Điển hình là sự cố tràn dầu ở cảng Quy Nhơn vào năm 1989 (200 tấn FO do tàu Lecla); trên sông Sài Gòn năm 2003 (100 tấn DO do chìm xà lan chở dầu); v.v… đã gây thiệt hại hàng chục triệu USD cho ngành thủy sản, nông và lâm nghiệp. Bên cạnh đó, những năm gần đây hàng loạt các doanh nghiệp FDI bị phát hiện xả thải gây ô nhiễm môi trường như: Năm 2008 phát hiện công ty Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải với tổng lượng nước thải hơn 4.000m3/ngày. Tưởng rằng việc Công ty Vedan buộc phải bồi thường ô nhiễm môi trường cho hàng ngàn hộ dân sẽ khiến các DN FDI lấy làm bài học, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau lại xảy ra vụ Công ty Tung Kuang (Đài Loan) đóng tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương xả trộm nước thải chưa qua xử lý ra sông Ghẽ (xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) đầu năm 2010. Lượng nước thải mà công ty này xả ra là 250 m3/ngày có chỉ tiêu ô nhiễm COD, TTS, Xianua, Crom III, Crom IV, sắt, Florua, tổng Nitơ vượt quy chuẩn cho phép; trong nước thải có chất nguy hại (Crom IV) vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn chất thải 9,8 lần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Saitex International Việt Nam vào cuối năm 2010 cũng bị phát hiện xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng lưu vực sông Sài Gòn, lưu lượng nước thải là 600 m3/ngày đêm. Ngoài ra còn hàng loạt các doanh nghiệp FDI cũng liên tiếp vi phạm xả chất thải độc hại ra môi trường như: Công ty trách nhiệm hữu hạn Pangrim Neotex (Phú Thọ), Chinfon (Hải Phòng)….

Việc xả thải của các doanh nghiệp FDI xuất phát từ những lợi ích kinh tế riêng của doanh nghiệp mà mức phạt khi bị cơ quan chức năng phát hiện lại quá thấp nên không đủ sức mạnh để răn đe.

Những toan tính kinh tế

Trở lại vụ việc của Công ty Tung Kuang, mỗi lần xả thải, doanh nghiệp này “tiết kiệm” được 100 triệu đồng. Tính từ thời điểm xả thải ra môi trường (năm 2008), DN này đã “tiết kiệm” được một số tiền không hề nhỏ.

Trong khi đó, chiểu theo Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường, thì mức xử phạt “kịch trần” chỉ là 500 triệu đồng. Trước đó, mức xử phạt cao nhất được quy định tại Nghị định 81/2006/NĐ-CP chỉ có 70 triệu đồng.

Các điều tra viên C49 (Bộ Công an) cho biết, để xây dựng hệ thống xử lý nước thải khoảng 5.000 m3/ngày đảm bảo theo quy định của Việt Nam, DN sẽ tốn 5 - 7 triệu USD. Để giảm thiểu chi phí, Tung Kuang, PangRim Neotex… đã cố tình vi phạm quy định về bảo vệ môi trường và “ngụy trang” bằng các hệ thống bể và đường ống xả thải ngầm.

Việc đầu tư hệ thống xử lý khói bụi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường của các DN sản xuất xi măng, thép... cũng không được chú trọng nhiều. Số lượng nhà máy có hệ thống xử lý khói bụi mới “đếm trên đầu ngón tay”, bởi để đầu tư một hệ thống này, DN phải chi 7 - 10 tỷ đồng.

Rõ ràng, so với việc đầu tư nhiều tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý môi trường, thì việc xả thải và chấp nhận nộp vài chục triệu đồng tiền phạt được không ít DN lựa chọn. Thế nên mới có chuyện, có những DN sản xuất hầu như năm nào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững ở việt nam (Trang 74 - 118)