Thực hiện công cụ kinh tế để duy trì môi trường bền vững

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững ở việt nam (Trang 105 - 108)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.3.2Thực hiện công cụ kinh tế để duy trì môi trường bền vững

Cần triển khai áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm một cách đồng bộ. Quản lý môi trường hiện ở nước ta vẫn dựa chủ yếu vào công cụ hành chính mệnh lệnh như những quy định, quy phạm nhiều hơn là các công cụ kinh tế.

Cần đánh giá tác động môi trường trong phát triển bền vững, và để xây dựng một cơ chế phát triển bền vững cần lồng ghép chi phí môi trường và hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), nghĩa là phải đánh giá cái giá do sự suy thoái môi trường (gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên) gây ra. Có hai cách chủ yếu để quy đổi cái giá do sự suy thoái môi trường đem lại. Cách thứ nhất, theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Lượng bù đắp mà người gây ô nhiễm trả cho người sở hữu tài nguyên được coi là giá trị gần đúng của hành động gây ra sự xuống cấp môi trường. Để điều này có tác dụng, cần phải làm rõ quyền sở hữu tài nguyên và phải đề ra cơ chế quy định để áp dụng. Cách thứ hai, đó là tính chi phí phòng tránh: các chi phhí nhằm hạn chế sự xuống cấp môi trường được dùng làm giá trị gần đúng để đánh giá chi phí thực tế đã thực hiện có liên quan đến những ảnh hưởng ô nhiễm.

Ngoài ra, để môi trường phát triển bền vững cần phải quy định hạn ngạch (quota) ô nhiễm. Việc áp dụng các chính sách kinh tế môi trường sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài giảm tối đa lượng chất thải, áp dụng quota ô nhiễm sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài phấn đấu có được các chi tiêu về môi trường tối ưu nhất để có thể trao đổi với các công ty trong nước về quota ô nhiễm và cũng đã giải quyết những khó khăn trong việc nâng cao chất lượng môi trường của các doanh nghiệp trong nước.

Để giải quyết vấn đề này, một giải pháp được đặt ra là: Hỗ trợ một môi trường thân thiện thông qua các tín dụng xanh; khuyến khích việc chuyển giao công nghệ sạch; công bố các thông tin về tác động tích cực và tiêu cực lên môi trường của doanh nghiệp nước ngoài; khuyến khích đào tạo đội ngũ nhân lực sở tại về bảo vệ môi trường,…

Ngoài các biện pháp trên đây, còn cần thực hiện cơ chế đầu tư nước ngoài bền vững môi trường. Để làm được điều này cần có một số cơ chế sau: Trong khâu chọn đối tác đầu tư, đây là một yếu tố quan trọng góp phần duy trì bền vững môi trường. Cần ưu tiên chọn những đối tác từ những nước phát triển có chuẩn môi trường cao, nơi có quy định chặt chẽ về công tác môi trường. Nhưng doanh nghiệp này, ngoài khả năng sử dụng các công nghệ sạch, thường áp dụng biện pháp quản lý môi trường tốt hơn, còn có thể gắn kết chặt chẽ với nền kinh tế nước chủ nhà, đặc biệt là thông qua quá trình chuyển giao tri thức và công nghệ sạch cho các nhà thầu phụ địa phương.

Thực tiễn thu hút FDI ở Việt Nam năm qua cũng cho thấy: quy mô doanh nghiệp càng lớn thì doanh nghiệp càng có nhiều khả năng tài chính và nhân lực để đầu tư cho môi trường. Doanh nghiệp quy mô tương đối lớn sẽ có điều kiện chi tới 0.1% tổng sản lượng cho môi trường (đổi mới thiết bị công nghệ thân thiện môi trường, xử lý chất thải, áp dụng ISO 14001, đào tạo và

nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động…). Tuy nhiên, quy mô doanh nghiệp cũng không phải là yếu tố quyết định kết quả môi trường tốt của các doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Một giải pháp tiếp theo là áp dụng các giải pháp về môi trường tốt nhất. Cần hoàn thành các cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thực hiện các “giải pháp môi trường tốt nhất”, bao gồm các công nghệ và năng lực quản lý. Một số tiêu chí cơ bản để đánh giá một doanh nghiệp thực hiện giải pháp môi trường tốt nhất là: Đáp ứng các chuẩn môi trường cao tương đương với thế giới; chuyển giao kỹ năng và công nghệ thân môi trường tới đối tác tại nước chủ nhà…Hiện nay, ở Việt Nam cũng đã phát hiện có dấu hiệu của dòng vốn FDI carbon thấp, mặc dù vẫn còn hạn chế và kém bền vững. Song, đó cũng là tín hiệu đáng mừng và chúng ta cần phải nắm bắt các cơ hội để thu hút ngày càng nhiều dòng vốn FDI carbon thấp .

Quy định giới hạn ô nhiễm. Trong thời gian tới Việt Nam cần phải thực hiện giải pháp kiểm soát ô nhiễm dựa trên thị trường bằng cách ban hành hạn ngạch ô nhiễm, quy định lượng khí thải được thải ra môi trường đối với các doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này đòi hỏi Việt Nam cần có một đội ngũ chuyên gia về môi trường để có thể xác định được lượng khí thải nào và khối lượng bao nhiêu được phép thải ra môi trường. Bên cạnh đó là một tổ chức thực sự minh bạch để không xảy ra những tiêu cực trong vấn đề mua bán, cấp phép hạn ngạch.

Cùng với việc quy định hạn ngạch cũng cần tiến hành thu phí hoặc thuế các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Để xây dựng một cơ chế phát triển bền vững, nhiều nghiên cứu đã đề nghị phải lồng ghép chi phí môi trường vào hệ thống tài khoản quốc gia, nghĩa là phải đánh giá bằng tiền tệ đối với sự suy thoái môi trường như gây ô nhiễm và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Khi đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí, nước hoặc đất đai, chính phủ có một

số lựa chọn để cân nhắc nhằm cân bằng giữa nhu cầu có một môi trường sạch hơn với các chi phí kinh tế của việc làm sạch môi trường.

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững ở việt nam (Trang 105 - 108)