0
Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững – Các khía cạnh cơ

Một phần của tài liệu THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÌ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM (Trang 40 -46 )

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững – Các khía cạnh cơ

cơ bản

1.2.2.1 FDI vì phát triển bền vững về kinh tế

Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững. Phát triển kinh tế là yếu tố cơ bản của sự phát triển nói chung. Nhưng phát triển kinh tế không phải là mục đích tự thân và cũng không thể là vô hạn mà phải phục vụ, thúc đẩy để đạt được các mục tiêu chung của sự phát triển. Phát triển kinh tế là một quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế-xã hội.

Phát triển bền vững về kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế liên tục, với cơ cấu ngày càng hiện đại nhưng không gây ra sự suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường. Sản lượng hàng hóa và dịch vụ gia tăng nhưng không làm suy thoái chất lượng môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sản xuất và sức khỏe của người tiêu dùng.

FDI vì phát triển bền vững về kinh tế là nguồn vốn đầu tư đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế như:

Phải đóng góp vào tăng trưởng GDP và đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững. Đó là nền kinh tế có tăng trưởng GDP và GNP bình quân đầu người cao.

Cơ cấu kinh tế phải hợp lý, đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí phấn đấu cho tăng trưởng. Đó là nền kinh tế có mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh.

Cân bằng cán cân thương mại, cơ cấu đầu tư phát triển toàn diện các ngành, phát triển sản xuất theo hướng thân thiện môi trường. Khi đó, nguồn vốn FDI phải được chọn lọc để không xảy ra tình trạng chênh lệch vốn đầu tư quá lớn giữa các ngành, các vùng trong cả nước. Đồng thời, các doanh nghiệp FDI cũng cần nghiêm túc thực hiện các quy định về xả thải để đảm bảo tính bền vững của môi trường.

Đảm bảo tiếp thu chuyển giao công nghệ phải là công nghệ sạch, công nghệ nguồn từ các nước đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài phải bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường, có đủ kinh phí để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, có công nghệ phát thải ít khí các-bon theo mức tiên tiến của thế giới. Còn công nghệ hiện đại đòi hỏi các nhà đầu tư phải nhập khẩu máy móc, trang thiết bị tiên tiến, phù hợp từng loại dự án, đối với dự án công nghệ cao phải có tỷ lệ hợp lý vốn đầu tư nghiên cứu và phát triển.

Công nghiệp hóa, phát triển nông nghiệp – nông thôn bền vững; phát triển công nghiệp sạch. Đối với các quốc gia có cơ cấu kinh tế mất cân bằng, chỉ có một số khu vực trung tâm mới phát triển, ngành sản xuất nông nghiệp thuần túy vẫn chiếm tỷ trọng lớn, nguồn vốn tích lũy trong nước thấp, trình độ lao động thấp kém thì việc thu hút dòng vốn FDI là một tác động mạnh thức tỉnh nền kinh tế quốc gia. Nó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển nông nghiệp – nông thôn bền vững.

1.2.2.2 FDI vì phát triển bền vững về xã hội

Sự phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội, nghĩa là nâng cao thu nhập, tạo việc làm, tăng chất lượng lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người.

Phát triển bền vững về xã hội là sự phát triển xã hội trong đó chất lượng cuộc sống của dân cư được nâng cao không ngừng, chất lượng môi trường sống được đảm bảo, sự bình đẳng xã hội ngày càng cao. Con người luôn được mở rộng quyền lựa chọn trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường… để có một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, chất lượng dân cư, nhân lực ngày càng cao. Phát triển bền vững đòi hỏi tự do thật sự của các công dân về thông tin, về kế hoạch phát triển của chính phủ và chất lượng môi trường nơi họ sống. Phát triển bền vững đòi hỏi sự công bằng về quyền lợi xã hội như: công ăn việc làm, đảm bảo quyền lợi kinh tế và xã hội khác, giảm bớt hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội.

Nguồn vốn ĐTTTNN có thể đóng góp quan trọng vào việc cải thiện các tiêu chí phát triển xã hội thông qua thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập và giảm đói nghèo; tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao chất lượng lao động; nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe... Đây là điều rất có ý nghĩa từ góc độ phát triển

bền vững. Bên cạnh đó người lao động còn được trang bị những kỹ năng công nghệ quản lý mới; hỗ trợ tiếp cận thị trường và hội nhập kinh tế thế giới.

Một trong những mục đích của các nhà ĐTTTNN là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên khu vực kinh tế có vốn ĐTTTNN sẽ thuê mướn lao động tại các địa phương, tạo cơ hội việc làm cho người lao động. Vào đầu những năm 80, một triệu USD đã bảo đảm 30.000 việc làm ở các nước đang phát triển, khu vực kinh tế có vốn ĐTTTNN đã hình thành những công ty, nhà máy, khu công nghiệp mới tăng thêm cơ hội việc làm cho người lao động. Để giải quyết vấn đề việc làm phải thu hút các nhà ĐTTNN vào những ngành nghề có nhiều nhân công như ngành dệt, chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ. Khu vực kinh tế có vốn ĐTTTNN tác động đến phát triển nguồn nhân lực theo hai cách trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là thông qua các dự án đầu tư, đào tạo được lực lượng lao động ở địa phương để phục vụ cho hoạt động của dự án. Cách gián tiếp là tạo ra các cơ hội, động lực cho sự phát triển của lực lượng lao động thông qua việc hình thành các doanh nghiệp vệ tinh cung ứng sản phẩm và dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế. Khi thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cự vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Trong quá trình làm việc ở khu vực ĐTTTNN, người lao động có được môi trường làm việc chuyên nghiệp, rèn luyện kỹ năng và nâng cao trình độ, tạo nên được tác phong lao động công nghiệp. Không chỉ có lao động thông thường mà cả các nhà chuyên môn ở địa phương cũng có cơ hội việc làm và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở khu vực kinh tế có vốn ĐTTTNN. Vốn ĐTTTNN đóng một vai trò quan trọng thông qua đóng góp vào ngân sách nhà nước. Qua đó, Nhà nước đã đầu tư vào các dịch vụ công cộng như: y tế, giáo dục, giao thông vận tải, trợ cấp xã hội…từ đó người dân được hưởng các dịch vụ xã hội tốt hơn, đời sống được nâng lên một mức cao hơn.

Khu vực kinh tế có vốn ĐTTTNN có thể (có khả năng) đem lại thu nhập đáng kể cho người lao động, góp phần làm tăng sức mua cho thị trường.

1.2.2.3 FDI vì sự bền vững môi trường

FDI vì sự bền vững môi trường là nguồn vốn phải giúp cải thiện môi trường tự nhiên và có thể xuất hiện trong bất kì lĩnh vực công nghiệp nào và ở mọi giai đoạn cũng như trình độ công nghệ của chuỗi giá trị. Dòng vốn này được đầu tư vào các dự án thân thiện môi trường cũng như thiết lập một hình thức đầu tư sạch hơn, hiệu quả hơn trong quy trình sản xuất. Trong quá trình đầu tư, chủ đầu tư cũng cần phải quan tâm đến các vấn đề như: bảo vệ môi trường; xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy nổ và chặt phá rừng; khai thác tài nguyên bừa bãi, đảm bảo sử dụng nguồn năng lượng một cách hợp lý…

FDI cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình vì sự bền vững của môi trường đối với nước nhận đầu tư. Trong đó, những mặt tích cực là: Thông thường các chủ dự án FDI có công nghệ sạch, áp dụng những chuẩn môi trường cao hơn so với yêu cầu của nước chủ nhà, do vậy có khả năng góp phần vào quá trình phát triển bền vững môi trường của nước chủ nhà. Tuy nhiên, quá trình tiến hành ĐTTTNN cũng chứa đựng những bất lợi tiềm tàng về môi trường sinh thái, chủ yếu tác động tới ba lĩnh vực: Gây ô nhiễm môi trường; Làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học. Do vậy, đạt bền vững môi trường là một mục tiêu quan trọng của hoạt động ĐTTTNN, cần được theo đuổi từ khâu lập chính sách, cơ chế khuyến khích, tới khâu quản lý thực hiện và thực hiện các dự án đầu tư.

Các tài liệu của Hội nghị về Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc đã đưa ra nhận xét là: Tuy những năm gần đây có hiện tượng gia tăng mạnh luồng ĐTTTNN trong các ngành công nghiệp nhạy cảm về ô nhiễm môi trường, nhưng điều đó không đồng nhất với việc gia tăng tác động xấu tới

môi trường, vì còn phụ thuộc vào hiệu quả quản lý mội trường và chuyển giao công nghệ sạch từ các Nhà đầu tư nước ngoài. Nghĩa là vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các công ty xuyên quốc gia có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình tạo lập tính bền vững môi trường của các dự án ĐTTTNN. Các chủ ĐTTTNN có thể là động lực cho việc phổ biến những giải pháp và công nghệ thân thiện môi trường, kể cả những giải pháp phòng ngừa ô nhiễm tại các nước đang phát triển. Tuy nhiên, sự đóng góp của các chủ dự án ĐTTTNN trong việc phát triển bền vững về môi trường lại phụ thuộc vào các yếu tố như: Chiến lược, cơ cấu và định hướng thị trường, các giải pháp công nghệ và môi trường; Các quy định pháp lý về môi trường của nước chủ nhà; Khả năng tiếp thu của nước chủ nhà (nguồn nhân lực có tay nghề, hạ tầng công nghệ…).

Như vậy, để thực hiện được phát triển bền vững các chủ ĐTTTNN phải được chia sẻ trách nhiệm, được khuyến khích và kiểm tra bởi các bên, đặc biệt là của chính phủ nước chủ nhà…

1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc về thu hút FDI vì phát triển bền vững và bài học đối với Việt Nam

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới đòi hỏi các nước đang phát triển phải mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước khác. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất giúp các nước này đạt được những thành tựu rực rỡ về phát triển kinh tế. Điều này được thể hiện rõ ở nhiều nước châu Á trong đó có Trung Quốc.

Một phần của tài liệu THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÌ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM (Trang 40 -46 )

×