FDI vì sự bền vững môi trường

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững ở việt nam (Trang 44 - 74)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. FDI vì sự bền vững môi trường

FDI vì sự bền vững môi trường là nguồn vốn phải giúp cải thiện môi trường tự nhiên và có thể xuất hiện trong bất kì lĩnh vực công nghiệp nào và ở mọi giai đoạn cũng như trình độ công nghệ của chuỗi giá trị. Dòng vốn này được đầu tư vào các dự án thân thiện môi trường cũng như thiết lập một hình thức đầu tư sạch hơn, hiệu quả hơn trong quy trình sản xuất. Trong quá trình đầu tư, chủ đầu tư cũng cần phải quan tâm đến các vấn đề như: bảo vệ môi trường; xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy nổ và chặt phá rừng; khai thác tài nguyên bừa bãi, đảm bảo sử dụng nguồn năng lượng một cách hợp lý…

FDI cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình vì sự bền vững của môi trường đối với nước nhận đầu tư. Trong đó, những mặt tích cực là: Thông thường các chủ dự án FDI có công nghệ sạch, áp dụng những chuẩn môi trường cao hơn so với yêu cầu của nước chủ nhà, do vậy có khả năng góp phần vào quá trình phát triển bền vững môi trường của nước chủ nhà. Tuy nhiên, quá trình tiến hành ĐTTTNN cũng chứa đựng những bất lợi tiềm tàng về môi trường sinh thái, chủ yếu tác động tới ba lĩnh vực: Gây ô nhiễm môi trường; Làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học. Do vậy, đạt bền vững môi trường là một mục tiêu quan trọng của hoạt động ĐTTTNN, cần được theo đuổi từ khâu lập chính sách, cơ chế khuyến khích, tới khâu quản lý thực hiện và thực hiện các dự án đầu tư.

Các tài liệu của Hội nghị về Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc đã đưa ra nhận xét là: Tuy những năm gần đây có hiện tượng gia tăng mạnh luồng ĐTTTNN trong các ngành công nghiệp nhạy cảm về ô nhiễm môi trường, nhưng điều đó không đồng nhất với việc gia tăng tác động xấu tới

môi trường, vì còn phụ thuộc vào hiệu quả quản lý mội trường và chuyển giao công nghệ sạch từ các Nhà đầu tư nước ngoài. Nghĩa là vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các công ty xuyên quốc gia có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình tạo lập tính bền vững môi trường của các dự án ĐTTTNN. Các chủ ĐTTTNN có thể là động lực cho việc phổ biến những giải pháp và công nghệ thân thiện môi trường, kể cả những giải pháp phòng ngừa ô nhiễm tại các nước đang phát triển. Tuy nhiên, sự đóng góp của các chủ dự án ĐTTTNN trong việc phát triển bền vững về môi trường lại phụ thuộc vào các yếu tố như: Chiến lược, cơ cấu và định hướng thị trường, các giải pháp công nghệ và môi trường; Các quy định pháp lý về môi trường của nước chủ nhà; Khả năng tiếp thu của nước chủ nhà (nguồn nhân lực có tay nghề, hạ tầng công nghệ…).

Như vậy, để thực hiện được phát triển bền vững các chủ ĐTTTNN phải được chia sẻ trách nhiệm, được khuyến khích và kiểm tra bởi các bên, đặc biệt là của chính phủ nước chủ nhà…

1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc về thu hút FDI vì phát triển bền vững và bài học đối với Việt Nam

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới đòi hỏi các nước đang phát triển phải mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước khác. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất giúp các nước này đạt được những thành tựu rực rỡ về phát triển kinh tế. Điều này được thể hiện rõ ở nhiều nước châu Á trong đó có Trung Quốc.

1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Từ 1979 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã tăng lên rất nhanh. Nếu mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vào năm 1979 mới đạt 3% thì đến giữa thập niên 90, tốc độ tăng trưởng đạt trên 10% và hiện duy trì ở mức trên 7%. Đạt được thành tựu kỳ diệu như vậy phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của FDI. Tính đến hết năm 2002, Trung Quốc có hơn 420.000 xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đóng góp ngày càng lớn cho thu nhập quốc dân, từ mức 3,1% năm 1980 lên 19,6% năm 1999 và tăng vọt lên mức 32,3% GDP vào năm 2000. Thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (1991 - 1995), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giá trị sản lượng công nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 95,6%, như vậy mỗi năm tăng lên gần gấp đôi, trong khi các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước chỉ tăng 7,1%, doanh nghiệp công nghiệp tập thể tăng 28%. Năm 1998, tổng giá trị sản lượng công nghiệp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 17,86% tổng giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước. Lượng vốn FDI đổ vào Trung Quốc ngày càng tăng: Năm 2002, Trung Quốc vượt qua Mỹ với dòng vốn FDI là 53 tỷ USD; Năm 2010 lượng vốn này đạt 105 tỷ USD; năm 2011 đạt hơn 106 tỷ USD.

Bên cạnh đó, kết quả xuất khẩu nổi bật của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngoại thương Trung Quốc. Các doanh nghiệp này có lợi thế hơn các doanh nghiệp trong nước trong việc xuất khẩu sản phẩm của mình, các lợi thế đó bao gồm: công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý và kiểm tra chất lượng tốt hơn, sản phẩm có danh tiếng hơn và có hệ thống tiêu thụ quốc tế rộng lớn hơn. Mức đóng góp gia tăng xuất khẩu của khu vực này năm 1988 là 18%, năm 1995 tăng lên 38,81% ; năm 1997 lên tới 42% và năm 2005 đạt 57%. Khu vực ĐTNN không chỉ thúc đẩy tăng trưởng tổng lượng xuất khẩu mà còn thúc đẩy việc

cải thiện cơ cấu và nâng cấp sản phẩm xuất khẩu. Tuyệt đại bộ phận sản phẩm xuất khẩu của khu vực này là sản phẩm công nghiệp, tỷ trọng trung bình các năm đều hơn 90%. Tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp chế biến tăng từ 74,4% năm 1990 lên 83,7% năm 1994, tỷ trọng sản phẩm sơ cấp hạ từ 22,5% xuống còn 16,3%, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm cơ điện tăng từ 17,9% lên 26,4%. Kết cấu hàng hoá ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc tham gia ngày càng sâu vào mậu dịch thế giới [21]

Có thể nói, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành bộ phận có sức sống nhất, là điểm tăng trưởng mạnh nhất trong nền kinh tế Trung Quốc những năm qua. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế Trung Quốc, trong tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hàng năm của Trung Quốc có khoảng 4-5% thuộc về tiền vốn bên ngoài, điều này có nghĩa là tiền vốn của thương gia nước ngoài chiếm khoảng 3% tổng số tiền vốn trong nước, đã đóng góp hơn 30% cho sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Sự phát triển của Trung Quốc trong những năm gần đây đã đem đến cho dân cư một cuộc sống mới. Điều đó được thể hiện trong động thái tiêu dùng : mức tiêu dùng, cơ cấu tiêu dùng cao hơn, chất lượng hơn. Ngoài ra nó còn có tác động đến nhiều mặt trong đời sống xã hội. Trước khi mở cửa, Trung Quốc là một nước chậm phát triển với thu nhập bình quân đầu người khu vực đô thị là 316 NDT, tích lũy đầu tư hầu như không có. Để có được nguồn vốn Trung Quốc đã áp dụng chính sách: Thắt lưng buộc bụng và mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài. Kể từ đó đến nay, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã bổ sung ngày càng lớn cho vốn đầu tư ở Trung Quốc, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên. Nếu như năm 1991 GDP bình quân đầu người (tính theo sức mua tương đương – PPP) là 888 USD thì năm 2010 đã tăng lên 6.786 USD. Số hộ nghèo khó cũng giảm đáng kể qua các năm. Năm 1978, Trung Quốc có 250 triệu dân số nghèo khó, qua nỗ lực trong nhiều năm qua,

tính theo mức chuẩn xóa đói giảm nghèo ở 1274 tệ cuối năm 2010, dân số nghèo khó của Trung Quốc đã giảm xuống tới 26,88 triệu người, đồng thời dẫn đầu thực hiện mục tiêu giảm thiểu một nửa dân số nghèo khó theo Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ Liên Hợp Quốc. Năm 2011, Trung ương quyết định lấy 2300 đồng Nhân dân tệ thu nhập ròng bình quân đầu người nông dân làm mức chuẩn xóa đói giảm nghèo cấp Quốc gia. Việc công bố mức chuẩn mới này đã khiến số lượng và diện che phủ dân số nghèo khó của Trung Quốc nâng từ 26,88 triệu năm 2010 lên tới 128 triệu người hiện nay. Điều này chứng tỏ Trung Quốc đã giải quyết vấn đề ấm no, sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc đã bước sang giai đoạn mới. Tuy nhiên, khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc ngày càng mở rộng. Kết quả cuộc điều tra do Ngân hàng Thương mại Trung Quốc và Công ty tư vấn đa quốc gia Bain & Company thực hiện cho thấy, số người Trung Quốc có hơn 10 triệu nhân dân tệ (NDT), hay 1,4 triệu USD, sẽ tăng lên 320.000 người trong năm 2009. Trong khi đó, các số liệu của Chính phủ Trung Quốc cho biết, năm ngoái hơn 40 triệu nông dân Trung Quốc sống lay lắt với thu nhập chưa tới 1.196 NDT/năm. Theo các nhà kinh tế Trung Quốc nếu tính theo tiêu chuẩn nghèo đói mà quốc tế áp dụng là thu nhập mỗi người 1 USD hoặc 6,83 NDT/ngày, số người nghèo của Trung Quốc có thể lên tới hơn 100 triệu, nghĩa là cứ 13 người Trung Quốc có một người bần cùng [36]

Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI tại nước này bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường vẫn còn tình trạng các doanh nghiệp gây ô nhiễm trầm trọng cho nền kinh tế Trung Quốc. Cùng với việc tự do hóa thương mại và tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài, môi trường cũng trở nên ô nhiễm đặc biệt là trong sản xuất, khai thác mỏ, khai thác đá và các ngành công nghiệp xây dựng. Vốn đầu tư nước ngoài đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự gia tăng của lượng khí thải CO2 và một số lượng lớn

FDI đã đem đến "ngành công nghiệp gây ô nhiễm" trong những thập kỷ qua ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, FDI đã làm cho Trung Quốc trở thành nơi "trú ẩn ô nhiễm" của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đó một phần do nước này vì muốn tăng thu hút FDI nên đã sử dụng những quy định tương đối lỏng lẻo về môi trường để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Khoảng 1/4 doanh nghiệp FDI ở Trung Quốc gây ô nhiễm cho ngành công nghiệp và 71,5% vốn FDI đầu tư trong các ngành công nghiệp sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế rất lớn những cũng là những ngành công nghiệp ô nhiễm chính. [16]

Như vậy, đối với Trung Quốc, FDI cũng có những tác động nhất định đến kinh tế cũng như đời sống xã hội của người dân nước này. Vì vậy, chính phủ nước này đã đưa ra hàng loạt các biện pháp nhằm cải thiện và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài như:

Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư: Trung Quốc thực hiện phân cấp, phân quyền, nâng cao quyền hạn nhiều hơn cho các tỉnh, thành phố, khu tự trị trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI. Nhà nước cho phép mỗi tỉnh, thành phố, khu tự trị có những đặc quyền trong quản lý, phê chuẩn dự án đầu tư…

Công khai các kế hoạch phát triển kinh tế: Trung Quốc thực hiện chính sách công bố rộng rãi và tập trung hướng dẫn đầu tư nước ngoài vào các vùng được khuyến khích phát triển như miền Tây và miền Trung. Đồng thời cũng xác định rõ lĩnh vực khuyến khích đầu tư như các dự án nông lâm nghư nghiệp, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp tập trung thu hút nhiều lao động địa phương.

Trung Quốc thể hiện sự quan tâm đến những quyền lợi và tạo lòng tin cho nhà đầu tư nước ngoài bằng cách thường xuyên bổ sung, sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài, đảm bảo tính thực thi nghiêm túc, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, ra Luật chống cạnh tranh không chính đáng... Những hoạt

động thanh tra trái phép, thu lệ phí hay áp đặt thuế sai quy định đối với các doanh nghiệp nước ngoài bị xử lý nghiêm khắc. Nhiều quy định được xóa bỏ để phù hợp với pháp luật kinh doanh quốc tế như tỷ lệ nội địa hóa, cân đối ngoại tệ. Phạm vi ngành nghề được phép đầu tư được mở rộng từ 186 lên đến 262 khoản mục được đầu tư.

Ở Trung Quốc, các dự án đầu tư vào đặc khu kinh tế, khu công nghệ cao sẽ được ưu đãi về thuế, các dự án đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn như miền Tây, miền Trung sẽ được thuê đất miễn phí, miễn thuế thu nhập trong vòng 10 năm...Trung Quốc cũng mở rộng các quy định về ngoại hối, vay ngoại tệ: Doanh nghiệp FDI được cấp giấy chứng nhận quản lý ngoại hối, mở tài khoản ngoại tệ, vay vốn từ các ngân hàng Trung Quốc nếu được bảo lãnh bởi các cổ đông nước ngoài. Ngoài ra, nước này còn cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước như các ngân hàng (ngoại trừ các doanh nghiệp đặc biệt quan trọng đến kinh tế và an ninh quốc gia).

Cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho việc buôn bán và giao lưu quốc tế luôn là yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư. Trung Quốc đã thấy được tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI từ yếu tố này. Chính vì vậy, nước này đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà xưởng, đường giao thông, viễn thông, dịch vụ...nhằm tạo môi trường hấp dẫn và dễ dàng cho các nhà đầu tư khi hoạt động trên đất nước mình.

Trung Quốc chú trọng xây dựng nhiều đặc khu kinh tế và các thành phố duyên hải. Tại các đặc khu này, Trung Quốc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, nhà ở, trường học, bệnh viện, trung tâm công cộng. Nhà nước cho phép điạ phương tự khai thác mọi khả năng để có vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, để khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình tái cơ cấu, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, nước này cũng rất chú

trọng đến phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao đặc biệt chú trọng giáo dục đại học.

Tuy nhiên, FDI cũng góp phần làm cho Trung Quốc phải đối mặt với nhiều nguy cơ về tăng trưởng nóng. Tăng trưởng kinh tế rất nhanh trong giai đoạn vừa qua có phần bị trả giá bởi tổn thất về tài nguyên thiên nhiên, sự xuống cấp của môi trường và gia tăng chênh lệch giữa các vùng cũng như làm trầm trọng hơn khoảng cách giàu nghèo và ô nhiễm môi trường ở quốc gia đông dân nhất thế giới này.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy nước này đã quan tâm đến vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách bền vững, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng còn nhiều hạn chế. Việt Nam cũng có thể học hỏi và rút ra một số bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc như:

Thứ nhất: Về quy hoạch

Chính phủ Trung Quốc đã ban hành các chính sách cơ bản để hoàn thiện cơ cấu sản xuất ngang bằng giữa các ngành và khu vực trong nước như: với chính sách phát triển ngành sản xuất thì trong từng giai đoạn, ban hành những hướng dẫn đầu tư đối với thương nhân nước ngoài và danh mục hướng dẫn về ngành sản xuất FDI; chính sách phát triển vùng lãnh thổ: Chính phủ

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững ở việt nam (Trang 44 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w