Cải thiện năng lực cạnh tranh giữa các vùng về thu hút FDI

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững ở việt nam (Trang 101 - 103)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.2.1 Cải thiện năng lực cạnh tranh giữa các vùng về thu hút FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của xã hội. Sự phát triển không cân đối giữa các vùng, miền nảy sinh những xung đột xã hội như: xung đột lợi ích giữa chủ và thợ, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài gây ra tình trạng mất đất và mất công ăn việc làm của nông dân. Vì vậy, để hạn chế các bất cập trên cần phải có những giải pháp nhất định đó là: điều tiết phân bổ FDI giữa các vùng, cải thiện sức cạnh tranh giữa các vùng về môi trường thu hút vốn FDI.

Một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên sự khác biệt giữa các vùng là sự chênh lệch về sức cạnh tranh thu hút vốn đầu tư. Vị trí địa lý, yếu tố tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, đặc điểm dân số ảnh hưởng đến chi phí lao động và do đó, đến năng suất lao động. Chính vì vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các địa phương là khác nhau, FDI chủ

yếu tập trung vào các thành phố có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa–Vũng Tàu, … dẫn đến sự chênh lệch trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để khắc phục tình trạng này, chính phủ cần phải có các giải pháp để điều tiết sự phân bổ vốn FDI theo lãnh thổ. Bao gồm các giải pháp về thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp. Các chính sách, biện pháp về hải quan, thương mại, lao động, đất đai, khoa học công nghệ,…cần được nghiên cứu và vận dụng nhằm nâng cao mức hấp dẫn FDI nói chung và ưu đãi khuyến khích thích đáng những vùng có điều kiện kém thuận lợi nói riêng. Hình thức ưu đãi bao gồm: miễn giảm thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển nhượng, thuế bản quyền chuyển giao công nghệ, …

Trong thời gian qua, ở một số địa phương đã có hàng loạt các biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh như: đơn giản hóa thủ tục hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, cắt giảm chi phí đầu tư,… Những tỉnh được đánh giá có chính quyền năng động, nắm vững và vận dụng chính sách qui định hiện hành, đồng thời vận dụng có nhiều sáng tạo trong cải thiện môi trường đầu tư là Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc,… Các giải pháp mà các tỉnh đưa ra là: ưu đãi về đất đai, hạ tầng, thuế, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp trên cơ sở thông tin minh bạch, tiếp cận nhanh chóng và hạn chế các yếu tố trực lợi, giảm chi phí không chính thức.

Chất lượng của công tác quy hoạch còn nhiều bất cập cũng ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI và sức cạnh tranh của từng vùng. Vì vậy, cần phải có công tác quản lý của Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một điều nữa là một số chính sách, luật pháp liên quan trực tiếp đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cũng cần phải có

những biện pháp thay đổi thích hợp để FDI đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện liên quan đến phạm vi điều chỉnh của các luật, quy định chuyên ngành như đất đai, quản lý ngoại hối, công nghệ môi trường, lao động, xuất nhập cảnh cũng cần phải được sửa đổi. Các vấn đề về xung đột xã hội phát sinh tại khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng cần được chú ý nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững ở việt nam (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w