Nhóm giải pháp thu hút FDI vì phát triển kinh tế bền vững

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững ở việt nam (Trang 97 - 99)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Nhóm giải pháp thu hút FDI vì phát triển kinh tế bền vững

3.3.1.1 Xây dựng và lựa chọn đối tác, tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư để thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế.

Việc lựa chọn đối tác đầu tư là vấn đề hết sức cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt. Với chủ trương đa phương hóa và đa dạng hóa các hình thức quan hệ, nếu luật Đầu tư nước ngoài hấp dẫn đương nhiên sẽ có nhiều loại đối tác vào đầu tư. Do vậy, việc lựa chọn đối tác cần chú ý hai vấn đề cơ bản:

Một là, lựa chọn đối tác đầu tư nước ngoài cần phải hướng trọng tâm lâu dài vào các công ty xuyên quốc gia thực thụ, bởi vì đó là nơi có nguồn vốn, nguồn kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, đồng thời ở đó mức độ đúng đắn, mức độ tin cậy trong quan hệ cũng cao hơn. Khả năng thu hút các công ty này là hiện thực, bở lẽ hiện nay nước ta đã mở rộng quan hệ với nhiều nước tư bản phát triển – nơi có nhiều công ty xuyên quốc gia và trên thực tế đã có nhiều công ty cỡ lớn thăm dò và đầu tư vào Việt Nam. Song chúng ta cần chuẩn bị chu đáo các điều kiện trong nước, nhất là cần có các đối tác mạnh. Điều này đòi hỏi phải nhanh chóng xây dựng các tập đoàn kinh tế. Đồng thời cần làm tốt công tác xúc tiến đầu tư thông qua việc tổ chức các diễn đàn, các hội chợ triển lãm và các công ty tư vấn đầu tư trong nước cũng như quốc tế.

Hai là, lựa chọn đối tác cho từng ngành, từng lĩnh vực.

Phương án tốt nhất là kêu gọi được các nhà đầu tư đầu đàn trong mỗi lĩnh vực, song trước mắt nếu không đạt được yêu cầu đó, vẫn cần tranh thủ cả những công ty nhỏ môi giới, rồi từng bước hướng tới mục tiêu trên.

Thông qua thông tin nhiều chiều, cần nắm chắc các đối tác và kịp thời sàng lọc cũng như có biện pháp đối phó với những nhà đầu tư có ý đồ xấu muốn phá hoại ngầm, hoặc không có khả năng thực thi các dự án mà chỉ là “buôn bán nước bọt”. Điều này là khó khăn nên chắc chắn không thể đòi hỏi cầu toàn, nhưng không thể buông lỏng.

Trong lựa chọn đối tác đầu tư. Cần ưu tiên chọn những đối tác doanh nghiệp FDI từ những nước phát triển có các chuẩn môi trường cao, nơi có qui định chặt chẽ về công tác môi trường. Những doanh nghiệp này, ngoài khả năng sử dụng các công nghệ sạch, thường áp dụng các biện pháp quản lý môi trường tốt hơn, còn có thể gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động FDI và nền kinh tế nước chủ nhà, đặc biệt là thông qua quá trình chuyển giao tri thức và công nghệ sạch cho các nhà thầu phụ địa phương. Cần thể chế hoá các công cụ kinh tế để khuyến khích doanh nghiệp FDI có thái độ thân thiện hơn với môi trường, nếu không doanh nghiệp chỉ thực hiện không vi phạm những qui định về tiêu chuẩn môi trường, mà không cố gắng tìm cách giảm tổng lượng chất thải và áp dụng các giải pháp phòng ngừa hiệu quả. Trong khâu cấp phép đầu tư, cần chú ý chỉ cấp phép cho các dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên nào có công nghệ cao, trình độ quản lý tốt và có uy tín, hạn chế tối đa việc cấp phép cho những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đầu tư vào Việt Nam như dự án sản xuất giấy, thép,… những dự án không phù hợp với quy hoạch phát triển của Việt Nam, tạo dư thừa công suất quá lớn mà khó có triển vọng khai thác sử dụng. Trong khâu quy hoạch đầu tư, cần phải quy hoạch theo tính toán tăng trưởng của thu nhập trong nước, sự phát triển FDI để tính ra dung lượng thị trường cho sản phẩm từ đó đưa ra một số lượng dự án hợp lý.

Một trong những yếu tố có tầm quan trọng trong lĩnh vực lựa chọn đối tác là lựa chọn ngay cả đối tác Việt Nam. Có nhiều lý do khách quan cũng

như chủ quan làm cho đối tác trong nước hiện đang ở tình trạng yếu kém về nhiều mặt. Do vậy cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cũng như cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước dưới nhiều hình thức (tuyển chọn, bồi đưỡng, cung cấp thông tin thị trường, đặc biệt là hệ thống các công ty tư vấn). Đối với đối tác trong nước, cần thí điểm xây dựng các tập đoàn kinh tế và hướng tới kinh doanh xuyên quốc gia. Đây là vấn đề lớn và mới mẻ đối với nước ta, song không thể chậm trễ và càng không thể bỏ qua vì không có tập đoàn mạnh thì sẽ không có đối tác tiềm lực để quan hệ và rơi vào thế bất lợi trong đàm phán, hợp tác. Hơn nữa, các tập đoàn mạnh cũng cần mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Chính việc hoạt động ở nước ngoài (khi đã đạt được trình độ tối thiểu) là bước thử thách lớn và là điều kiện để trưởng thành. Cũng chính do hoạt động quốc tế, đối tác Việt Nam sẽ có cơ hội tìm được bạn hàng như ý muốn.

Bên cạnh đó, để đảm bảo tính hấp dẫn của môi trường đầu tư cần kiên quyết thực hiện “một cửa” và quy định chặt chẽ thời gian tối đa giải quyết thủ tục xét duyệt dự án đầu tư (nên không quá 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đến khi quyết định). Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp gây phiền hà, nhận ăn hối lộ.

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững ở việt nam (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w