7. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy nước này đã quan tâm đến vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách bền vững, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng còn nhiều hạn chế. Việt Nam cũng có thể học hỏi và rút ra một số bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc như:
Thứ nhất: Về quy hoạch
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành các chính sách cơ bản để hoàn thiện cơ cấu sản xuất ngang bằng giữa các ngành và khu vực trong nước như: với chính sách phát triển ngành sản xuất thì trong từng giai đoạn, ban hành những hướng dẫn đầu tư đối với thương nhân nước ngoài và danh mục hướng dẫn về ngành sản xuất FDI; chính sách phát triển vùng lãnh thổ: Chính phủ Trung Quốc chủ yếu thông qua các biện pháp như thành lập khu kinh tế đặc biệt, khu phát triển khoa học kỹ thuật và mở cửa các thành phố ven biển, tạo điều kiện thuật lợi và tập trung thu hút FDI vào đó. Trọng điểm chiến lược phát triển kinh tế từng bước chuyển về phía tây. Ngoài ra, chính phủ đã đề ra chính sách nâng đỡ và hỗ trợ các tỉnh miền Tây. Đồng thời tích cực hướng dẫn các thương nhân nước ngoài đầu tư vào địa phương này bằng các biện pháp như: Ban hành danh mục ngành sản xuất ưu thế của miền Trung và miền
Tây kêu gọi thương nhân nước ngoài đầu tư. Đầu tư một cách thích đáng nguồn vốn tín dụng trong nước, các khoản vay chính phủ nước ngoài và các khoản vay ưu đãi của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế nhằm sử dụng chủ yếu vào xây dựng các công trình hạ tầng, công trình bảo vệ môi trường trọng điểm, các dự án thân thiện môi trường, ngành công nghiệp ít cácbon.
Thứ hai: Về cơ chế chính sách
* Chính sách ưu đãi về tín dụng đối với các doanh nghiệp FDI.
Chính phủ Trung Quốc tăng cường ban hành nhiều chính sách ưu đãi về khoản tín dụng như: Xí nghiệp đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc có nhu cầu về vốn sẽ được vay vốn về cơ bản áp dụng như các xí nghiệp của Trung Quốc; Cho phép xí nghiệp nước ngoài đầu tư dùng tài sản của họ ở hải ngoại để thế chấp vay vốn tại chi nhánh ngân hàng Trung Quốc ở nước ngoài; Các xí nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc nếu có đủ tiêu chuẩn được xin phép phát hành cổ phiếu; Căn cứ theo nguyên tắc chủ động và thoả đáng, Chính phủ Trung Quốc cung cấp sự bảo đảm về rủi ro chính trị, bảo hiểm về thực hiện hợp đồng, bảo hiểm về bảo lãnh đối với những hạng mục đầu tư trọng điểm trong các lĩnh vực công nghiệp sạch, giao thông mà chính phủ khuyến khích đầu tư.
* Hoàn thiện hệ thống pháp quy bảo vệ môi trường áp dụng chung cho doanh nghiệp trong nước và ngoài nước
Bên cạnh hệ thống chính sách thông thoáng đó là một hệ thống pháp luạt khá chặt chẽ về các tiêu chuẩn môi trường, thủ tục pháp lý đối với hoạt động đầu tư nước ngoài đã phần nào giúp nước này chắt lọc được những nguồn vốn FDI sạch đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Trong thời gian gần đây, do thấy được tác hại của ngành khai thác mỏ bất hợp pháp đã huỷ hoại đến môi trường nghiêm trọng, quốc gia này đã đưa ra các chính sách nhằm tăng cường giám sát, kiểm soát các ngành luyện và cắt giảm xuất khẩu
khoáng sản. Ngoài những chính sách gắn chặt với nền kinh tế trong quá trình thu hút FDI thì cũng phải kể đến nhân tố hết sức quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của quốc gia này đó là sự nhanh nhạy ứng phó với thời cuộc của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã giúp nước này trở thành cái máy hút FDI khổng lồ trên toàn thế giới ngay cả trong giai đoạn kinh tế thế giới khó khăn như hiện nay.
Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc cũng đã sớm thấy được ảnh hưởng xấu của dòng vốn FDI tới môi trường sống của dân cư và toàn xã hội. Do đó để nhìn nhận đúng sự phát triển bền vững của nền kinh tế, chính phủ nước Trung Quốc đã tiên phong trong việc tính toán chỉ số GDP xanh để có thể đánh giá đúng thực trạng tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và có những bước điều chỉnh phù hợp cho từng giai đoạn phát triển.
Nhìn chung, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong thực tế, khu vực kinh tế có vốn ĐTTTNN đã và đang giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế. Tuy nhiên, nếu Chính phủ các nước không có các biện pháp, chính sách để hướng khu vực này vào phát triển theo hướng bền vững thì rất dễ mang lại những tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế ở nước sở tại. Thậm chí, nhiều nước đã phải trả giá đắt cho sự phát triển của khu vực kinh tế có vốn ĐTTTNN. Chương tiếp theo sẽ đi sâu tìm hiểu về những tác động của khu vực kinh tế này đối với sự phát triển bền vững ở Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÌ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2012 2.1. Khái quát tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn
2001 – 2012.
Kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được hơn 20 năm. Trong giai đoạn từ 2001 đến 2012, thu hút FDI ở Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Vốn ĐTTTNN ngày càng đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
2.1.1 Quy mô vốn FDI
Trong giai đoạn này lượng vốn thu hút FDI đạt kết quả cao. Tính đến năm 2010 có khoảng 14.998 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép đăng ký đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 229913,7 triệu USD. Trong đó tổng số vốn thực hiện là 88945,5 triệu USD chiếm khoảng 34,6% vốn đăng ký.
Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép giai đoạn 2001-2011 Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*) Tổng số vốn thực hiện (Triệu đô la Mỹ) Tổng số 14998 229913,7 88945,5 2001 555 3142.8 2450.5 2002 808 2998.8 2591.0 2003 791 3191.2 2650.0 2004 811 4547.6 2852.5 2005 970 6839.8 3308.8 2006 987 12004.0 4100.1 2007 1544 21347.8 8030.0 2008 1557 71726.0 11500.0 2009 1208 23107.3 10000.0 2010 1237 19886.1 11000.0 2011 1186 15598,1 11000.0
(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.
Nguồn: Niêm giám Thống kê năm 2011
Qua bảng số liệu trên ta thấy giai đoạn 2001-2011 thu hút vốn FDI tăng khá cao. Nếu như năm 2001 chỉ có 555 với số vốn đăng ký 3142,8 triệu USD thì đến năm 2011 đã có khoảng 1186 dự án với số vốn đăng ký 15598,1 triệu USD. Năm đỉnh điểm của thu hút FDI là năm 2008 với 1208 dự án có tổng vốn đăng ký là 71726 triệu USD tuy nhiên vốn thực hiện chỉ đạt 11500 triệu USD chiếm 16,03% vốn đăng ký. Những năm đầu của giai đoạn này từ 2001- 2006 số dự án FDI không cao nhưng so với giai đoạn trước 1997-2000 thì đây được coi là giai đoạn phục hồi của thu hút FDI. Thời điểm này môi trường đầu tư cũng được cải thiện nhiều, qui mô vốn trong mỗi dự án không cao chỉ từ 3-7 tỷ USD, đến những năm sau này từ 2007 trở đi qui mô vốn bắt đầu tăng nhanh chóng lên đến hàng chục tỷ USD trên một dự án. Điều này chứng tỏ việc cải thiện môi trường đầu tư đã có nhiều bước tiến đáng kể.
2.1.2. Cơ cấu vốn đầu tư
Cơ cấu theo ngành có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bởi nó có tác động to lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. Qua số liệu thống kê cho thấy, vốn FDI thu hút chủ yếu là thuộc các lĩnh vực: Công nghiệp chế biến, tiếp sau đó là lĩnh vực dịch vụ, nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản. Đây cũng là cơ cấu kinh tế mà nước ta đang hướng tới trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế nước nhà.
Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2011)
STT Ngành nghề kinh doanh Số dự án Vốn đăng ký
(Triệu đô la Mỹ) (*)
Tổng số 13440 199078.9
1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 495 3264.5
2 Khai khoáng 71 3015.5
3 Công nghiệp chế biến, chế tạo 7661 94675.8
4 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hoà không khí 72 7391.6 5 Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý
rác thải, nước thải 27 2401.9
6 Xây dựng 852 10324.1
7 Bán buôn và bán lẻ; sử chữa ô tô, mô tô, xe
máy và xe có động cơ khác 690 2119.1
8 Vận tải, kho bãi 321 3256.8
9 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 319 10523.3
10 Thông tin và truyền thông 736 5709.5
11 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 75 1321.6 12 Hoạt động kinh doanh bất động sản 377 48155.9 13 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công
nghệ 1162 976.1
14 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 107 188.0
15 Giáo dục và đào tạo 154 359.2
16 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 76 1081.9
17 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 131 3602.6
18 Hoạt động khác 114 711.5
(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ vẫn là những ngành thu hút nhiều vốn FDI nhất trong cơ cấu kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến tính
đến hết năm 2011 thu hút 7661 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 94675.8 triệu USD, chiếm 59% số dự án và 48% tổng vốn đăng ký. Đây là ngành có sức hấp dẫn lớn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tiếp đến là ngành kinh doanh bất động sản, dù số dự án không nhiều nhưng lượng vốn đổ vào ngành này cũng chiếm khá cao với 48155.9 triệu USD chiếm 24% tổng vốn đăng ký. Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống cũng thu hút một lượng vốn khá lớn 10523.3 triệu USD với 319 dự án.
* Cơ cấu theo lãnh thổ
Trong giai đoạn này, hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam đã có sự hiện diện của dòng vốn FDI. Nhưng FDI chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế phía Nam và phía Bắc: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Những năm gần đây vốn FDI chảy vào một số địa phương mới và địa phương thuộc vùng kinh tế xã hội khó khăn như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Lào Cai, Sơn La, Bình Định, Phú Yên, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Quảng Bình, Đồng Tháp…
FDI thường tập trung ở những tỉnh thành phố có cở sở hạ tầng hoàn chỉnh, thủ tục hành chính thông thoáng và nguồn nhân lực có chất lượng tốt. Tại một số tỉnh thành phố, loại hình đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm 70% số dự án, đặc biệt là trong các khu chết xuất, khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn tập trung vào các thành phố lớn để hình thành cụm khu công nghiệp chuyên biệt: Khu công nghiệp dệt, khu công nghiệp điện tử ở Đồng Nai, khu công nghiệp đóng tàu ở thành phố Hồ Chí Minh và nhiều khu công nghiệp đa ngành khác. Ngoài ra, trong thời gian gần đây các nhà đầu tư cũng dần quan tâm đến các địa phương khác do một số nguyên nhân như: nhu cầu đầu ta tại các thành phố lớn gần như đã bão hoà; những dự án mang lại lợi nhuận cao càng giảm, các
địa phương khác những năm gần đây cũng đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn để mời gọi nhà đầu tư nước ngoài….
Hình 2.1: Cơ cấu FDI theo lãnh thổ từ 2001-2009
Nguồn: Niêm giám Thống kê 2011
2.1.3 Quy mô dự án FDI
Trong giai đoạn 2001 - 2011, Việt Nam đã thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, có những dự án lên tới hàng tỷ USD có tác động mạnh tới hàng loạt địa phương, hoặc ngành, lĩnh vực sản xuất. Có thể lấy ví dụ như dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn thép Vinashin Lion của nhà đầu tư Malaysia với tổng vốn đăng ký đầu tư 9,7 tỷ USD; dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn lọc hóa dầu Nghi Sơn của nhà đầu tư Nhật Bản với tổng vốn đầu tư 6,2 tỷ USD... Dòng vốn đăng ký vào lĩnh vực dịch vụ cũng gia tăng đột biến với sự xuất hiện của nhiều dự án lớn, như các dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn NewCity Việt Nam, tổng vốn đầu tư 4,3 tỷ USD; Công ty trách nhiệm hữu hạn Hồ Tràm, tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD; Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập
đoàn Bãi Biển Rồng, tổng vốn đầu tư 4,1 tỷ USD lần lượt của các nhà đầu tư Brunei, Canada, Hoa Kỳ. Nếu như năm 2001 ĐTNN vào lĩnh vực dịch vụ chỉ chiếm 7% tổng vốn đăng ký, thì đến cuối năm 2010, tỷ lệ này đã là 63%. Thực tế này rất đáng ghi nhận, bởi nó tạo ra sự dịch chuyển trong thu hút đầu tư theo cơ cấu ngành/lĩnh vực kinh tế theo hướng hiện đại là dịch vụ - công nghiệp và xây dựng - nông nghiệp. Mặt khác, các địa phương có dự án ĐTNN có điều kiện tăng tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng tới nguồn thu ngân sách và giá trị kinh tế cao hơn với từng sản phẩm.
Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư. Từ năm 2001 đến hết năm 2009 đã có 3.767 lượt dự án mở rộng quy mô, tăng vốn đầu tư với tổng vốn hơn 22,87 tỷ USD, tăng gấp 3,64 lần so với giai đoạn trước. Theo kết quả khảo sát thường niên của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam, có hơn 70% DN ĐTNN có kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất trong thời gian tới, thể hiện sự tin tưởng và an tâm của nhà ĐTNN vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Cũng trong thời gian trên, khoảng 65% dự án triển khai với mức thực hiện đạt hơn 47,9 tỷ USD, chiếm gần 32,5% tổng vốn đăng ký, trong đó vốn của bên nước ngoài đưa vào (gồm vốn góp và vốn vay) khoảng 39 tỷ USD, chiếm 81,5% tổng vốn thực hiện. Giai đoạn 2001-2005, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, đến giai đoạn 2006-2009 vốn thực hiện đạt 33,6 tỷ USD, cao gấp 2,35 lần so với 5 năm trước. Năm 2007 vốn FDI thực hiện đạt hơn 8 tỷ USD, tăng 96% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2007. Năm 2009, trong bối cảnh suy thoái, vốn giải ngân đạt 10 tỷ USD, bằng 87% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2010 và 2011 con số này vẫn tiếp tục tăng và đạt 11 tỷ USD ...[24]
2.2. Thành tựu của đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2012
2.2.1 FDI vì phát triển bền vững kinh tế
2.2.1.1 FDI với tăng trưởng kinh tế
* FDI có đóng góp quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2012
Khu vực FDI luôn giữ vai trò đầu tàu tăng trưởng. Tỷ lệ đóng góp của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trong GDP tăng dần qua các năm: Thời kỳ 2001-2005 là 14,5%, tăng lên 16,98% năm 2006, 17,96% năm 2007, 18,43% năm 2008 và 18,33% năm 2009 và năm 2010 là 18,72%, 2011: 19% thông qua đóng góp vào tổng mức đầu tư của xã hội.[7]