7. Kết cấu của luận văn
2.2.1 FDI vì phát triển bền vững kinh tế
2.2.1.1 FDI với tăng trưởng kinh tế
* FDI có đóng góp quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2012
Khu vực FDI luôn giữ vai trò đầu tàu tăng trưởng. Tỷ lệ đóng góp của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trong GDP tăng dần qua các năm: Thời kỳ 2001-2005 là 14,5%, tăng lên 16,98% năm 2006, 17,96% năm 2007, 18,43% năm 2008 và 18,33% năm 2009 và năm 2010 là 18,72%, 2011: 19% thông qua đóng góp vào tổng mức đầu tư của xã hội.[7]
Bảng 2.3:Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP (%)
Đơn vị: % Năm 200 1 200 2 200 3 200 4 200 5 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Khu vực nhà nước 39 39 38.4 39.1 39.2 38.4 35.9 35.5 35.1 33.7 33.03 Ngoà i khu vực nhà nước 47.7 48 48.7 46.4 45.6 45.7 46.1 46.0 3 46.5 47.5 48 FDI 13.3 13 13.8 14.5 15.2 16,9 8 17,9 6 18,4 3 18,3 3 18,72 18,97 Nguồn: Tổng cục Thốngkê
Tăng trưởng kinh tế là kết quả của việc tăng đầu tư trong nước và tăng đầu tư nước ngoài, trong đó có nguồn vốn mới đổ vào và của nguồn vốn đầu tư nước ngoài hoạt động. Tốc độ tăng trưởng GDP của lĩnh vực có vốn đầu tư
nước ngoài luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng đầu tư nhà nước và đầu tư tư nhân trong nước.
* FDI bổ sung nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế
Trong điều kiện bình thường, vốn đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng. Một nền kinh tế muốn đạt được tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường thì vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là yếu tố mang tính quyết định cho những mục tiêu đó. Vì vậy, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường. Một trong những điểm nghẽn lớn nhất của nước ta là cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nên đầu tư là hoạt động tạo ra và nâng cấp hạ tầng cơ sở, mở đường và làm nền tảng để phát triển sản xuất kinh doanh…
Cũng như các nước phát triển khác, nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế của Việt Nam cao hơn nhiều so với khả năng cung cấp vốn của nền kinh tế. Vì vậy, nguồn vốn FDI là nguồn vốn nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng. Từ năm 2001-2006, trung bình mỗi năm vốn FDI chiếm khoảng 22% tổng đầu tư xã hội. Cụ thể: Năm 2001 chiếm 22,6%, năm 2002 chiếm 25,3%, năm 2003 chiếm 31,1%, năm 2004 chiếm 37,7%, năm 2005 chiếm 38%, năm 2006 chiếm 38,1%, năm 2007 chiếm 38,5%, năm 2008 chiếm 35,2%, năm 2009 chiếm: 25,7% năm 2010 chiếm 25,8%, 2011 chiếm 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội [33, tr9-10].
Như vậy, FDI đóng góp phần vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội, đồng thời kích thích huy động vốn đầu tư trong nước. Vai trò tạo ra “cú hích” là rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn đầu khi mức tích lũy của nền kinh tế còn thấp.
Về vĩ mô, trong khi đầu tư nước ngoài tính theo tỷ lệ so với GDP tăng liên tục trong 20 năm qua nhưng nó cũng không làm cho nguồn vốn đầu tư trong nước bị thay thế hay giảm sút. Số liệu hình 2.2 cho thấy nguồn vốn đầu tư nước ngoài không gây ảnh hưởng xấu đến kết quả của hoạt động đầu tư trong nước.
Hình 2.2: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2006-2010 (Nghìn tỷ VNĐ)
Nguồn: Tổng cục Thốngkê
Về vi mô, FDI cũng tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong nước. Ở một số ngành có nhiều dự án nước ngoài được cấp phép như khách sạn, nước giải khát có gas, điện tử gia dụng, lắp ráp ôtô xe máy, tạo ra chênh lệch cung cầu khá lớn, tạo sức ép đối với sản xuất trong nước. Việc tăng cường cạnh tranh như vậy có thể buộc đối thủ trong nước chuyển đổi cơ cấu sang lĩnh vực kinh doanh khách có lợi thế hơn (thí dụ: Tribeco chuyển từ giải khát có gas sang giải khát hoa quả) hoặc công đoạn khác trong cùng lĩnh vực.
Trường hợp mua bán sát nhập có xảy ra nhưng không nhiều, một phần do chính sách phải có sự phê duyệt khi mua bán chuyển nhượng vốn và hạn chế phần vốn nước ngoài. Hiện nay qui định về việc này đã được nới lỏng và trong tương lai chính sách sẽ cho phép rộng rãi hơn việc mua lại các doanh nghiệp trong nước thì số lượng các trường hợp thâu tóm doanh nghiệp trong nước thông qua mua bán sát nhập sẽ tăng lên. Mặc dù thu hút được nhiều vốn FDI cho phát triển kinh tế, nhưng số lượng vốn thực hiện chưa cao. Cụ thể:
Bảng 2.4: Tình hình thu hút FDI giai đoạn 2006-2011
Đơn vị: Tỷ USD
2006 2007 2008 2009 2010 2011
Vốn đăng ký 12,0 21,34 64,0 23,1 18,6 14,7
Vốn thực hiện 4,1 8,03 11,5 10,0 11,5 11,0
Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Phát triển, tháng 8/2012
Bên cạnh đó, đầu tư từ các nước phát triển có nguồn vốn lớn như Nhật Bản, EU và Hồng Kông tăng chậm. Các dự án FDI chủ yếu được thực hiện từ các nước Châu Á nên tỷ lệ vốn đầu tư chưa cao.
2.2.1.2 FDI với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
FDI thúc đẩy việc hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Cơ cấu đầu tư nước ngoài thay đổi theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta theo hướng CNH, HĐH.
Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế có vốn ĐTTTNN cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tăng tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn ĐTTTNN trong ngành công nghiệp qua các năm: từ 23,79% năm 1991 lên 40% năm 2004, 41,64% năm 2010 và đạt 40,79% năm 2011[6].
Vai trò của đầu tư nước ngoài trong cơ cấu công nghiệp cả nước ngày càng được củng cố. Giá trị sản xuất của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước tăng dần, từ
25% năm 1995 lên 36,4% năm 2006 và 43,8% năm 2007. Con số này ngày càng tăng và lần lượt đạt: Năm 2008 tăng 16,8% so với năm 2007, năm 2009 tăng 8,1% so với 2008, năm 2010 tăng 17,2% so với 2009, 2011 tăng 15,8% [42]. Đặc biệt, một số địa phương như: Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… tỷ lệ này đạt từ 65 - 70% giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương.
FDI cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Cơ cấu đầu tư nước ngoài thay đổi theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng ngành nông nghiệp từ chỗ 80% vào năm 1988, đến năm 2011 chỉ còn 22%, công nghiệp - dịch vụ chiếm 78%. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực FDI luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Năm 1996, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực FDI là 21,7% trong khi tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước là 14,2%. Năm 2000, tốc độ này tương ứng là 21,8% và 17,5% ; năm 2005 là 21,2% và 17,1%; năm 2010 là 17,2% và 14,7%; năm 2011 15,8% và 12,7%.
Khu vực đầu tư nước ngoài đã góp phần tạo nên nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, làm tăng thêm đáng kể năng lực các ngành công nghiệp Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao trong những ngành công nghiệp chủ chốt: 100% dầu khí, 100% lắp ráp ô tô và điện tử dân dụng, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa; 60% sản lượng thép tấm; 28% sản lượng xi măng; 33% sản phẩm điện, điện tử; 76% thiết bị y tế…
Trước năm 1987, có VIETSO PETRO, đến nay có 48 hợp đồng thăm dò, khai thác, vốn cam kết hơn 4tỷ USD. Toàn bộ dự án này đều được thực hiện dưới hình thức là phía nước ngoài góp vốn và công nghệ, còn phía Việt Nam là tài nguyên. Đây là trường hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên trong ngành khai thác khoáng mở ra cho đầu tư nước ngoài và trong tương lai
vẫn là ngành hấp dẫn các nhà đầu tư. Tính đến tháng 7 năm 2009 các dự án ngành dầu khí có số vốn đăng ký cao nhất, đạt 3,8 tỷ USD. Các dự án đầu tư vào thăm dò, khai thác dầu khí thường có vốn thực hiện lớn hơn nhiều so với vốn cam kết tối thiểu ban đầu quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, thậm chí gấp hơn 2 lần [8].
- Ngành ô tô – xe máy – điện tử: Lắp ráp là chủ yếu. Yêu cầu nội địa hóa được chuyển thành các ưu đãi về thuế nhập khẩu, kết quả nội địa hóa chậm. Nhu cầu đầu tư rất lớn do thị trường được bảo hộ cao nhưng bị hạn chế không cấp phép.
- Công nghiệp nhẹ: FDI trong ngành này có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, đồng thời là động lực xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua như: May mặc, giầy da… Tuy nhiên, giá trị gia tăng tạo ra ít do đa số doanh nghiệp trong lĩnh vực này kể cả doanh nghiệp tư nhân đều chủ yếu là sản xuất gia công cho nước ngoài.
Thu hút FDI vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng là một trong những mục tiêu của Nhà nước từ khi ban hành Luật ĐTNN (1987). Tuy nhiên, trong những năm qua do nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chủ yếu là rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này nên vốn FDI vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản còn rất hạn chế.
FDI trong ngành này giảm rõ rệt đến mức thấp nhất (khoảng 2,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội). Khó khăn cơ bản là do đầu tư vào nông nghiệp phải sử dụng một diện tích đất khá lớn và khó khăn về cơ cấu là phương thức sản xuất nhỏ của nông dân. Bên cạnh đó còn do những thay đổi trong chủ trương chính sách kinh tế chung đã buộc các dự án phải chuyển hướng kinh doanh.
Giai đoạn 1988-1990 chiếm 21.6%; giai đoạn 1991-1995 chiếm 14.3%; giai đoạn 1996-2005 chiếm 3%, giai đoạn 2006-2011 chiếm khoảng 2%.
Khác với lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, dịch vụ có nhiều ngành nhạy cảm, thuộc danh mục đầu tư có điều kiện. Trong khi đó nước ta còn thiếu nhiều ngành dịch vụ, những ngành đã có thì chất lượng thấp, hình thức cung ứng thiếu đa dạng; có thể thu hút vốn nước ngoài rất lớn nếu như mở cửa hơn nữa.
Trong những năm qua, vốn đầu tư vào bất động sản, dịch vụ lưu trú và ăn uống là chủ yếu. Cụ thể: Lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư vốn FDI khoảng 8,8 tỉ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp mới (tổng vốn đầu tư là 4,9 tỉ USD) và 8 dự án tăng vốn (với số vốn tăng thêm là 3,8 tỉ USD). Lĩnh vực bất động sản đạt khoảng 7,6 tỉ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm, với nhiều dự án quy mô lớn được cấp phép như khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam..., vốn đầu tư vào văn hóa giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng các dịch vụ kinh doanh nhỏ rất ít nhưng lại tăng nhanh. Dự án dịch vụ tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ còn hạn chế. Dịch vụ xây dựng khu đô thị mới giảm đáng kể, xây dựng hạ tầng cho khu công nghiệp, khu chế xuất tăng nhanh.
2.2.1.3 FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ
Hoạt động FDI đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ công nghệ chung của nền kinh tế. Thông qua thu hút FDI, nhiều công nghệ mới đã được du nhập vào Việt Nam như: thiết kế, chế tạo máy biến thế, dây chuyền tự động lắp ráp hàng điện tử, thiết kế phần mềm…Sau khi Tập đoàn Intel đầu tư 1tỷ USD vào Việt Nam trong dự án sản xuất linh kiện điện tử cao cấp (năm 2006) và Tập đoàn Nidec của Nhật Bản đầu tư 1 tỷ USD vào lĩnh vực công nghệ cao tại thành phố Hồ Chí Minh (2006); đã gia tăng số lượng dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của khu vực ĐTTTNN tại Việt Nam.
Nhìn chung, trình độ công nghệ của FDI cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương với các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn ĐTNN áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ. Tuy nhiên, nguồn công nghệ chủ yếu là máy móc thiết bị đem vào trong nước chứ không phải được công ty mẹ chuyển giao. Theo điều tra của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM): 70% doanh nghiệp FDI ít khi tiếp cận với công nghệ do công ty mẹ chuyển giao và 36% cho rằng ý tưởng đổi mới công nghệ xuất phát từ thực tiễn sản xuất.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Phần lớn các trang thiết bị do các đối tác đầu tư đưa vào Việt Nam là đồng bộ, có trình độ bằng hoặc cao hơn các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và thuộc loại phổ cập của các nước công nghiệp trong khu vực. Một số thiết bị đã qua sử dụng đã được nâng cấp trước khi đưa vào Việt Nam. Hoạt động chuyển giao công nghệ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, kiểu dáng đẹp, chất lượng đạt tiêu chuẩn Việt Nam và đạt một số tiêu chuẩn quốc tế” [8]
2.2.1.4 FDI với thương mại quốc tế
Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, thời kỳ 2001 - 2005 là 57,8 tỷ USD, thì 2006 - 2010 là 154,9 tỷ USD, bằng 2,67 lần, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (kể cả dầu thô). Xuất khẩu của khu vực ĐTTTNN (kể cả dầu khí) trong năm 2011 đạt là 47,87 tỷ USD, tăng 40,3% và chiếm 49,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tốc độ tăng trưởng của khu vực FDI luôn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của cả nước.
So sánh với các nước khác (Singapo đầu tư nước ngoài đóng góp 72% tổng kim ngạch xuất khẩu, Mêhico chiếm 32%, Đài Loan chiếm 25.6%, Hàn Quốc chiếm 22.7%) thì Việt Nam thuộc loại trung bình.
Đặc biệt trong những ngành công nghiệp xuất khẩu chủ yếu, FDI có đóng góp đáng kể cho xã hội: dầu khí 100%, điện tử: 85%; da giầy 45%; may mặc 25%.... Thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản
phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, FDI hầu như không có vai trò gì trong xuất khẩu hàng nông sản. Trong lĩnh vực khách sạn và du lịch, ĐTTTNN đã tạo ra nhiều khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế 4, 5 sao cũng như các khu du lịch, nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế, góp phần gia tăng nhanh chóng xuất khẩu tại chỗ.
Ngoài việc trực tiếp đóng góp giá trị xuất khẩu, khu vực FDI còn góp phần quan trọng trong việc mở rộng thị trường, tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận thị trường thế giới.
So với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN giữ vai trò vượt trội trong hoạt động xuất khẩu.
Hộp 2.1: Xuất siêu thuộc về doanh nghiệp FDI Xuất siêu thuộc về doanh nghiệp FDI
Số liệu của Bộ Công thương cho biết, hết hai tháng đầu năm 2011, xuất khẩu hàng hóa của cả nước tăng hơn 40% so cùng kỳ 2010. Trong đó, đáng chú ý, xuất khẩu của doanh nghiệp FDI chiếm hơn 56% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.
Trong hai tháng đầu năm, xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 12,30 tỷ USD, Trong khi đó, tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu lên tới hơn 14 tỷ USD, so với