7. Kết cấu của luận văn
2.3.2.2 Chính sách điều tiết chưa hiệu quả
Kể từ khi ban hành lần đầu tiên vào năm 1987, Luật Đầu tư tnước ngoài đã được sửa đổi tới 4 lần vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000. Đến năm 2005, với việc ban hành luật đầu tư chung đã sáp nhập Luật Đầu tư nước ngoài với Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Qua 5 năm thi hành luật mới - được xem là đánh dấu phát triển đặc biệt của hệ thống pháp luật của Việt Nam, song đã sớm bộc lộ nhiều khiếm khuyết: Mục đích không rõ rằng, nhiều khái niệm mù mờ, không ít quy định trùng lặp, mâu thuẫn với chuyên ngành khác.
Vì nóng lòng tăng trưởng GDP, muốn có thứ hạng cao về chỉ số năng lực cạnh tranh, muốn có số thu ngân sách vượt trội, nên khi được phân cấp “làm việc” với các nhà FDI, cấp dưới đều háo hức trải thảm đỏ, đua nhau săn đón, đối đãi hậu hĩnh, chiều chuộng, chăm sóc hết lòng, hỗ trợ kịp thời, không chút ràng buộc, cũng chẳng tinh tường để ràng buộc và cũng chẳng bị ràng buộc bởi quy hoạch tổng thể quốc gia nên đã nhanh chóng bộc lộ những bất cập như một số dự án sân gold, cho thuê rừng, đào quặng...
Ngoài ra, một số luật, chính sách liên quan đến FDI cũng thay đổi nhiều. Nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện liên quan đến phạm vi điều chỉnh của các luật, quy định chuyên ngành như đất đai, quản lý ngoại hối, môi trường…chậm được sửa đổi. Việc thực thi pháp luật, chính sách có lúc còn chưa nghiêm túc; thủ tục hành chính ở các cấp, nhất là thủ tục sau Giấy phép (như thủ tục cấp đất, giải phóng mặt bằng, xây dựng, cấp visa..) chậm được cải tiến. Luật Lao động, việc thực hiện Luật Môi trường còn nhiều bất cập. Tình trạng thực hiện Luật Lao động chưa nghiêm túc được phát hiện như kéo dài thời gian lao động, không đóng BHXH… dẫn đến phản
ứng từ phía người lao động, đây chính là nguyên nhân của những cuộc đình công và rối loạn trật tự xã hội.