0
Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Định hướng thu hút FDI vì phát triển bền vững

Một phần của tài liệu THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÌ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM (Trang 94 -97 )

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Định hướng thu hút FDI vì phát triển bền vững

Quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong chỉ thị số 36- CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [2]

Kế thừa có chọn lọc các quan niệm về phát triển bền vững, Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra quan niệm: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” [22]. Quan điểm này được tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng: “Phát triển nhanh phải đi đôi với nâng cao tính bền vững, hai mặt tác động lẫn nhau, được thể hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô, ở cả tầm ngắn hạn và tầm dài hạn. Tăng trưởng về số lượng phải gắn liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế… phải gắn tăng trưởng với phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội… phải rất coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển” [27].

Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nhiều Chỉ thị, Nghị quyết khác của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và triển khai thực hiện, nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được tiến hành và thu được những kết quả

bước đầu; nhiều nội dung cơ bản về phát triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước.

Trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng ta khẳng định: tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tận dụng thời cơ tăng nhanh khả năng tiếp nhận, thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài [13]. Bên cạnh mục tiêu thu hút và sử dụng vốn đầu tư Đảng cũng rất quan tâm đến phát triển bền vững về kinh tế - xã hội. Điều này đã được thể hiện trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học [14]. Đồng thời, phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống [15].

Để thực hiện được những mục tiêu nêu trên, Đảng và Nhà nước đã đặt ra những định hướng cơ bản nhằm thúc đẩy hoạt động của khu vực FDI. Định hướng đó là:

Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dự án FDI. Nguồn vốn FDI là một phần quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Chất lượng và hiệu quả của các dự án FDI cần được xem xét dưới giác độ phù hợp với mục tiêu của Chiến lược kinh tế-xã hội của cả nước, của từng ngành, vùng lãnh thổ và địa phương, phải được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép coi là tiêu chí hàng đầu khi thẩm định dự án đầu tư.

Những vấn đề liên quan đến chất lượng và hiệu quả luôn phải được đặt ra khi thẩm định: Dự án FDI có phù hợp với quy hoạch ngành, định hướng phát triển của vùng lãnh thổ và của địa phương; Đưa lại lợi ích gì cho địa phương như thu ngân sách, chuyển giao công nghệ, hình thành đội ngũ lao

động có kỹ năng cao; Có làm tổn hại đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của cộng đồng dân cư. [26]

Về nguyên tắc, FDI không phải là bắt buộc đối với một quốc gia. Chính phủ các nước có quyền lựa chọn dự án và đối tác đầu tư một cách chủ động, từ chối cấp phép những dự án FDI không bảo đảm tiêu chuẩn lao động, tiền lương, không phù hợp với lợi ích cộng đồng, không bảo đảm an toàn toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên để xuất khẩu chứ không phải để chế biến làm gia tăng giá trị sản phẩm, dự án trồng rừng có liên quan đến an ninh quốc gia ở các vùng biên giới.

Các dự án FDI phải hướng tới phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế ít cacbon. Nhà nước đề ra định hướng thu hút FDI đối với ngành, lĩnh vực theo hướng phát triển bền vững, khuyến khích với các ưu đãi cao nhất đối với những dự án thân thiện môi trường, như năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, điện gió, xây dựng tòa cao ốc xanh và tiết kiệm năng lượng, công nghiệp hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường, dịch vụ có chất lượng cao, tạo ra phương thức sản xuất và kinh doanh mới.

Phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế ít các bon đòi hỏi khắt khe hơn đối với FDI, tránh hiện tượng một số nước lớn có ý đồ và trên thực tế đang tiến hành nhiều dự án khai thác tài nguyên, di dời sang nước ta các ngành công nghiệp không thân thiện với môi trường và phát thải nhiều khí các bon. Nếu không cảnh giác thì sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường.

FDI phải có sự cam kết chuyển giao công nghệ và lao động có kỹ năng cao. Trong tình hình mới, các cam kết về chuyển giao công nghệ cần được coi trọng hơn trong khi thẩm định dự án FDI, bởi vì mặc dù vốn đầu tư vẫn là một mục tiêu quan trọng thu hút FDI, nhưng để có chuyển biến về chất trong quá trình công nghiệp hóa thì công nghệ phải được ưu tiên. Đồng thời, đối với những ngành cần lao động có kỹ năng như công nghệ và dịch vụ cao thì thu

hú FDI cũng phải có sự cam kết về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để hình thành đội ngũ các nhà quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật ngang tầm khu vực và tiếp cận tầm quốc tế.

Một phần của tài liệu THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÌ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM (Trang 94 -97 )

×