Yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp phát triển cho vay DNNVV tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Thanh Trì” ppt (Trang 28 - 90)

4. Phòng Kế toán Ngân quỹ

1.3.4.2.Yếu tố bên trong

Chính sách cho vay. Chính sách cho vay là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động cho vay nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp trong phạm vi cho phép của những quy định của

NHNN Việt Nam. Chính sách cho vay bao gồm: chính sách khách hàng, chính sách qui mô và giới hạn cho vay, lãi suất và phí cho vay. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cho vay như nhu cầu của khách hàng. Khả năng sinh lời và rủi ro tiềm năng của khách hàng sẽ quyết định tính an toàn và sinh lời của hoạt động cho vay. Chính sách của Chính phủ và NHNN như chính sách ưu đãi, chính sách tỷ giá… Qui mô, kết cấu, tính ổn định của các khoản tiền gửi, khả năng vay mượn của ngân hàng, qui mô vốn chủ sở hữu… Chính vì vậy mà một chính sách cho vay mềm dẻo sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động cho vay và tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích cho vay, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.

Quy trình cho vay.Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cho vay. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cho vay cho đến khi chấm dứt quan hệ cho vay. Đây là quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó nhau. Quy trình cho vay của các ngân hàng về cơ bản nội dung tương tự nhau, tuy nhiên nội dung chi tiết lại có nhiều điểm khác biệt. Điều này phụ thuộc vào qui mô của từng ngân hàng, cấu trúc các loại cho vay, năng lực của đội ngũ nhân sự, mức độ ứng dụng công nghệ tin học. Một quy trình cho vay càng chặt chẽ bao nhiêu thì rủi ro tín dụng càng giảm bấy nhiêu tuy nhiên vẫn phải đảm bảo thủ tục nhanh gọn. Có rất nhiều DNNVV có nhu cầu vốn nhưng chính thủ tục rườm rà đã hạn chế DNNVV tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng.

Trình độ năng lực của cán bộ tín dụng. Hiện nay các ngân hàng rất chú trọng đến chính sách giao tiếp - khuếch trương, bởi vì sự giao tiếp của nhân viên với khách hàng tạo ra hình ảnh của ngân hàng, tạo ra sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng. Giao tiếp tốt sẽ bảo vệ lợi ích của ngân hàng. Chính vì vậy mà yêu cầu đối nhân viên hiện nay là sự tổng hợp của trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp, tin học, ngoại ngữ, trách nhiệm cao với công việc và tâm huyết với nghề. Nhất

là đối với cán bộ tín dụng thì khâu thẩm định là quan trọng nhất, một quyết định đúng sẽ giúp ngân hàng có thu nhập và tránh được rủi ro những quyết định mang tính cá nhân sẽ gây ra những tổn thất không thể lường trước được. Vì vậy, con người cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các DNNVV.

Cơ cấu nguồn vốn. Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm hai loại chính nếu phân chia theo hình thức sở hữu: Vốn của chủ ngân hàng và vốn nợ. Khác với nhiều loại hình doanh nghiệp, vốn của chủ ngân hàng thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, vốn nợ là nguồn chủ yếu của ngân hàng. Vốn nợ là tài nguyên chính của ngân hàng, chất lượng và số lượng của nó ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và số lượng các khoản cho vay và đầu tư. Chính vì vậy mà quy mô và cơ cấu vốn của ngân hàng cũng quyết định đến quy mô cho vay các doanh nghiệp nói chung và với DNNVV nói riêng.

1.3.4.2.2. Về phía DNNVV

Trình độ quản lý của DNNVV. Bối cảnh hiện nay của các DNNVV là công tác quản trị doanh nghiệp còn quá yếu kém. Không chỉ thiếu năng lực quản lý, các nguồn thông tin cần thiết về các chính sách mới của chính quyền, thông tin sản phẩm và thị trường đến những quy tắc chung khi hội nhập. Sự điều chỉnh năng lực quản lý trong thời gian qua chưa phù hợp với qui mô phát triển của doanh nghiệp là một điểm yếu lớn khi bước vào hội nhập kinh tế thế giới. Vẫn biết rằng quy mô nhỏ, nhà quản lý có thể nắm vững doanh nghiệp của mình, nhưng khi có điều kiện tích luỹ để phát triển lên quy mô lớn hơn thì đội ngũ quản trị doanh nghiệp đã không thể điều hành tốt công việc. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng khi ngân hàng quyết định cho các DNNVV vay vốn.

Phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV. Khi có nhu cầu vay vốn các doanh nghiệp đều phải lập một phương án sản xuất kinh doanh gửi đến ngân hàng đề nghị vay vốn. Phương án đó sẽ được chấp nhận nếu tính khả thi cao thể hiện ở việc doanh nghiệp sẽ thu được một khoản lợi nhuận cao, có một lượng vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và trả nợ ngân hàng. Trong phương án đó, ngân hàng sẽ đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp như mức độ lưu chuyển tiền tệ có

đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ đến hạn hay không, đánh giá giá trị thực tế tài sản đảm bảo nợ vay có đủ để thu hồi nếu trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Năng lực hoạt động của DNNVV. Năng lực tài chính là một trong những chỉ tiêu để ngân hàng quyết định có cho vay đối với doanh nghiệp hay không. Do đặc điểm của DNNVV vốn ít nên các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc kinh doanh, hơn nữa việc sử dụng vốn chưa mang lại hiệu quả cao từ đó ảnh hưởng đến công việc trả nợ, có thể ngân hàng không thu được hoặc thu không đúng hạn. Ngoài ra, xét duyệt mức cho vay đối với DNNVV dựa trên số vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, DNNVV sẽ không được phép vay vượt quá một tỷ lệ nhất định trên tổng số vốn mà doanh nghiệp đã đăng ký. Vì vậy mà cho vay các doanh nghiệp này sẽ gặp nhiều rủi ro hơn so với các doanh nghiệp lớn.

Kết luận chương 1: Trong chương 1, các khái niệm về hoạt động, đặc điểm cho vay của NHTM với doanh nghiệp đã được làm rõ. Thông qua việc phân tích những đặc điểm của DNNVV chúng ta có được cái nhìn tổng quan về loại hình doanh nghiệp này và vai trò của nó đối với nền kinh tế cũng như với các NHTM.

CHƯƠNG 2:THựC TRạNG cho vay DOANH NGHIệP NHỏ Và

VừA TạI NHNo & PTNT VN chi nhánh thanh trì

Mục tiêu của chương: Sau khi nghiên cứu các vấn đề chung về DNNVV và cho vay với loại hình doanh nghiệp này ở chương 1, chương 2 sẽ đi sâu phân tích thực trạng cho vay đối với DNNVV tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Thanh Trì nhằm thấy rõ những thuận lợi khó khăn cũng như cơ hội để mở rộng cho vay với loại hình doanh nghiệp này.

2.1. Khái quát về NHNo & PTNT VN chi nhánh Thanh Trì

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Trì

Ngày 13/5/1999 Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo & PTNT VN ký

quyết định số 232/ HĐQT- 02 thành lập NHNo & PTNT VN chi nhánh Thanh

Trì( Sau đây gọi tắt là chi nhánh, chi nhánh Thanh Trì) trên cơ sở sắp xếp lại

chi nhánh Thanh Trì hối đoái NHNo & PTNT I. Đây là mốc lịch sử quan

trọng đánh dấu sự ra đời của chi nhánh Thanh Trì. Sau đó, vào ngày

26/5/1999 Chủ tịch HĐQT đã ban hành quyết định số 235/ HĐQT- 02 phê chuẩn quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh Thanh Trì.

Chi nhánh Thanh Trì được thành lập với vai trò là Sở đầu mối duy

nhất cả về nội tệ và ngoại tệ của NHNo & PTNT VN, vừa thực hiện chức năng trực tiếp kinh doanh trên địa bàn, vừa được giao các nhiệm vụ theo lệnh

và theo uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo & PTNT VN. So với các chi

nhánh khác của hệ thống, chi nhánh Thanh Trì có nhiều thuận lợi để phát triển

và trở thành đơn vị lớn mạnh trong hệ thống NHNo & PTNT VN.

Trước hết, mô hình Sở đầu mối là mô hình hoàn toàn mới trong hệ

thống NHNo & PTNT VN, đặc biệt là đối với lĩnh vực kinh doanh đối ngoại. Trong khi NHNo & PTNT VN đã có cơ chế điều hành kinh doanh nội tệ được

hoạt động kinh doanh đối ngoại gắn với vai trò đầu mối của chi nhánh Thanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trì về thanh toán quốc tế, quản lý tài khoản NOSTRO và tài khoản điều hoà vốn. Sau khi chuyển trụ sở từ số 4 Phạm Ngọc Thạch về số 2 Láng Hạ, Ban giám đốc đã tập trung vào công tác tổ chức, xây dựng đề án thành lập các

phòng ban chuyên môn, ngày 22/4/1999 Tổng giám đốc đã ký quyết định số

242/ NHNo- 02 thành lập 6 phòng nghiệp vụ tại Sở kinh doanh hối đoái là: Phòng kinh doanh, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng kế toán- ngân quỹ, phòng SWIFT, phòng thanh toán quốc tế và phòng hành chính nhân sự và bổ nhiệm

các cán bộ điều hành.

Tháng 4/1999 Sở kinh doanh hối đoái thực hiện hạch toán vốn và quỹ của Trung tâm điều hành, bên cạnh đó chi nhánh Thanh Trì còn tiếp nhận điều chuyển vốn nội tệ. Từ tháng 5/1999 chi nhánh Thanh Trì bắt đầu nhận

bàn giao các nghiệp vụ quản lý, hạch toán các quỹ, vốn VND từ NHNo &

PTNT I.

Chi nhánh Thanh Trì hoạt động theo sự phân cấp uỷ quyền của

NHNo & PTNT VN về tổ chức cán bộ, về nghiệp vụ kinh doanh và tài chính. Tháng 6/1999 bắt đầu triển khai thực hiện các công việc đầu mối

thanh toán quốc tế và quản lý tài khoản theo quyết định số 234/ HĐQT- 08 ngày 25/5/1999 của Chủ tịch HĐQT, điều hành hoạt động kinh doanh ngoại

hối trong hệ thống NHNo & PTNT VN. Vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn,

tháng 7/1999 chi nhánh Thanh Trì đã hoàn tất mở cho mỗi chi nhánh một tài khoản điều hoà vốn ngoại tệ để hạch toán ngoại tệ vào, ra của chi nhánh và đã hoàn tất việc kết chuyển số dư tài khoản tiền gửi ngoại tệ của chi nhánh sang

tài khoản điều hoà vốn. Từ thời điểm này việc điều vốn USD cho các chi

nhánh bằng hình thức thông báo điều vốn trực tiếp theo từng món được thay

bằng cơ chế điều vốn tự động thông qua hạn mức kế hoạch tài khoản điều hoà vốn ngoại tệ do Tổng giám đốc duyệt.

Theo quyết định số 234/ HĐQT- 08, chi nhánh Thanh Trì là đầu mối

duy nhất về thanh toán quốc tế, tất cả các chi nhánh phát sinh nghiệp vụ thanh

toán quốc tế đều thực hiện qua Sở giao dịch, chi nhánh Thanh Trì là đầu mối

nhận điện và chuyển điện thanh toán quốc tế của các chi nhánh ra ngoài hệ

thống và ngược lại. Để thực hiện nhiệm vụ này chi nhánh Thanh Trì phải vận

hành và quản trị mạng SWIFT, TELEX duy trì và mở rộng quan hệ đại lý để đáp ứng nhu cầu về hoạt động thanh toán quốc tế và chi trả kiều hối của các

chi nhánh trong toàn hệ thống.

Cùng với việc thực hiện kinh doanh vốn VND trên thị trường liên ngân hàng, chi nhánh Thanh Trì cũng đã tiếp xúc và tăng cường các mối quan

hệ giao dịch với các NHTM quốc doanh khác để hỗ trợ về vốn thanh toán

trong những thời điểm khó khăn. Tháng 7/2000 NHNN bắt đầu triển khai

nghiệp vụ thị trường mở. NHNo & PTNT VN giao cho chi nhánh Thanh Trì tham gia với tư các là thành viên đầy đủ thực hiện giao dịch qua mạng vi tính.

Để chuyên môn hoá công tác kiểm tra, kiểm toán tháng 9/2000, chi

nhánh Thanh Trì thành lập phòng kiểm tra, kiểm toán. Công tác kiểm tra,

kiểm toán đã được ban lãnh đạo chi nhánh Thanh Trì chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ để đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, thông suốt.

Thực hiện theo quyết định số 195/ HĐQT- TCCB ngày 19/5/2004 của Chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT VN về chức năng, nhiệm vụ mới của Sở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giao dịch.

Tháng 1/2000 chi nhánh Thanh Trì thành lập phòng kinh doanh ngoại tệ, từng bước bổ sung đủ cán bộ điều hành các phòng. Đáp ứng nhu cầu

thanh toán quốc tế của toàn hệ thống năm 2002, chi nhánh Thanh Trì đã trao

đổi và thiết lập quan hệ với 749 ngân hàng đại lý ở 91 nước trên toàn thế giới. Đến năm 2007, chi nhánh Thanh Trì đã có quan hệ đại lý với 950 ngân hàng và 113 quốc gia, vùng lãnh thổ.

2. 1.2 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Chi nhánh Thanh Trì

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức.

Nguyên tắc tổ chức và điều hành:

- Chi nhánh Thanh Trì được điều hành bởi giám đốc.

- Điều hành phòng nghiệp vụ là trưởng phòng.

- Chi nhánh Thanh Trì chịu sự quản lý, kiểm tra của NHNo & PTNT

VN về tổ chức nhân sự, về nội dung hoạt động và chịu sự quản lý, thanh tra,

kiểm tra, giám sát của NHNN, của các cơ quan chức năng nhà nước khác có

thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Giám đốc chi nhánh Thanh Trì căn cứ vào mức độ công việc của

từng thời kỳ để bố trí các phòng nghiệp vụ có tính chất tương đồng cho phù hợp với yêu cầu điều hành của Sở giao dịch. Khi cần thành lập thêm phòng hoặc bộ phận nghiệp vụ khác tại chi nhánh Thanh Trì phải được chấp thuận

bằng văn bản của Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT VN. Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh:

Giám đốc Phó GĐ phụ Phó GĐ phụ Phó GĐ phụ trách Phòng Tín dụng Phòng kiểm tra kiểm toán nội Phòng Thanh toán Phòng kế hoạch nguồn vốn Phòng tổ chức Các phòng giao dịch Phòng hành chính nhân sự Phòng Kế toán

2.1.2.2 Nhiệm vụ của chi nhánh và nhiệm vụ của các phòng chức năng

2.1.2.2.1 Nhiệm vụ của chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Trì

1.Huy động vốn

a.Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh

toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước bằng Đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ.

b.Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và thực

hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT.

c.Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định

của NHNo&PTNT.

d.Được phép vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức Tài chính

trong nước theo quy định của NHNo&PTNT.

1) Cho vay

a. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngoại tệ với các tổ chức kinh tế.

b. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với

các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.

2) Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn, cho vay, mua, bán ngoại tệ,

thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý

ngoại hối của chính phủ, NHNN và NHNo&PTNT.

3) Kinh doanh dịch vụ ngân hàng khác: Thu, chi tiền mặt, mua bán

vàng, bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ tín dụng, két sắt, nhận cất giữ,

chiết khấu các loại giấy tờ có giá trị được bằng tiền, thẻ thanh toán, nhận uỷ

thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức và cá nhân trong và

ngoài nước, các dịch vụ Ngân hàng khác được NHNN và NHNo&PTNT cho phép.

4) Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh nội tệ đối với các chi nhánh

NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp phát triển cho vay DNNVV tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Thanh Trì” ppt (Trang 28 - 90)