Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp phát triển cho vay DNNVV tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Thanh Trì” ppt (Trang 62 - 64)

4. Phòng Kế toán Ngân quỹ

2.2.4.3.1. Về phía doanh nghiệp

Năng lực tài chính nội tại của doanh nghiệp còn yếu, các hệ số tài chính không đảm bảo theo yêu cầu của ngân hàng, không xác định rõ ràng được dòng tiền lưu chuyển bởi vậy không tính toán được đúng khả năng trả nợ trong tương lai. Các DNNVV chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp khác khiến cho doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, ứ đọng sản phẩm do đó việc trả nợ ngân hàng trở nên khó khăn. Hiện nay vẫn còn nhiều công ty không minh bạch trong các báo cáo tài chính, cung cấp số liệu phản ánh không trung thực tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gây khó khăn cho ngân hàng và sẽ gặp rủi ro rất lớn nếu ngân hàng không kiểm tra cẩn thận.

Trình độ xây dựng dự án, kế hoạch kinh doanh khả thi của các DNNVV

còn thấp để thuyết phục ngân hàng, đây cũng là một cản trở quan trọng cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay. Một số lớn các DNNVV lập phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư còn mang nặng tính chủ quan, áp đặt của lãnh đạo doanh nghiệp, hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần tuý. Nội dung của phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đôi khi được thiết lập sơ sài, bởi vậy thiếu thuyết phục ngân hàng khi xem xét thẩm định cho vay. Lý giải điều này là do yếu kém của bản thân chủ các DNNVV chậm trễ trong việc nắm bắt những thay đổi của thị trường, tuân thủ chính sách mới của Chính phủ và việc thiết lập chiến lược phát triển dài hạn. Không chỉ có vậy nhiều khi để cố gắng vay được vốn ngân hàng, các doanh nghiệp vạch ra những phương án kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu được vay mà họ không hề tính đến liệu phương án đó có hiệu quả hay không, có bù đắp chi phí bỏ ra hay không.

Các DNNVV không có đủ tài sản thế chấp cho khoản vay, hiện tại các DNNVV thường dùng đất đai nhà xưởng, dây chuyền máy móc thiết bị để thế chấp vay vốn ngân hàng nhưng thực tế là nhiều doanh nghiệp không có quyền sử dụng đất đai nhà xưởng vì đó là tài sản đi thuê, còn dây chuyền thiết bị đã lạc hậu nên có giá trị rất nhỏ và lại bị hao mòn theo thời gian. Mặt khác, việc định giá các tài sản thế chấp còn chưa hợp lý, chỉ bằng khoảng 50% hoặc thấp hơn giá trị thực tế của tài sản đó, số lượng vốn được vay còn thấp hơn nữa (chỉ khoảng 70% giá trị định giá). Nhiều doanh nghiệp, nhất là các công ty trách nhiệm hữu hạn, tài sản pháp nhân và tài sản cá nhân lẫn lộn, thiếu minh bạch nên ngân hàng rất khó thẩm định, đánh giá về năng lực thực sự của khách hàng. Hệ thống sổ sách kế toán, nội dung và phương

pháp hạch toán kế toán của doanh nghiệp thường không đầy đủ, chính xác và thiếu minh bạch.

Các DNNVV thườngkhông có đủ vốn tự có. Sở dĩ như vậy là vì với quy mô doanh nghiệp nhỏ, nguồn vốn ban đầu chủ yếu là huy động từ người thân và bạn bè. Một kênh huy động khác nữa là TTCK của Việt Nam nhưng để huy động được qua kênh này doanh nghiệp sẽ phải thoả mãn những yêu cầu hết sức khắt khe. Như vậy thiếu vốn tự có là một trong những trở ngại rất lớn khi tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.

Tâm lý ngại tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng, phần vì họ không hiểu

về cơ chế cho vay của ngân hàng và thiết lập thủ tục xin vay vốn của ngân hàng không đúng quy định mà ngân hàng yêu cầu, mặt khác tâm lý sợ thủ tục vay vốn của ngân hàng phức tạp, rườm rà, việc giải quyết cho vay của ngân hàng khó khăn làm chi phí giao dịch liên quan đến khoản vay cao thậm chí có cả tiêu cực phí cũng khiến các DNNVV đắn đo và chỉ chọn giải pháp đi vay khi không còn lựa chọn nào khác.

2.2.4.3.2. Về phía ngân hàng

Cơ cấu vốn của ngân hàng đáp ứng cho các DNNVV chủ yếu là vốn ngắn

hạn, phần vì vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn khó huy động hơn do tâm lý người dân chưa thực sự yên tâm gửi tiền vào ngân hàng bởi đồng tiền chưa thực sự ổn định, mặt khác để đảm bảo an toàn cho đồng vốn và quay vòng nhanh nên ngân hàng có xu hướng cho vay thời hạn ngắn.

Chi nhánh còn quá chặt chẽ trong xét duyệt cho vay vốn, với điều kiện tất cả các khoản vay đều phải có tài sản đảm bảo và mức đảm bảo tiền vay còn khá lớn, nhiều DNNVV xác định không thể đáp ứng được nên không lựa chọn kênh huy động vốn từ ngân hàng. Bên cạnh đó, hồ sơ và thủ tục vay vốn vẫn còn rắc rối nhất là đối với doanh nghiệp lần đầu đến thiết lập quan hệ tín dụng với ngân hàng.

Tiếp đến là trình độ của cán bộ thẩm định các phương án sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp, mặc dù trong những năm gần đây năng lực của cán bộ thẩm định cũng đã nâng cao nhưng cơ bản vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, rất nhiều chỉ tiêu trong dự án đầu tư của doanh nghiệp mà cán bộ thẩm định không hiểu hết.

Ngoài ra, Chi nhánh chưa chú trọng đến công tác Marketing, chưa đưa ra bước đi cụ thể để tiếp cận với khách hàng mục tiêu của mình. Chi nhánh vẫn chưa có một bộ phận chuyên trách quản lý nguồn thông tin khách hàng, tiến hành thu thập thông tin, đánh giá và phân loại khách hàng. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian ra quyết định và chất lượng của khoản cho vay đối với khách hàng.

Tâm lý của ngân hàng, còn ngại cho vay DNNVV nhất là khối tư nhân vay

vì lý do: Vấn đề hình sự hoá các quan hệ vay- nợ vẫn còn, các thị trường cho giao dịch bảo đảm còn kém phát triển, ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi cần hóa giá hoặc thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ nếu doanh nghiệp không trả được nợ. Trong khi đó bản thân các DNNVV cũng còn hạn chế về năng lực tài chính, kinh nghiệm kinh doanh, giao dịch quốc tế nên cũng chưa có độ tin cậy cao đối với ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp phát triển cho vay DNNVV tại NHNo & PTNT VN chi nhánh Thanh Trì” ppt (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)